Hôm nay,  

Một cái nhìn về thế giới sau chiến tranh Ukraine

29/05/202214:41:00(Xem: 2614)

Bình luận thời cuộc

world

 

Chiến tranh do Putin đem tới Ukraine hôm 24/02/22 sẽ khó tránh sẽ làm bùng vỡ cái trật tự của thế giới. Tức một thứ «big-bang địa chánh». Trước giờ Âu châu vẫn nghĩ mình đứng ở vòng ngoài cuộc tranh chấp Nga-Mỹ thì nay lại thấy mình đang ở ngay trung tâm. Và Tàu là nước nhờ tình hình này mà có lợi thế.

 

Khi Putin đánh chiếm Ukraine, theo ông Jean-Marie Gúehenno, nhà ngoại giao Pháp, tác giả quyển sách phân tích tình hình thế giới (Le premier XXIe siècle, Paris) là muốn lập lại một đế quốc Nga xây dựng trên một dự án bản sắc dân tộc Nga chớ không nhằm tái lập Liên-Xô, một tập hợp xây dựng trên một thứ ý thức hệ viển vông. Điều này thấy rõ khi Putin cực lực công kích Lénine đã làm sụp đổ đế chế Nga. Nhưng Putin không đạt được điều mong muốn bởi năm 1991, sau khi Liên-Xô sụp đổ, Ukraine chọn con đường độc lập trong lúc đó chỉ có một  thiểu số dân ở Crimée nói tiếng Nga chống lại. Khi  Ukraine chọn độc lập là chứng tỏ thực tế của một bản sắc Ukraine rõ ràng. Từ đó, mọi hành động của Nga ở Ukraine đều đi ngược lại quyền lợi của Ukraine, đều bị biến thành tinh thần yêu nước mãnh liệt chống Nga. Trước kia điều này không có. Ngày nay, nếu chẳng may, Putin có đánh thắng Ukraine bằng quân sự thì cũng sẽ khó cai trị được Ukraine nếu không áp dụng trở lại chế độ Stalin, ngay cả ở Nga nữa.

Theo tác giả Jean-Marie Gúehenno, cuộc chiến Ukraine sau cùng sẽ ảnh hưởng mạnh tâm lý dân chúng Nga ở tại Nga, dân chúng không phải là thứ «nhơn dân Liên-Xô» cũ, nhận thấy đúng sai/ phải trái để từ đó họ sẽ đồng lọat đứng lên lật đổ đại đế không ngai Putin. Thực tế ở Nga đang rầm rộ xảy ra những cuộc biểu tình của dân chúng chống Putin làm chiến tranh vô lý ở Ukraine, hàng ngàn con em của họ chết mà giấu giếm tin tức.

 

Nhưng chừng nào hạ bệ được Putin đây? Sau khi phải chịu bao nhiêu cực hình nữa?

 

Phải thay đổi thôi. Vì Nga nằm sát bên Âu châu Tự do Dân chủ. Ngày nay ít có dân tộc nước nào chấp nhận một chế độ độc tài ác ôn cai trị mình lâu dài. Trong lúc đó Putin một mình quyết định hết mọi việc lớn nhỏ. Những người bu chung quanh chỉ là một đám điềm chỉ, tay sai.  Ông ta ngày càng tự cô lập với dân chúng Nga, đất nước Nga. Với cả thực tế chánh trị Nga và thế giới. Một con người như vậy rất dễ bị quẫn trí và tính toán sai lầm. Rất nguy hiểm.

Ông Jean-Marie Gúehenno đề nghị thế giới, để sớm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, nên gia tăng trợ giúp Ukraine nhằm gây tổn thất cực nặng cho quân đội Nga để cho Putin thấy không còn chịu nổi sự tốn kém cho Nga mà kéo dài chiến tranh nữa. Và Âu châu từ nay phải thấy rõ vị trí thật của mình là ở trung tâm Âu châu và có vai trò quyết định vận mạng chung của Âu châu. Âu châu, dĩ nhiên với cả Anh quốc, sẽ có đủ khả năng trong vai trò chêt sống này.

 

Thế giới sau chiến tranh Ukraine

 

Nhiều người đều nghĩ rằng thế giới sau chiến tranh Ukraine sẽ không còn như hôm nay. Đại dịch Vũ Hán đã không ít làm thay đổi nếp kinh tế xã hội các nước trên thế giới. Một trật tự mới sẽ thành hình. Thực tế trước mắt, đời sống khó khăn, vật giá lạm phát phi mã, leo thang vùn vụt. Nhiều nhà kinh tế đã lớn tiếng báo động sẽ có không dưới 300 triệu người đói vào cuối năm nay vì thế giới thiếu lương thực do chiến tranh Ukraine gây ra.

 

Về ảnh hưởng trực tiếp chiến tranh Ukraine, theo nhà sử học và nhà báo Alexandre Adler (Chủ biên báo Le Courrier  Intrnatinal, nhiều ấn bản bằng ngôn ngữ khác nhau), thì bản đồ Âu châu sẽ khác đi. Cả Mỹ châu, Á châu, và Trung Đông nữa vì thế giới như hiện nay sẽ không còn nữa. Sau khi Putin xua quân tấn công Ukraine, dân Nga và Âu châu có xu hướng xích lại gần nhau và kết thúc sự liên kết Putin-Tập Cận Bình.

 

Theo nhà báo Adler, kẻ thay thế Putin đang từ từ hiển lộ ở Nga, và chiến tranh ở Ukraine sẽ dẫn tới sự sụp đổ đế chế Putin. Vì Putin vốn không phải thật sự là nhà chiến lược, nhà quân sự có tài, mà chỉ là một cựu công an KGB. Sau khi Liên-Xô sụp đổ, thế giới liền được tổ chức lại nhưng còn nhiều mặt chưa xong nên ngày nay mới xảy ra chiến tranh ở Ukraine!

 

Trước tiên, công cuộc phòng thủ Âu châu bị bỏ lửng từ nhiều năm qua, nhưng nay thì những nước như Phần Lan, Thụy Điển, Áo, Đức đều đã có thái độ quả quyết cho số phận mình và cả Âu châu. Nhà báo Alexandre Adler nói thêm cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc nhanh, luôn cả với số phận của Putin. Sau đó sẽ thành hình một liên minh lớn giữa Âu châu và Nga. Nhưng việc này dĩ nhiên khó tránh nhiều xung đột, chống đối. Thực tế, sự liên kết Âu châu và Nga đã có trên địa hạt không gian như giúp một phần ê-kíp Nga ở Baikonour dời qua Kourou ở Guyanne. Âu châu đã hiểu không  nên cô lập Nga vì cô lập sẽ làm cho Nga bị khủng hoảng và trở thành nguy hiểm.

 

Khi thật sự đã xích lại gần với Âu châu, Nga sẽ xa Bắc kinh và là lúc liên minh Tàu-Nga như hiện nay sẽ tan rã. Tàu lúc đó sẽ xoay qua bắt tay các nước Á châu. Như hợp tác với Nhật Bản, cùng vận động cho hai nước Triều Tiên tái thống nhứt. Còn Huê kỳ sẽ tập trung lo cho chính mình. Lo cho lục địa Mỹ châu. Khẩu hiệu sẽ là « Chúng ta hãy lo cho những vấn đề của chính chúng ta ». Biden đã sẵn sàng một thứ « chủ nghĩa Trump » (Trumpisme) với bộ mặt nhơn đạo, nghĩa là một sự tự cô lập mà không đụng chạm tới quyền lợi của kẻ khác. Huê kỳ sẽ tăng cường mối quan hệ với các quốc gia Nam Mỹ, nhứt là Brésil, và nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề phe cánh tội phạm ở Mexico. Ngoài những nước đặc biệt như Do Thái, Phi Luật Tân, Huê kỳ tìm cách  giải kết dần. Sẽ không còn trường hợp rót đô-la cho Ai Cập hoặc Đông Âu vì không còn thấy cần thiết nữa.

 

Nay Nga đánh chiếm Ukraine làm cho thế giới, gồm cả Trung Đông, biến động. Năm 1917, cũng Nga khi làm cuộc cách mạng cộng sản đã làm đảo lộn thế giới sâu xa. Người ta đang chứng kiến sẽ xuất hiện một thế liên kết mới giữa Do Thái với các nước vùng Vịnh. Do Thái và Saudi Arabia sẽ nhìn nhận vô điều kiện lẫn nhau, sẽ trao đổi đại sứ với nhau. Riêng dân Palestine sẽ thành lập quốc gia dưới sự bảo hộ của Saudi Arabia.

 

Thế giới sẽ khoác lên bộ mặt mới. Khi chiến tranh Ukraine kết thúc, Putin thua hay thắng, còn Putin hay không, thì tương lai thế giới cũng đang được định doạt từ bây giờ. Mối quan hệ của Ukraine với Nga sẽ như thế nào? Tương quan lực lượng với Nga sẽ thay đổi? Chiến tranh nóng chấm dứt nhường chỗ cho chiến tranh lạnh tiếp diễn?

 

Nói thế giới sẽ thay đổi khi chiến tranh Ukraine chấm dứt nhưng thế giới sẽ như thế nào? Sẽ đối xử với Putin như thế nào nếu ông ta còn sống và vẫn nắm quyền ở Moscou? Và nếu lúc đó không phải Putin nắm quyền ở Nga, ai sẽ nắm quyền cai trị một nước Nga suy sụp kinh tế vì chiến tranh nhưng vẫn là cường quốc nguyên tử, một lãnh thổ mênh mông của vùng Âu-Á?

 

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt với khối cộng sản sụp đổ, nay thế giới mới biết chiến tranh nóng xảy ra ngay ở Âu châu. Nhưng khi chiến tranh nóng Ukraine kết thúc, liệu sẽ có chiến tranh lạnh nối tiếp nữa không? Vì theo lịch sử, khi tái lập thế quân bình giữa các lực lượng thì sự ổn định mới bắt đầu.

 

-- Nguyễn thị Cỏ May

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.