Hôm nay,  

Liên minh bí mật lớn nhất mọi thời đại: Liên minh Thần Thánh giữa Mỹ-Vatican 1982

16/05/202209:31:00(Xem: 5762)

Lịch sử

daovan

Liên quan đến  tiêu đề về tình hình Ba Lan 1981-1988  phía Thư viện  Bộ Ngoại chưa giải mật, theo ghi chú của BNG: «Tập tài liệu này  chưa được phổ biến. Tình  trạng  hiện tại của tập tài liệu này còn " đang xem xét  hoặc chuẩn bị” cho phổ biến».  Để thay thế, phần trình bày tóm lược sau liên quan đến sự hợp tác  giữa Hoa Kỳ và Vatican vào thời gian này dựa vào thông cáo báo chí thời Chính Phủ Reagan về cuộc họp giữa TT Reagan và Giáo Hoàng ngày 7.6.1982,  và tóm lược bản tổng kết tình hình Ba Lan từ 1981- 1988 của tạp chí Time về đề tài " Liên Minh Thần Thánh - The Holy Alliance" giữa TT Reagan và Giáo Hoàng John Paul II. 

 

  CUỘC HỌP GIỮA TT. REGAN VÀ GH. JOHN PAUL II TẠI VATICAN 1982

 

Tóm lược  trích đoạn bản văn phổ biến trên thư viện Ronald Reagan  liên quan đến cuộc họp mặt giữa TT Reagan  với Giáo hoàng John Paul II tại Vatican  ngày 7.6.1982 - Một lĩnh vực đặc biệt mà hai bên cùng quan tâm là quốc gia Ba Lan - quê hương của Giáo hoàng. Trải qua nhiều thế kỷ nghịch cảnh, Ba Lan đã là một pháo đài của niềm tin và tự do trong trái tim của những người dũng cảm, ... Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho người dân Ba Lan nhiều  lương thực và hàng hóa thông qua các xứ đạo và các tổ chức tư nhân.   Chính điều kiện của thế giới ngày nay đòi hỏi một chính sách có tầm nhìn xa ủng hộ những điều kiện tất yếu của công lý và tự do, của chân lý và tình yêu, vốn là nền tảng của hòa bình lâu dài. Với niềm tin vào Chúa và niềm tin vào sự đoàn kết toàn cầu của con người, Hoa Kỳ sẽ tiến bước trong thời điểm quan trọng này để củng cố vị trí chính đáng của mình trong việc phục vụ hòa bình thế giới.[1]

 

 LIÊN MINH THẦN THÁNH  MỘT BÍ MẬT LỚN NHẤT MỌI THỜI ĐẠI.

 

Theo  tạp chí Time  năm 2001- Chỉ có Tổng thống Ronald Reagan và Giáo hoàng John Paul II có mặt trong Thư viện Vatican vào thứ Hai, ngày 7 tháng 6 năm 1982. Đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau, và họ đã nói chuyện trong 50 phút. Trong cùng tòa nhà Vatican, tại nơi phòng họp khác Hồng y Agostino Casaroli và Tổng giám mục Achille Silvestrini đã gặp Ngoại trưởng Alexander Haig và Thẩm phán William Clark, Cố vấn An ninh Quốc gia của Reagan.  "..."

 

TT  Reagan và Giáo hoàng đã dành vài phút để xem xét các sự kiện xả̉y ra ở Trung Đông.  Sau đó, họ thảo luận về  vấn đề thời sự tại  Ba Lan và sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu. Trong cuộc họp này, Reagan và Giáo hoàng đã đồng ý thực hiện một chiến dịch bí mật để đẩy nhanh tiến trình nhằm giải thể đế chế cộng sản.  Theo Richard Allen, Cố vấn An ninh Quốc gia đầu tiên của Reagan, chia sẻ: "Đây là một trong những liên minh bí mật lớn nhất mọi thời đại - This was one of the great secret alliances of all time."

 

Hoạt động tập trung vào Ba Lan, quốc gia đông dân nhất trong số các nước vệ tinh của Liên Xô ở Đông Âu và là nơi sinh trưởng của  Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Cả Giáo hoàng và Tổng thống đều tin rằng Ba Lan có thể tách ra khỏi quỹ đạo của Liên Xô một khi  Vatican và Hoa Kỳ cung cấp phương tiện để gây bất ổn cho chính phủ Ba Lan, và giữ cho nghiệp đoàn Đoàn kết  tồn tại hoạt động ngoài vòng pháp luật sau khi nhà nước ban bố thiết quân luật vào năm 1981.

 

Cho đến khi địa vị pháp lý của Solidarity được khôi phục vào năm 1989, tổ chức này đã phát triển ngấm ngầm, họ được cung cấp, nuôi dưỡng và cố vấn phần lớn bởi mạng lưới được thành lập dưới sự bảo trợ của Reagan và John Paul II. Hàng tấn thiết bị như máy fax (đầu tiên ở Ba Lan), máy in, điện thoại, radio sóng ngắn, máy quay video, máy photocopy, máy telex, máy tính, máy xử lý văn bản - được nhập lậu vào Ba Lan qua các đường dây bởi các linh mục thiết lập, bởi các điệp viên của Mỹ và  bởi các đại diện của AFL-CIO cùng với các phong trào lao động châu Âu. Tiền gửi cho nghiệp đoàn đến từ các quỹ của CIA, từ  Quỹ Quốc gia vì Dân chủ, và từ các tài khoản bí mật ở Vatican và các tổ chức công đoàn của phương Tây.

 

Lech Walesa và các nhà lãnh đạo khác của Tổ chức Đoàn kết đã nhận được các hướng dẫn có tầm chiến lược - thường được truyền đạt bởi các linh mục hoặc các chuyên gia lao động Mỹ và châu Âu làm việc bí mật ở Ba Lan - phản ánh kế hoạch  của Vatican và Chính quyền Reagan. Khi hiệu quả của cuộc kháng chiến ngày càng tăng, luồng thông tin được chuyển đến phương Tây nhiều như dòng nước chảy,  gồm các báo cáo về nội tình của chính phủ Ba Lan và nội dung các cuộc  liên lạc giữa Warsaw với Moscow.  Các tin tức không chỉ đến từ các linh mục mà còn từ các gián điệp trong chính phủ Ba Lan.

 

• Chống đối hiệp ước Yalta

 

Theo các phụ tá chia sẻ quan điểm của các nhà lãnh đạo trên thế giới, Reagan và John Paul II đã từ chối chấp nhận một thực tế chính trị về  sự phân chia châu Âu theo quy ước  tại Yalta và sự thống trị của cộng sản ở Đông Âu. Họ tin rằng một Ba Lan tự do, không cộng sản, sẽ là một con dao đâm vào trái tim của đế chế Xô Viết; và nếu Ba Lan trở thành dân chủ, các quốc gia Đông Âu khác sẽ làm theo.

 

Reagan nói "Cả hai chúng tôi đều cảm thấy rằng một sai lầm lớn đang  diễn ra  tại Yalta và một điều gì đó cần được thực hiện". Công đoàn Đoàn kết là vũ khí chính để mang lại điều này, bởi vì nó là một tổ chức của những người lao động tại Ba Lan." Không có gì hoàn toàn giống như Đoàn kết từng tồn tại ở Đông Âu", Reagan lưu ý, nói thêm rằng nghiệp đoàn công nhân "đi ngược lại với bất cứ điều gì mà Liên Xô muốn hoặc những người cộng sản(ở Ba Lan) mong muốn".

 

Theo các nhà lãnh đạo của  Công đoàn Đoàn kết, Walesa và các phụ tá của ông đều biết rằng cả Reagan và John Paul II đều cam kết cho sự tồn tại của CĐ Đoàn kết.  Wojciech Adamiecki, người tổ chức và biên tập cho các tờ báo Đoàn kết hoạt động bí mật  và hiện (1992)  là cố vấn tại đại sứ quán Ba Lan ở Washington cho biết: “Chính thức là tôi không biết giáo hội đang làm việc với Hoa Kỳ."  Chúng tôi được biết Đức Giáo hoàng đã cảnh báo Liên Xô rằng nếu họ đưa quân vào Ba Lan, ông ta sẽ bay đến Ba Lan và ở lại với người dân Ba Lan. Giáo hội là nguồn hỗ trợ chính, hoạt động  nửa công khai, nửa bí mật. Công khai trong phạm vi viện trợ nhân đạo - chẳng hạn như thực phẩm, tiền bạc, thuốc men, tổ chức các cuộc tư vấn của bác sĩ được thực hiện trong nhà thờ - và bí mật hỗ trợ các hoạt động chính trị: phân phối máy in các loại, cung cấp địa điểm  để tổ chức các cuộc họp ngầm, tổ chức các cuộc biểu tình đặc biệt. 

 

 • Lẽ phải sẽ chiến thắng

 

Tại cuộc gặp đầu tiên, Reagan và John Paul II đã thảo luận về một điểm chung khác: cả hai đều sống sót sau các vụ ám sát chỉ cách nhau sáu tuần vào năm 1981, và cả hai đều tin rằng Chúa đã cứu họ vì một nhiệm vụ đặc biệt. Một người bạn thân của Ronald Reagan nói với tôi rằng Tổng thống đã nói: 'Hãy nhìn xem thế lực tà ác đã cản đường chúng ta như thế nào và Chúa đã can thiệp như thế nào,” câu chuyện được  Hồng Y Pio Cardinal Laghi, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington kể lại. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Clark, Giáo hoàng và Reagan đề cập đến sự thật "kỳ diệu" rằng họ đã sống sót. Clark cho biết cả hai chia sẻ " cùng có chung quan điểm cả về  tâm linh lẫn tầm nhìn về đế chế Liên Xô: rằng lẽ phải và sự sửa sai  sẽ chiếm ưu thế trong Liên minh Thần thánh.

Đô đốc Bobby Inman, cựu phó giám đốc CIA, cho biết: “Reagan có  quan điểm rất đơn giản và vững vàng. "Đó là một quan điểm xác đáng rằng ông ấy đã tiên liệu về sự sụp đổ (của chủ nghĩa cộng sản) đang đến và ông ấy đã thúc đẩy  cho nó sụp đổ luôn." Trong nửa đầu năm 1982, một chiến lược gồm 5 phần được thực hiện vào mục đích dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Liên Xô, phá vỡ các mối quan hệ ràng buộc Hoa Kỳ với các quốc gia vệ tinh của họ trong Hiệp ước Warsaw và buộc cải cách bên trong đế chế Liên Xô.

 

• Các yếu tố của chiến lược

 

- Việc xây dựng quốc phòng của Hoa Kỳ đã và đang được tiến hành, nhằm mục đích làm cho Liên Xô sẽ rất tốn kém khi cạnh tranh quân sự với Sáng kiến Pḥng thủ Chiến lược của Reagan tại Hoa Kỳ - và Chiến tranh giữa các vì sao - đã trở thành trọng tâm của chiến lược.

- Đẩy mạnh các hoạt động nhằm khuyến khích các phong trào thực hiện các cuộc cải cách ở Hungary, Tiệp Khắc và Ba Lan.

- Viện trợ tài chính cho các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw  tùy theo mức độ để họ sẵn sàng bảo vệ nhân quyền và thực hiện các cải cách chính trị và thị trường tự do.


- Sự cô lập về kinh tế với  Liên Xô và  giới hạn  công nghệ của phương Tây và Nhật Bản vào Moscow. Chính quyền tập trung vào việc từ chối nguồn tiền tệ chính, thứ mà USSR hy vọng sẽ nhận trong thế kỷ 21 gồm: lợi nhuận từ một đường ống khí đốt xuyên lục địa cung cấp cho Tây Âu. Đường ống dài 3.600 dặm, trải dài từ Siberia đến Pháp, được khai trương vào ngày 1 tháng 1 năm 1984, nhưng ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với mong đợi của Liên Xô.

- Tăng cường sử dụng Đài Tự do, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Châu Âu Tự do để truyền tải các thông điệp của Chính quyền địa phương  tới các dân tộc khắp Đông Âu.

Tuy nhiên, vào năm 1982, cả Reagan và Giáo hoàng đều không thể đoán trước được việc Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo Liên Xô, cha đẻ của  chương trình cởi mở/ glasnost và cải cách/perestroika; những nỗ lực của ông ta trong việc cải cách đã xóa bỏ sự kiểm soát quần chúng,  dẫn đến sự tan rã của Liên Xô . Một quan chức Hoa Kỳ nhận xét rằng liên minh Washington -Vatican "không gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản". "  Nhưng Giáo hoàng và Tổng thống Reagan may mắn đã khai thác các sức mạnh của lịch sử áp dụng vào  mục đích của họ, giống như cách hành xử của tất cả các nhà lãnh đạo vĩ đại."

 

• Sự sụp đổ

 

Chiến dịch của Washington và Vatican  đề xuất nhằm giữ cho Công đoàn tồn tại, và  chiến dịch được khởi động ngay sau khi Tướng Jaruzelski tuyên bố thiết quân luật vào ngày 13 tháng 12 năm 1981. Trong những giờ phút đen tối đó, liên lạc của Ba Lan với thế giới phi cộng sản đã bị gián đoạn; 6.000 lãnh đạo của Tổ chức Đoàn kết đã bị bắt giam; hàng trăm người bị buộc tội phản quốc, phạm tội lật đổ và phản cách mạng; chín người bị giết; và Công đoàn đã bị cấm hoạt động. Nhưng hàng ngàn người khác đã trốn, nhiều người lẩn trốn vào các  nhà thờ, nhà xứ, tìm kiếm sự bảo vệ từ các linh mục. Phía  nhà chức trách đã bắt giữ Walesa và giam giữ anh ta tại nơi hẻo lánh trong một  căn nhà  dùng cho người đi  săn bắn nghỉ ngơi.


Ngay sau khi lực lượng an ninh Ba Lan tiến vào các đường phố, Reagan đã gọi điện cho Giáo hoàng để chia sẻ tin tức. Tại một loạt cuộc họp sau đó, Reagan đã thảo luận về các lựa chọn của mình. Cựu Ngoại trưởng Haig nhớ lại: “Chúng tôi đã có một cuộc tranh cãi gay cấn trong Nội các và Hội đồng An ninh Quốc gia về việc đưa ra các biện pháp chống lại."  Họ cho rằng nếu dùng biện pháp trừng phạt có thể sẽ ảnh hưởng đến Ba Lan , còn nếu dùng biện pháp cứng rắn có nguy cơ tạo ra một tình huống khác như Hungary năm 1956 hoặc Tiệp Khắc vào năm 1968.


Haig cử Đại sứ Walters, một người sùng đạo Công giáo, đến gặp Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Walters đến Rome ngay sau đó, và gặp riêng với Giáo hoàng và với Hồng y Casaroli, ngoại trưởng Vatican. Cả hai bên thống nhất  rằng ngọn lửa Đoàn kết không thể bị  dập tắt, và rằng Liên Xô phải trở thành trọng tâm của một chiến dịch cô lập quốc tế, và  riêng với  Ba Lan phải  tạo  áp lực  về kinh tế và tinh thần đối với chính phủ.


Theo các nguồn tin tình báo Hoa Kỳ, Giáo hoàng đã khuyên Walesa thông qua các kênh của nhà thờ về  phong trào của ông ta cần hoạt động trong bí mật, và chuyển lời tới 10 triệu thành viên của Công đoàn Đoàn kết  nhắn nhủ tránh không xuống đường vì sẽ tạo ra nguy cơ kích động thành viên Hiệp ước Warsaw can thiệp hoặc gây ra nội chiến với lực lượng an ninh của Ba Lan.  Vì những người cộng sản đã cắt đường dây điện thoại trực tiếp giữa Ba Lan và Vatican, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã liên lạc với  Hồng Y Jozef Glemp ở Warsaw qua đài phát thanh. Ông cũng cử các phái viên của mình đến Ba Lan để quan sát tình hình tại chỗ. Haig nói: “Thông tin của Vatican hoàn toàn tốt hơn và nhanh hơn của chúng tôi về mọi mặt.  Mặc dù chúng tôi đã có một số nguồn tuyệt vời của riêng mình, nhưng thông tin của chúng tôi mất quá nhiều thời gian để sàng lọc bởi qui định của cơ quan tình báo."

Trong những giờ đầu tiên của cuộc khủng hoảng, Reagan đã ra lệnh rằng Giáo hoàng phải nhận được tin  tức tình báo liên quan của Mỹ càng nhanh càng tốt, bao gồm cả thông tin từ  một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan, người đang bí mật thực hiện các  báo cáo gửi đến cho CIA. Washington cũng đã chuyển đến cho Vatican các báo cáo và phân tích từ Đại tá Ryszard Kuklinski, một thành viên cao cấp của bộ tổng tham mưu Ba Lan, người cung cấp  tin tức cho CIA cho đến tháng 11 năm 1981.  Sau đó, vì sự an toàn nên phải bí mật  đưa viên Đại tá này ra khỏi Ba Lan,  sau khi ông ta cảnh báo rằng Liên Xô đã chuẩn bị sẵn sàng gửi quân xâm lược nếu chính phủ Ba Lan không áp đặt lệnh thiết quân luật. Đại tá Kuklinski đã đưa ra một cảnh báo tương tự về  hành động quân sự của Liên Xô vào cuối năm 1980, khiến chính quyền sắp mãn nhiệm Carter gửi thông điệp bí mật cho Leonid Brezhnev rằng nếu cuộc xâm lược xảy ra thì cái  giá phải trả là Mỹ sẽ  bán vũ khí tối tân của Mỹ cho Trung Quốc. Lần này, Kuklinski báo cáo với Washington rằng Brezhnev đã trở nên mất kiên nhẫn hơn, và trong năm này mùa màng thảm hại  thu hoạch kém,  có nghĩa là Điện Kremlin không cần các  đơn vị cơ giới  để  thu hoạch nông sản, và thay vào đó dùng các đơn vị này vào  cuộc xâm lược. Reagan nói: “ Bất cứ điều gì chúng tôi ghi  nhận,  đều thông báo đến Vatican ngay lập tức, vì  chúng tôi nghĩ rằng  Giáo hoàng có thể chưa  biết".

 

 • Giám đốc CIA và đội ngũ viên chức Công giáo gốc Ba lan


Những người đóng vai trò quan trọng trong chính quyền đều là những người Công giáo  sùng đạo - Giám đốc CIA William Casey, Allen, Clark, Haig, Walters và William Wilson, đại sứ đầu tiên của Reagan tại Vatican. Họ coi mối quan hệ Hoa Kỳ-Vatican như một liên minh thần thánh: gồm sức mạnh tinh thần của Giáo hoàng và giáo lý của giáo hội kết hợp với chủ nghĩa chống cộng quyết liệt cùng với quan niệm về nền dân chủ của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, sứ mệnh sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ đầy đủ của Reagan, người luôn tin tưởng nhiệt thành vào cả những lợi ích và đáp ứng thực tế của mối quan hệ Washington và Vatican. Reagan nói, một trong những mục tiêu đầu tiên của ông với tư cách là Tổng thống là công nhận Vatican là một nhà nước "và biến họ thành một đồng minh - and make them an ally."


Theo Đô đốc John Poindexter, Phụ tá  quân sự của Cố vấn An ninh Quốc gia cho hay, khi lệnh thiết quân luật được ban hành ở Ba Lan, Reagan tin rằng những người cộng sản đã thực hiện một tính toán sai lầm lớn: thời gian 16 tháng trước đã cho phép Công đoàn Đoàn kết hoạt động công khai nay lại bị đàn áp, qua hành động này chính phủ Ba Lan tạo sự  xa lánh với những người đồng bào của mình bằng cách cố gắng làm tê liệt phong trào lao động và, quan trọng nhất, đã đẩy giáo hội nhiều  quyền lực vào cuộc xung đột trực tiếp với chế độ Ba Lan. Reagan nói: “Tôi không nghĩ rằng điều này (quyết định áp đặt thiết quân luật và phá vỡ Công đoàn Đoàn kết) có thể tồn tại được, vì lịch sử của Ba Lan và khía cạnh tôn giáo và vì  nhiều yếu tố khác” Reagan nói. Hồng y Casaroli nói: "Có một sự trùng hợp thực sự về lợi ích giữa Hoa Kỳ và Vatican."

Reagan, Casey và Clark, với sự góp ý kiến  của Giáo hoàng  Gioan Phaolô II đã đưa ra các quyết định quan trọng về việc viện trợ cho Công đoàn Đoàn kết và đưa ra các biện pháp đối phó với chính phủ Ba Lan và Liên Xô. Richard Pipes, học giả bảo thủ gốc Ba Lan, người đứng đầu văn phòng  Liên Xô và Đông Âu thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia/HĐANQG, cho biết: “Reagan hiểu khá rõ những điều này, kể cả khía cạnh bí mật". Tổng thống nói  hệ thống Xô Viết dẫn đến sự tồi bại, không phải là nhân dân, cho nên chúng ta, bằng mọi cách, phải làm thế nào giúp đỡ dân chúng , và phải làm mọi thứ có thể để giúp những người trong Công đoàn Đoàn kết đang đấu tranh cho tự do sớm tiến đến thành công. 


Ngay  trong những ngày đầu tiên sau khi ban bố tình trạng thiết quân luật ở Ba Lan và - giống như ở Trung Mỹ - Ông  Casey đã trở thành kiến trúc sư chính đối với  chính sách về Ba Lan. Trong khi đó Pipes và các nhân viên HĐANQG bắt đầu soạn thảo về các biện pháp trừng phạt. Pipes cho biết: “ Mục tiêu là làm cho Liên Xô kiệt quệ và dân chúng có cái cớ đổ lỗi cho việc thiết quân luật."  Các biện pháp trừng phạt được phối hợp với nhóm Hoạt động Đặc biệt (bộ phận CIA phụ trách các lực lượng đặc nhiệm bí mật), và mục tiêu đầu tiên là giữ cho Công đoàn Đoàn kết tồn tại bằng cách cung cấp tiền bạc, thông tin liên lạc và các thiết bị.


"Giáo hội  đã cố gắng điều chỉnh toàn bộ tình hình", một trong những quan chức của HĐANQG  giải thích. "Trên thực tế, họ (các nhà lănh đạo giáo hội) đã  tạo ra những tình huống có thể tránh được mối đe dọa về sự can thiệp của Liên Xô, trong khi cho phép chúng tôi gia tăng các biện pháp chế tài ; họ cung cấp tin tức liên quan đến các  diễn biến về các cuộc đàn áp do chính phủ  Ba Lan  gây ra, về tình hình các cuộc đàn áp đang giảm bớt hay trở nên tồi tệ hơn, và phương thức đối phó đang diễn ra.


Các cấp phó của Giáo hoàng đã gặp các quan chức Mỹ để đánh giá các sự kiện ở Ba Lan và tính hiệu quả của các hoạt động của Mỹ và gửi lại các thông điệp - đôi khi bằng thư, đôi khi bằng miệng - gửi đến cho Reagan. Trong hầu hết các chuyến công du đến Châu Âu và Trung Đông, Casey đều bay đến Rome trước để có thể gặp gỡ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và trao đổi thông tin. Nhưng sứ giả chính giữa Washington và Rome vẫn là Walters, một cựu phó giám đốc CIA, người  làm việc thân cận với Casey. Theo các nguồn tin từ Vatican, Walters đã gặp Giáo hoàng có lẽ hàng chục lần. Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican Wilson cho biết: “Walters được cử đến Vatican với mục đích cụ thể là chuyển tải tin tức qua lại  giữa Giáo hoàng và Tổng thống. "Nhiệm vụ của Walters rất ít người biết. Nội dung  không nhất thiết  hướng đến Ba Lan; đôi khi liên hệ đến  Trung Mỹ hoặc về các con tin ở Lebanon."

 
Thông thường trong những năm Reagan tại vị, các hoạt động bí mật của Mỹ (bao gồm cả các hoạt động ở Afghanistan, Nicaragua và Angola) liên quan đến việc "viện trợ vũ khí sát thương" cho các lực lượng nổi dậy: bao gồm vũ khí, chất nổ, lính đánh thuê, và cố vấn quân sự. Theo một nhà phân tích giải thích, tại Ba Lan, Giáo hoàng, Tổng thống và Casey thực hiện phương cách ngược lại: "Những gì họ phải làm là để cho các lực lượng tự phát huy tác dụng  mà không để lại dấu vết ".  Sự hợp tác Reagan-Casey là một hoạt động được tính toán cẩn thận có phạm vi khiêm tốn so với các hoạt động khác của CIA.  Năm 1991, Reagan và Casey thiết lập lại trật tự thế giới theo điều mà họ mong muốn.

 

• Chỉ thị bí mật

 

Chưa đầy ba tuần trước cuộc gặp của TT Reagan với Giáo hoàng vào năm 1982, Tổng thống đã ký một chỉ thị  bí mật về an ninh quốc gia (NSDD 32/National Security Decision Directive - Việt Báo  ngày 1.5.2022) cho phép bí mật thực hiện một loạt các biện pháp kinh tế, ngoại giao  để "vô hiệu hóa các nỗ lực của Liên Bang Sô Viết " hầu duy trì vị thế của Mỹ ở Đông Âu. Về mặt thực tế, các hoạt động bí mật quan trọng nhất được thực hiện là các hoạt động bên trong Ba Lan. Các mục đích chính của NSDD 32 là gây bất ổn cho chính phủ Ba Lan thông qua các hoạt động bí mật liên quan đến tuyên truyền và viện trợ cho Công đòan Đoàn kết; thúc đẩy các quyền con người, đặc biệt là   quyền được tự do thờ phượng của Giáo hội Công giáo; áp lực kinh tế; và ngoại giao cô lập chế độ cộng sản. Tài liệu, viện dẫn sự cần thiết phải bảo vệ các nỗ lực cải cách dân chủ trên khắp đế chế Liên Xô, cũng kêu gọi tăng cường hoạt động tuyên truyền và phát thanh bí mật tại  Đông Âu, những hoạt động mà các phụ tá của Reagan cùng với  những người bất đồng chính kiến ở Đông Âu tin tưởng  đặc biệt hữu ích trong việc phá bỏ quan niệm về một Liên Xô bất khả chiến bại.

 

Theo ông Zbigniew Brzezinski, người gốc Ba Lan và là Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter chia sẻ: “Tôi rất hợp với Casey,” Brzezinski nhớ lại. " Ông ta rất linh hoạt và rất giàu trí tưởng tượng và bình dân; nếu điều gì đó cần phải làm, là được thực hiện ngay. Để duy trì nỗ lực hoạt động  bí mật cần rất nhiều  nguồn cung cấp, mạng lưới, v.v. và đây là lý do tại sao Công đoàn Đoàn kết không bị xóa sổ”.  Về các vấn đề quân sự, tình báo Mỹ giỏi hơn Vatican, nhưng phía giáo hội lại đánh giá xuất sắc về tình hình chính trị tại Ba Lan. Và khi hiểu được tâm trạng của người dân và tiếp xúc với ban lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết, vì vậy  giáo hội  đã giữ một  vị thế không thể so sánh được. Hồng y Silvestrini, phó ngoại trưởng của Vatican vào thời điểm đó giải thích: “Tin tức của chúng tôi về Ba Lan rất có cơ sở vì các giám mục thường xuyên liên lạc với Tòa thánh và với công đoàn Đoàn Kết” . "Họ thông báo cho chúng tôi về các tù nhân, về các hoạt động và nhu cầu của các nhóm thuộc Công đoàn Đoàn kết cũng như về thái độ và sự chia rẽ trong chính phủ." Tất cả tin tức này đã được thông báo cho Tổng thống hoặc Casey.


 Một trong những phụ tá thân cận nhất của Giáo hoàng cho biết: “Nếu bạn nghiên cứu tình hình của Công đoàn Đoàn kết, bạn sẽ thấy họ đã hành động rất thông minh, không hoạt động nhiều vào những thời điểm quan trọng, bởi vì họ đã có sự hướng dẫn từ giáo hội.”  Vị phụ tá  nhấn mạnh "Đúng vậy, đã có lúc chúng tôi kiềm chế Công đoàn Đoàn Kết. Nhưng Ba Lan là một quả bom có thể phát nổ trong lòng chủ nghĩa cộng sản, vì nước này giáp với Liên Xô, Tiệp Khắc và giáp với Đông Đức. Nếu chịu quá nhiều sức ép, quả bom sẽ nổ tung.

 

 • Cà phê Cappuccino của ông Casey

 

Tại Washington, đã hình thành mối quan hệ thân thiết giữa Casey, Clark và Tổng Giám mục Laghi (Sứ thần tòa thánh tại Hoa kỳ). Clark nói: “Casey và tôi đã đến tư dinh của ông  ta  (Laghi) vào những buổi sáng sớm trong những thời điểm quan trọng để tiếp nhận ý kiến và nghe lời khuyến cáo của ông ta. "Chúng tôi ăn sáng, uống cà phê và thảo luận về những gì đang được thực hiện tại Ba Lan. Tôi thường xuyên nói chuyện với ông ta qua điện thoại và rồi  ông ta liên lạc với Giáo hoàng." Laghi nói: "Họ thích cappuccino ngon. Thỉnh thoảng chúng tôi bàn qua về Trung Mỹ hoặc quan điểm của giáo hội  trong việc kiểm soát sinh sản. Nhưng chủ đề thường xuyên nói về Ba Lan."

 

Robert McFarlane, người từng là cấp phó của cả Clark và Haig và sau đó là Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống cho biết: “Hầu hết mọi việc liên quan đến Ba Lan đều được giải quyết  bên ngoài các kênh thông thường của Bộ Ngoại giao ,và  thông qua Casey và Clark. "Tôi biết rằng họ  gặp Pio Laghi và  sau đó Pio Laghi gặp Tổng thống, nhưng Clark không bao giờ cho tôi biết nội dung của các cuộc thảo luận đó là gì."

Trong ít nhất sáu lần Laghi đã đến Tòa Bạch Ốc và gặp Clark hoặc Tổng thống; mỗi lần, ông ta đến Tòa Bạch Ốc qua cổng phía Tây Nam để tránh các phóng viên. Laghi nói: “ Tuy có quan hệ chặt chẽ như vậy, nhưng chúng tôi không vượt quá giới hạn cho phép."  Vai trò của tôi chủ yếu là tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc gặp giữa Walters và Giáo hoàng . Giáo hoàng hiểu về đồng bào của mình. Đó là một tình huống rất phức tạp - làm thế nào vừa giữ lập trường về nhân quyền, về tự do tôn giáo và vừa giữ cho  Công đoàn Đoàn kết tồn tại mà không kích động nhà cầm quyền cộng sản. Nhưng tôi đã nói với Vernon, "Hãy lắng nghe  Giáo hoàng. Chúng tôi có 2.000 năm kinh nghiệm về việc này."


Mặc dù William Casey đã bị chỉ trích về nhiều vấn đề  trong nhiệm kỳ của ông ta với tư cách là giám đốc CIA, nhưng không có lời chỉ trích nào về hoạt động của ông đối với Ba Lan. Cựu Nghị sĩ Edward Derwinski, một chuyên gia về Đông Âu nói tiếng Ba Lan, ông ta cố vấn cho Chính quyền và thường xuyên gặp Casey, cho biết: “Về cơ bản, ông ấy tin tưởng rằng cộng sản không thể bám trụ được, đặc biệt là ở Ba Lan."  Ông ấy tin rằng hệ thống đang sụp đổ và có thể sụp đổ theo cách này hay cách khác - và Ba Lan là lực lượng sẽ dẫn đến vụ đổ vỡ giây chuyền.


Tại Ba Lan, Casey đã tiến hành hoạt động theo cách  mà ông ta yêu thích. Các cộng sự của ông kể rằng thông qua các cuộc tiếp xúc với Casey, các thành phần của Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa được tổ chức thành Công đoàn Đoàn kết - cũng giống như các đảng Dân chủ Xã hội ở Tây Âu đã được CIA sử dụng như một công cụ  cho chính sách của Mỹ trong việc giúp tạo ra những người  chống cộng là thành viên trong các chính phủ sau chiến tranh. Và lần này, mục tiêu là tạo ra khối Dân chủ Cơ đốc giáo ở Ba Lan - với giáo hội và với số thành viên Công giáo áp đảo của Công đòan Đoàn kết, là lực lượng chính trị thống trị ở Ba Lan thời hậu cộng sản. Thông qua các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo của Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa, bao gồm các quan chức của các chính phủ xã hội chủ nghĩa ở Pháp và Thụy Điển, Casey đảm bảo rằng sự hỗ trợ  qua đường bộ hay đường biển để chuyển hàng hóa vào Ba Lan. Brzezinski nói: “Đây không phải là vấn đề về việc chi tiêu một khoản tiền lớn, mà đó là về việc đưa tin tức ra ngoài  bao gồm các sách báo, thiết bị liên lạc, tuyên truyền, mực in và máy in."

 

 • Tìm kiếm sự liên kết

 

Ở hầu hết các thành phố và thị trấn, các tờ báo được phân phát kín đáo  và các bản tin giả đã xuất hiện, thách thức các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát. Giáo hội xuất bản các tờ báo của riêng mình.  Truyền đơn của Công đoàn Đoàn kết, được sao chụp trên các thiết bị do Mỹ cung cấp, được dán vào các bảng thông báo tại các nhà thờ. Những tấm áp phích bằng giấy nến được dán đậm trên các đồn cảnh sát và các tòa nhà chính phủ và thậm chí trên các lối vào trung tâm truyền hình do nhà nước kiểm soát, nơi các sĩ quan quân đội phát thanh tin tức.


Đại sứ quán Mỹ tại Warsaw đã trở thành trạm CIA quan trọng trong xã hội cộng sản và là nơi hoạt động hiệu quả nhất. Trong khi đó, nghiệp đoàn lao động AFL-CIO, vốn là nguồn ủng hộ lớn nhất của Mỹ đối với Công đoàn Đoàn kết trước khi thiết quân luật, họ coi cách tiếp cận của Chính quyền Reagan là quá chậm và không đủ sức đối đầu với chính quyền Ba Lan. Tuy nhiên, theo các nguồn tin tình báo, chủ tịch AFL-CIO Lane Kirkland và trợ lý của ông Tom Kahn đã tham khảo thường xuyên với Poindexter, Clark và các quan chức khác tại Bộ Ngoại giao và HĐANQG về các vấn đề như cách thức và thời điểm chuyển hàng hóa và thiết bị vào Ba Lan, để xác định xem thành phố  nào Công đoàn Đoàn kết đặc biệt cần hỗ trợ , và kiểm tra xem Công đoàn Đoàn kết và AFL-CIO có thể hợp tác như thế nào trong việc chuẩn bị các tài liệu tuyên truyền.

 

Nhưng các viên chức AFL-CIO không bao giờ được biết về mức độ hỗ trợ bí mật của Hoa Kỳ, hoặc sự phụ thuộc của Chính quyền vào giáo hội để được hướng dẫn về sự khó khăn khi phải đối phó với chính quyền Ba Lan và Liên Xô. Casey đã cảnh giác về việc các phong trào lao động ở Mỹ và châu Âu  sẽ gây trở ngại  một khi  họ biết quá nhiều về nỗ lực của Chính quyền. Và thực sự đây không phải là  hoạt động của CIA, đúng hơn, nó là sự pha trộn giữa chính sách công khai và các liên minh bí mật. Casey nhận ra rằng trong nhiều trường hợp, AFL-CIO giàu trí tưởng tượng hơn các đặc nhiệm tình báo của ông  ta trong việc cung cấp hỗ trợ tổ chức cho công đoàn Đoàn kết và mang lậu các thiết bị vào nước này. Theo cựu phó giám đốc CIA Inman, "đó là phương pháp tổ chức, và đó là  cách giúp họ tốt hơn hết là thông qua các hoạt động bí mật cổ điển."

 

Văn phòng CĐ Đoàn kết ở Brussels đã trở thành  trung tâm tài trợ quốc tế: từ các đại diện của Vatican, từ các đặc vụ CIA, tổ chức AFL-CIO, cho đến các đại diện của Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa, Quỹ Quốc gia vì Dân chủ do quốc hội tài trợ, họ  cũng hợp tác chặt chẽ với Casey. Đó là nơi mà CĐ Đoàn kết liên hệ  với những người ủng hộ mình. Các linh mục, các liên lạc  viên, người tổ chức lao động và đặc nhiệm tình báo đi và đến  Ba Lan với yêu cầu trợ  giúp tin tức về tình hình bên trong chính phủ và về thế giới ngầm. Thực phẩm, quần áo đã đổ vào nước này và cả tiền bạc để trả các khoản tiền phạt của các nhà lãnh đạo CĐ Đoàn kết cho các tòa án Ba Lan . Bên trong Ba Lan, một mạng lưới các linh mục luôn chuyển tải tin tức qua lại giữa các nhà thờ nơi nhiều nhà lãnh đạo của CĐ  Đoàn kết đang ẩn náu.

 

Vào mùa hè năm 1984, khi các lệnh trừng phạt chống lại chính quyền Ba Lan  đã gây tổn hại cho những người dân Ba Lan  chứ không ảnh hưởng đến những người cộng sản, Laghi đã đến Santa Barbara để gặp Reagan tại Tòa Bạch Ốc miền Tây và yêu cầu dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt. Chính quyền đã tuân thủ. Đồng thời, Tòa Bạch Ốc, với sự tham khảo  chặt chẽ của Vatican, từ chối trao đổi công nghệ, thực phẩm và văn hóa là cái giá phải trả cho việc Moscow tiếp tục tạo áp bức tại Ba Lan.

Phần lớn thiết bị, máy móc, hàng hóa gửi cho CĐ Đoàn Kết  đến Ba Lan bằng tàu biển - thường được chứa trong các container  gửi từ Đan Mạch và Thụy Điển, sau đó được bốc dỡ tại cảng Gdansk và các hải cảng khác bởi những người thợ đóng tàu đã bí mật làm việc với CĐ Đoàn Kết. Theo các quan chức Hành chính, chính phủ xã hội chủ nghĩa Thụy Điển - và các liên đoàn lao động Thụy Điển - đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa đến Ba Lan. Từ các bến cảng ở Ba Lan, các thiết bị được chuyển đến điểm hẹn  bằng xe tải và ô tô riêng do những người có cảm tình với CĐ  Đoàn kết điều khiển, họ thường sử dụng nhà thờ và linh mục làm đầu mối giao hàng và nhận hàng.


• Công đoàn Đoàn Kết tồn tại

 

Derwinski, hiện là Bộ trưởng Cựu chiến binh, nhận xét: “Chính quyền Mỹ đã móc nối với giáo hội trên diện rộng”. "Không chỉ liên hệ với các giới chức cao cấp của giáo hội, mà còn liên hệ với các giáo phận, với các giám mục . Đức ông Bronislaw Dabrowski, phụ tá  của Hồng y Glemp,  thường xuyên đến gặp chúng tôi, cho chúng tôi biết những gì cần thiết: ông ta gặp tôi, gặp  Casey, gặp viên chức HĐANQG và đôi khi gặp Walters."  Hồng y John Krol thuộc TGP Philadelphia, có cha sinh ra ở Ba Lan, là  giới chức Mỹ gần gũi nhất với Giáo hoàng. Theo nguồn tin của CIA và của Derwinski, ông thường xuyên gặp Casey để thảo luận về việc hỗ trợ CĐ Đoàn kết và các hoạt động bí mật. Derwinski nói: “Krol có mối quan hệ rất thân thiện với Tổng thống Reagan và là nguồn cung cấp và liên lạc thường xuyên. " Hồng y này  là người mà Casey hoặc Clark hay tiếp xúc, và là người thực sự hiểu rõ tình hình."


Đến năm 1985, chiến dịch trấn áp CĐ Đoàn kết của chính phủ Ba Lan đã hoàn toàn thất bại. Theo báo cáo của Adrian Karatnycky, người đã giúp tổ chức AFL-CIO hỗ trợ CĐ Đoàn kết, đã có hơn 400 tạp chí định kỳ xuất bản ở Ba Lan, một số có số lượng phát hành vượt quá 30.000 ấn bản. Hàng nghìn cuốn sách thách thức  chính quyền cộng sản đã được in ra. Truyện tranh dành cho trẻ em tái hiện những câu chuyện ngụ ngôn và truyền thuyết của Ba Lan, với  Thủ tướng Jaruzelski trong vai kẻ phản diện, chủ nghĩa cộng sản trong vai con rồng đỏ và Walesa trong vai hiệp sĩ anh hùng. Trong các tầng hầm  của nhà thờ, và tư gia của hàng triệu khán giả đã xem các đoạn phim tài liệu được sản xuất và chiếu trên các thiết bị được nhập lậu vào nước này.

 

Với thiết bị phát thanh bí mật do CIA và AFL-CIO cung cấp, CĐ Đoàn Kết  thường xuyên làm gián đoạn chương trình truyền hình và truyền thanh của chính phủ, để cài vào thông điệp kêu gọi  "Đoàn kết thì sống!" hoặc " hãy Chống đối!" Họ được trang bị một máy phát do CIA cung cấp thông qua các đường giây  của giáo hội , CĐ Đoàn Kết đã làm gián đoạn chương trình truyền hình bằng cả tin nhắn âm thanh và hình ảnh, bao gồm cả lời kêu gọi đình công và biểu tình. Một quan chức Vatican nói "Có một khoảnh khắc tuyệt vời ở hiệp một của giải vô địch bóng đá quốc gia" đã xảy ra. "Ngay khi tiếng còi kết thúc hiệp đấu vang lên, biểu ngữ CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT MUÔN NĂM xuất hiện trên màn hình và tiếng nói  phát ra từ cuộn băng ghi âm, kêu gọi dân chúng phản kháng. Điều đặc biệt khéo léo là họ chờ đến giờ nghỉ giữa hiệp mới cho phát đoạn băng; Nếu  như  có sự gián đoạn trong khi dân chúng  đang coi trận đá bóng nó có thể khiến mọi người xa lánh, mất tác dụng."  Như Brzezinski tóm tắt lại, "Đây là lần đầu tiên cuộc trấn áp của công an cộng sản không thành công."


"Không ai tin rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản xảy ra nhanh như thế này hoặc đúng thời gian biểu", theo  lời vị hồng y là một trong những phụ tá thân cận nhất của Giáo hoàng chia sẻ. "Nhưng trong cuộc họp đầu tiên của họ, Giáo hoàng và Tổng thống đã cam kết thúc đẩy các tổ chức của giáo hội và của nước Mỹ hoàn thành  mục tiêu như vậy. Và kể từ ngày đó, trọng tâm là phải xảy ra như vậy  ở Ba Lan."

 

 Liên Xô và chính phủ cộng sản Ba Lan từng bước bất đắc dĩ, phải cúi đầu trước áp lực của lẽ phải , kinh tế và chính trị do Giáo hoàng và Tổng thống áp đặt. Các nhà tù đã bị bỏ trống, phiên tòa xét xử Walesa về tội vu khống các quan chức nhà nước đã bị hủy bỏ, đảng cộng sản Ba Lan trở thành huynh đệ tương tàn, và nền kinh tế đất nước sụp đổ trong khói mù của các cuộc đình công, biểu tình và các lệnh trừng phạt.


Vào ngày 19 tháng 2 năm 1987, sau khi Warsaw cam kết mở cuộc đối thoại với giáo hội, Reagan đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Bốn tháng sau, Giáo hoàng John Paul II đã được hàng triệu người đồng hương cổ vũ khi Ngài đi khắp Ba Lan đòi nhân quyền và ca ngợi  tình đoàn kết. Vào tháng 7 năm 1988, Gorbachev đến thăm Warsaw nhận ra  rằng chính phủ Ba Lan không thể cai trị nếu không có sự hợp tác của CĐ Đoàn kết. Ngày 5 tháng 4 năm 1989, hai bên đã ký các hiệp định nhằm hợp pháp hóa CĐ Đoàn kết và kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội công khai vào tháng Sáu. Vào tháng 12 năm 1990, chín năm sau khi ông bị bắt và liên đoàn lao động của ông bị cấm hoạt động, Lech Walesa trở thành Tổng thống Ba Lan.[1]

 

Xem ra cuộc chiến của thập niên 1980 chính phủ Reagan hợp tác với Vatican  dùng Ba Lan làm địa bàn  chống Liên xô để rồi dẫn đến kết quả là Liên Bang Xô Viết tan rã năm 1991. Phải chăng cuộc chiến của thập niên 2020 chính phủ Biden  tuy là Dân Chủ nhưng thực hiện theo "agenda" của  hai vị tổng thống tiền nhiệm Nixon và Reagan (Cộng Hòa) tiếp tục chủ trương chống Liên Xô trước đây nay chống Nga? «Việt Báo ngày 1.5.2022» - Và phải chăng qua chiến tranh tại Ukraine hiện nay, Mỹ  đã hợp tác với khối NATO  dùng Ba Lan làm “ hậu cứ” chuyển vũ khí cho Ukraine nhằm ngăn chặn tham vọng phục hồi đế chế Xô-Viết của Nga, đồng thời " nhằm lôi kéo châu Âu về phía Mỹ chống lại Trung Quốc" ? «Việt Báo ngày 8.5.2022».   


-- Đào Văn


Nguồn:

[1] Thư viện Reagan : Remarks following meeting Pope John Paul II Vatican-city

[2] Time Magazine 2001: Cover Story: Holly Alliance

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.