Hôm nay,  

Quan hệ Trump - Putin qua cuộc họp tại Helsinki năm 2018

18/04/202220:40:00(Xem: 2097)

Bình luận thời sự

trump

 

Cuộc họp thượng đỉnh Trump-Putin năm 2018 để lại nhiều nghi vấn, tranh cãi, bởi báo chí phương Tây không nhận được thông tin gì về cuộc họp kín giữa hai nhân vật này, nên theo Carnegie Moscow Center (CEFIP) tổ chức nghiên cứu sách lược Nga, "cuộc tranh cãi về cuộc họp tay đôi này dường như diễn ra vô tận". Phía  truyền thông nước Đức thì lo lắng bởi "chính sách gây hấn lâu dài, chống lại châu Âu" của  Nga, và " Nga có lợi ích trong việc Mỹ rút khỏi châu Âu". Phần tóm lược trình bày sau dựa vào bản văn của  Carnegie Moscow Center,  của  đài truyền hình quốc tế Đức Deutsche Welle, và của báo cánh hữu New York Post Mỹ.

 

✻ Phương pháp tiếp cận của TT Putin với TT Trump

 

Theo  Carnegie Moscow  Center  - Vladimir Putin được nhiều người coi là người chiến thắng trong hội nghị thượng đỉnh Helsinki. Nhưng thực tế phức tạp hơn. Bất chấp quan điểm có lợi cho Putin, chính phủ Nga vẫn cẩn thận xem xét liệu họ có nên coi ông Trump là một đối tác chính thức để bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, hay nên sử dụng ông ta  như một công cụ để phá vỡ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay không? (should it use him as a tool for disrupting U.S. foreign policy?)

 

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Helsinki chỉ kéo dài một ngày, nhưng cuộc tranh cãi về cuộc họp tay đôi này dường như diễn ra vô tận. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin là một trong những sự kiện ngoại giao bí ẩn nhất trong những năm gần đây. Mặc dù  theo  các cơ quan  chính trị của Nga và Hoa Kỳ cùng đồng ý: Putin “thắng” trong cuộc hội đàm ngày 16/7, nhưng liệu hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki có thực sự thành công đối với nhà lãnh đạo Nga hay không?


Mỗi quốc gia đã thể hiện  phản ứng theo cảm xúc khác nhau trước chiến thắng được cho là thuộc về Putin đã khiến gây ra sự tức giận ở Mỹ, nhưng ngược lại  đã tạo ra sự phấn khích ở Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov mô tả cuộc họp là "tốt hơn cả sự mong đợi". Trong khi đó, ở phương Tây, báo chí  gọi đó là cuộc họp thượng đỉnh của sự phản bội (Treason Summit) bởi  thái độ phục tùng  của Trump.

Vladimir Putin thực sự được coi như người chiến thắng, tại cuộc họp báo bế mạc, ông ta đã vạch ra những khả năng hợp tác rộng rãi trong tương lai. Trong khi đó, Trump trông giống như một người theo sau. Ông ta tỏ ra  nghi ngờ về những phát hiện của cơ quan tình báo Hoa Kỳ và thể hiện sự háo hức giải quyết cuộc khủng hoảng trong quan hệ song phương. Điều này đã làm cho hội nghị thượng đỉnh thành công rõ ràng đối với Nga.

 

• Vladimir Putin đã đề xuất bốn hình thức hợp tác

 

– Thứ nhất: Đầu tiên là việc thành lập một hội đồng gồm các chuyên gia thông thạo lịch sử của hai nước. Nhiệm vụ của họ sẽ là tìm kiếm “các điểm tương đồng giữa hai quốc gia” - hay nói cách khác, thực hiện một chương trình nghị sự mang tính chiến lược  trong quan hệ Mỹ-Nga. Tuy nhiên phía Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra phản ứng về sáng kiến này.


– Thứ hai là sự ra đời của một diễn đàn doanh nghiệp Nga-Mỹ. Đây là một ý tưởng rất tham vọng, xét về biện pháp trừng phạt và mức độ độc hại của đồng tiền Nga trên đất Mỹ. Nó đã được phía Hoa Kỳ chấp nhận một cách thận trọng, đã được xác nhận gần đây bởi Ngoại trưởng Mike Pompeo. Tuy nhiên, có những lý do để tin rằng hai bên chưa thể thống nhất về  nhân sự và mục tiêu của một diễn đàn như vậy.

 

– Thứ ba, đã được Pompeo thừa nhận, là “tái lập một nhóm công tác chống khủng bố” ở cấp thứ trưởng ngoại giao. Phương án khác được thảo luận là thiết lập đối thoại giữa các viên chức  an ninh quốc gia - như là  Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton và Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Một cuộc họp giữa Bolton và Patrushev được cho là đã diễn ra vào tháng 8 (2018).

 

– Thứ tư là một nhóm làm việc về an ninh mạng. Triển vọng của nó vẫn chưa rõ ràng. Putin trình bày ý tưởng này với Trump trong cuộc họp đầu tiên của họ ở Hamburg vào tháng 7 năm 2017. Khi đó, Tòa Bạch Ốc ngay lập tức bác bỏ ý tưởng này. Phía Hoa Kỳ coi đây là hành động tráo trở của Tổng thống Nga, người từng bị cáo buộc giám sát các cuộc tấn công mạng chống lại nền dân chủ Hoa Kỳ.

 

• Về vấn đề Syria, cuộc đối thoại bị chia rẽ 

 

– Thứ nhất, Trump đang cố gắng tạo ra một liên minh chống Iran với Nga. Điều đó không mang lại bất cứ điều gì mới.

– Thứ hai, Moscow đề xuất một dự án nhân đạo với kế hoạch đưa những người tị nạn trở về Syria và nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng để vận chuyển hàng hóa nhân đạo.

– Thư ba, ý tưởng rằng Nga sẽ từ bỏ Iran và nhận lại thứ gì đó từ Mỹ, được thảo luận rộng rãi trước hội nghị thượng đỉnh, hóa ra là điều quá viển vông.

 

Xin mở ngoặc để bổ túc tin tức  từ phía Mỹ  phản ứng về vấn đề Syria, … Phải chăng vì lời chê bai là  "viển vông"  (cuộc họp Trump-Putin diễn  ra ngày 16.7.2018), vài tháng sau, TT Trump tự ý quyết định rút  quân khỏi Syria, khiến ̣Bộ trưởng Quốc phòng Mattis từ chức để phản đối? "Trump vừa tuyên bố, sẽ rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Syria, nơi họ đang chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo. Sự thay đổi chính sách đột ngột này (và cuối cùng là đảo ngược) đã đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với niềm tin của Mattis...Ngày hôm sau, ông gặp Trump tại Phòng Bầu dục,  Mattis đưa ra lý lẽ để  giữ quân đội ở lại Syria. Trump đã bác bỏ các lập luận của Mattis. Ông ta đã trao cho Trump lá thư từ chức”. « Việt Báo ngày 19.1.2021 ».

 

• Về vấn đề Ukraine

 

Putin đã mời Trump ủng hộ ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý về quy chế đặc biệt cho khu vực ly khai Donbass. Đây được cho là một giải pháp thay thế cho những nỗ lực của Moscow nhằm đạt được sự công nhận hợp pháp về quyền tự trị của khu vực bằng một đạo luật đặc biệt, hoặc các sửa đổi đối với Hiến pháp Ukraine. Tòa Bạch Ốc   đã từ chối thẳng thừng lời đề nghị này và sớm củng cố lập trường của mình qua  tuyên bố về Crimea,  bác bỏ việc Nga sáp nhập bán đảo này.

 

Nhưng liệu có bất kỳ đề xuất nào trong số này có thể thực hiện được hay không? Nhìn chung về các sáng kiến của Nga dễ bị lu mờ bởi khả năng thực hiện thấp. Hơn nữa, một khi Putin càng chủ động, thời Trump càng tỏ ra dễ bị tổn thương, và do đó, cơ hội đạt được thỏa thuận đối với các sáng kiến của Putin càng thấp.

 

Tất cả điều này giải thích tại sao hội nghị thượng đỉnh trông giống như một chiến thắng đối với Putin,  vì chúng ta  đưa ra hàng loạt danh sách các mục tiêu và đề xuất của Tổng thống Nga, nhưng hầu như không biết  Trump đã đề nghị gì với Nga. Các toan tính của Moscow và tính trực tiếp theo truyền thống của Putin hoàn toàn trái ngược với những lời hùng biện thường xuyên mâu thuẫn của Trump. Điều duy nhất Trump nói trong phát biểu ban đầu tại cuộc họp báo khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh, là Hoa Kỳ cần tiến hành đối thoại mang tính xây dựng với Nga. Tổng thống Mỹ cũng đưa ra những đề tài trừu tượng về cuộc đối thoại này (can thiệp vào bầu cử Mỹ, phi hạt nhân hóa Triều Tiên, cuộc chiến chống khủng bố, gây sức ép với Iran), nhưng ông không nêu rõ các ưu tiên cấp quốc gia của Mỹ.

 

Sự không phù hợp trong các chương trình nghị sự của Putin và Trump ở Helsinki đã tạo ra ấn tượng rằng, Trump không có hành động chống đối nào với Putin, cho thấy ông ta đánh mất thế chủ động và chỉ làm theo sự dẫn dắt của Nga (that he was losing the initiative and just following Russia’s lead). Theo nghĩa này, Putin thực sự vượt trội hơn Trump. Trong khi đó, ngoài mong muốn mang tính trừu tượng về sự “thân thiện”, Trump không có kế hoạch hành động.

 

Trump sửa đổi kết quả của cuộc họp

Kết quả là Helsinki nhanh chóng mất đi ý nghĩa. Nó đã bị che khuất bởi "hậu hội nghị thượng đỉnh" -  các áp lực trong nước đối với Trump dâng cao đã dẫn đến việc sửa đổi kết quả của cuộc họp.

Ngay sau hội nghị Helsinki, Trump đã đảo ngược việc phủ nhận sự can thiệp bầu cử của Nga, mời Putin đến thăm Washington, D.C. vào mùa thu, nhưng sau đó lại hủy bỏ lời mời. Ông ta cũng cáo buộc Moscow đang cố gắng giúp đỡ các đảng viên Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

 

Nếu mục tiêu chính của Vladimir Putin ở Helsinki là khôi phục đối thoại với Hoa Kỳ, nhưng  lại nảy sinh một số nghi ngờ mới: liệu Nga có nên coi Trump là mục tiêu cuối cùng hay chỉ là một công cụ để thúc đẩy các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga? Đây thực chất là hai cách tiếp cận khác nhau để xây dựng quan hệ với Washington. Moscow đang bị giằng co, cố gắng đạt được tiến bộ trên cả hai, nhưng thực tế lại tạo ra những trở ngại.

 

Theo cách tiếp cận đầu tiên, coi Trump là mục tiêu, Tổng thống Hoa Kỳ có thể và nên là một tay chơi tích cực trong việc bình thường hóa quan hệ song phương. Những người ủng hộ cách tiếp cận này, đặc biệt là trong cộng đồng ngoại giao, cảm thấy rằng Tổng thống Hoa Kỳ cần thời gian để vượt qua tâm lý chống Nga ở quê nhà và củng cố vị thế của mình trong chính quyền Hoa Kỳ.

Theo cách tiếp cận thứ hai, khi  Trump là công cụ, Tổng thống Hoa Kỳ không được coi là người thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ mà là một cơ chế để phá vỡ chính sách đó. Một phần của giới tinh hoa Nga, đặc biệt là các thành viên từ các cơ quan an ninh, coi Trump như một kẻ ngoại cuộc bị chính giới Hoa Kỳ từ chối. Ông ta là một công cụ thuận tiện để gieo rắc hỗn loạn trong chính giới  Hoa Kỳ, trong  quan hệ đối tác Euro-Đại Tây Dương và xé nhỏ mặt trận địa chính trị  truyền thống chung của phương Tây.



Những người  bảo thủ  không tin tưởng Trump cũng như bất kỳ diễn đàn nào có sự tham gia của ông ta. Sự hoài nghi của họ dựa trên niềm tin sâu sắc rằng toàn bộ hệ thống của Hoa Kỳ đang tìm cách tiêu diệt Nga và lật đổ chế độ Putin.


Kết quả của "hậu thượng đỉnh" cho thấy khái niệm "Trump là công cụ" có thể đạt được hơn đối với Nga, trong khi khái niệm "Trump là mục tiêu cuối cùng" để lại ít hy vọng về kết quả thực tế hơn.

Đúng vậy, Putin đã có thể trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ và trưởng thành hơn, và có vẻ như Trump sợ phải nói trước mặt Putin những gì mà giới  lãnh đạo Hoa Kỳ muốn ông ta nói. Nhưng nếu Điện Kremlin muốn đầu tư vào Trump, họ sẽ cần sự linh hoạt hơn và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của “vấn đề Nga” đối với  lập trường của Hoa Kỳ. Cho đến nay, giới tinh hoa của Nga dường như chưa được chuẩn bị cho điều đó. [1]

 

Phần trên, theo Carnegie Moscow Center “… ‘hậu hội nghị thượng đỉnh’,  các áp lực trong nước đối với Trump dâng cao…”  Phải chăng để hậu thuẫn hầu bảo vệ TT Trump trước các cuộc tấn công của  các nhóm quyền lực tại Washington, TT Putin không ngần ngại tố cáo nhà nước ngầm của Mỹ ( the Deep State) hoạt động chống TT Trump:"Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư cho rằng có một "nhà nước ngầm" trong chính phủ Hoa Kỳ đang chống lại Tổng thống Trump" - « Việt Báo ngày 24.1.2021».  Chính TT Trump đã có lần cảnh cáo:" Tại một cuộc biểu dương diễn ra hồi đầu tháng 10 ở bang Florida, Trump đã gửi một lời cảnh báo tới những người đứng đầu Washington: "Cho những kẻ đang kiểm soát cán cân quyền lực tại Washington, và cho những lợi ích đặc biệt toàn cầu, chiến dịch của chúng tôi chính là một mối đe dọa hiện hữu mà hẳn các người chưa bao giờ được thấy."  Ông nói với những người tham dự đại hội rằng ngày tàn của Nhóm siêu quyền lực Washington đã đến." - «Việt Báo ngày 19.1.2021».

 

✻ Trump-Putin họp khiến Đức lo lắng về tương lai của NATO

 

Theo đài truyền hình quốc tế Đức Deutsche Welle (DW) - Đức với tư cách là thành viên NATO, vì vậy Berlin đã rất bối rối trước việc  Trump miệt thị liên minh xuyên Đại Tây Dương và những lời chỉ trích của ông ta về những khoản  chi tiêu quân sự thấp không công bằng của Đức. Người Đức nghi ngờ rằng thời điểm diễn ra cuộc gặp Trump-Putin, trong bối cảnh khối NATO đang gây tranh cãi, không phải là một sự tình cờ.

 

 "Đó là một nỗ lực nhằm đả kích  châu Âu", chuyên gia Nga Stefan Meister thuộc Hội đồng Đối ngoại Đức nói với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO. "Câu hỏi  là Tổng thống Mỹ sẽ đáng tin cậy đến mức nào và liệu ông ta có đưa ra những lời hứa hẹn với Putin mà chưa được các đối tác NATO đồng ý trước hay không".

 

Trump đã tìm cách sử dụng mối đe dọa ngầm về việc Hoa Kỳ thu nhỏ sự hiện diện quân sự ở châu Âu để gây áp lực buộc các thành viên NATO phải chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng. Theo Gwendolyn Sasse, Giám đốc Học thuật của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Đông Âu ở Berlin, điều đó đã góp phần vào "sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa EU và Mỹ”. Người Đức muốn Trump hành động như một thành viên hàng đầu của NATO chứ không phải như là một đặc vụ  khi tiếp  cận với Putin.

 

• Chính sách gây hấn chống lại châu Âu của Nga


"Tôi hy vọng rằng các đồng minh của Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO đã cho ông ấy thấy một số ranh giới mà ông ta không nên vượt qua trong quan hệ với Nga", Rebecca Harms, một thành viên đảng Xanh của Nghị viện châu Âu và là nhà phê bình hàng đầu về Putin, nói với Deutsche Welle.

 

Người Đức không nghi ngờ gì về việc Putin đang theo đuổi điều mà Harms gọi là "một chính sách gây hấn lâu dài, chống lại châu Âu" và đang cố gắng tạo rạn nứt mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu.

Meister nói: “Chắc chắn rằng sự suy yếu về các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang diễn ra, bao gồm sự yếu kém của Trump về các chuẩn mực, giá trị, nguyên tắc và thể chế quốc tế, là vì lợi ích của giới lãnh đạo Nga”, Meister nói. "Moscow muốn đàm phán về mối quan hệ với phương Tây và đóng một vai trò mới trong an ninh châu Âu, và Nga có lợi ích trong việc Mỹ rút khỏi châu Âu." Đó là điều mà Berlin không muốn xảy ra.[2]

 

✻ Trump mô tả NATO là "con cọp giấy"

 

Theo Yahoo News ngày 13.4.2022 vừa qua liên quan đến việc Nga xâm lăng Ukraine - Sean Hannity của Fox News đã hỏi Donald Trump rằng liệu hành động của Nga ở Ukraine có phải là "xấu xa". Trump đáp lại bằng cách chỉ trích NATO, mà ông ta mô tả là "con cọp giấy". Cựu tổng thống từ lâu đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Vladimir Putin và tránh những lời chỉ trích trực tiếp về ông ta .


Hannity (một lần nữa) cố gắng muốn Trump lên án Putin. Nhưng Trump không làm điều đó, và thay vào đó là những lời miệt thị về NATO. [3]

 

 ✻ Putin nhận xét về hội nghị thượng đỉnh 

 

Theo báo cánh  hữu NY Posst  (19.7.2018 ), nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm đã mô tả hội nghị thượng đỉnh Helsinki của họ là một thành công - và chỉ trích "các lực lượng" ở Mỹ làm suy yếu những tiến bộ mà họ đã đạt được trên một số mặt trận. Putin nói với các nhà ngoại giao Nga rằng quan hệ Mỹ-Nga “theo một số cách tồi tệ hơn so với thời Chiến tranh Lạnh” nhưng hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Hai của ông với Trump đã cho phép họ bắt đầu trên “con đường dẫn đến thay đổi tích cực”.


Trump đưa ra một loạt các tweet hôm thứ Năm, trong đó ông tấn công vào "Fake News Media" vì cho rằng các tin tức đó "hoàn toàn hư cấu" - và cáo buộc báo chí chính thống chỉ trông mong vào một cuộc đối đầu giữa hai nước.

 

Trump mô tả hội nghị thượng đỉnh Helsinki là một "thành công lớn" (NY Post viết  chữ thành công lớn trong ngoặc kép). Trong bài phát biểu trước các đại sứ Nga tại Moscow, ông Putin nói rằng “thật là ngây thơ khi nghĩ rằng các vấn đề sẽ được giải quyết trong vài giờ ".   Bình luận của Putin được đưa ra khi Trump  phải đối mặt với sự chỉ trích của cả hai đảng chính trị sau cuộc họp báo kiểu xu nịnh của ông ta ở Helsinki với nhà lãnh đạo Nga. Ông Trump cũng đả kích châu Âu và NATO do Mỹ thống trị, nhưng lại không  giải thích chi tiết rằng Nga sẽ đáp trả với "phản ứng tương xứng" vào các căn cứ của NATO gần biên giới của Nga với  "các bước gây hấn".


Trong khi đó, giới chính trị gia Nga tức giận trước đề xuất của các nhà lập pháp Hoa Kỳ nhằm chất vấn người thông dịch của Trump về những gì ông Trump đã thảo luận riêng trước cuộc họp báo của họ.

Konstantin Kosachev, người đứng đầu ủy ban đối ngoại của quốc hội (Nga) cho biết ư tưởng này đặt ra một tiền lệ nguy hiểm đe dọa “toàn bộ ý tưởng ngoại giao”, theo các hãng thông tấn Nga. [4]

 

 ✻ Nghi vấn chồng chất 

 

Phía trên,  theo NY Post: Giới chính trị gia Nga tức giận trước đề xuất của các nhà lập pháp Hoa Kỳ nhằm chất vấn người thông dịch của Trump.  Viết về vấn đề này, theo tạp chí  The Atlantic,  Tổng thống Nga và tổng thống Mỹ  đã gặp nhau riêng trong hai giờ mà không có phụ tá. Không có chương trình nghị sự nào được công bố trước, không có thông cáo chung nào được loan tải nội dung sau cuộc họp. Riêng phía Nga  sau cuộc họp, tuyên bố rằng một số thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh. Về  phía Mỹ không  một  ai biết những tuyên bố  này liệu có đúng hay không. Bốn ngày sau cuộc họp tay đôi Trump-Putin diễn ra, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats nói "Tôi không có tư cách để biết  hoặc nói về những gì đã xảy ra ở Helsinki."

 

Nhưng chỉ có một người Mỹ biết:  Bà Marina Gross, thông dịch viên chuyên nghiệp đã hỗ trợ Trump. Bà  có nên bị chất vấn  không? Đó là một câu hỏi hóc búa và khó. Và rằng Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tài sản của Nga? Ông  ta liệu có bị Nga  sai khiến không? Có phải ông ta đã  thông đồng với Tổng thống Nga chống lại lợi ích của Hoa Kỳ? Đây là những câu hỏi khi Trump  đã bất chấp các quy trình hoạt động thông thường của một  tổng thống muốn giữ bí mật về các cuộc trò chuyện riêng tư giữa ông ta với Putin, vụ việc  chỉ làm gia tăng thêm  những nghi ngờ tồi tệ nhất. [5]

 

Theo nhận xét  của  Carnegie Moscow nêu ra phần trên: "Trump không có hành động chống đối nào với Putin, cho thấy ông ta đánh mất thế chủ động và chỉ làm theo sự dẫn dắt của Nga ";  cộng với  câu hỏi "rằng Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tài sản của Nga? Ông  ta liệu có bị Nga  sai khiến không?   Qua tấm hình của Carnegie Moscow Center nêu trên hy vọng đọc giả sẽ tìm ra câu trả lời.

 

Đào Văn

 

Nguồn:

[1]  Carnegie MoscowTwo Trumps in Helsinki: Russia’s Approach to the U.S. President

[2]  TV quốc tế Đức DW: Germany wary over Donald Trump-Vladimir Putin meeting

[3]  Yahoo News: Trump-criticized-NATO-asked- Russias

[4]  Báo NY Post; Putin calls first summit with Trump ‘successful’ 

[5]  Tạp chí The Atlantic:  Subpoena the Interpreter

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang
Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, với niềm tự hào về nòi giống Rồng Tiên, một nền văn hóa đa dạng và một dân tộc siêng năng
Nhiều người vẫn tưởng đảng Cộng sản Việt Nam càng ngày càng vững tiến lên Xã hội Chủ nghĩa, ai ngờ đảng viên, báo chí lại đang có khuynh hướng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.