Hôm nay,  

Phi Dân Chủ-Phản Dân Quyền Thì Văn Hóa Chết

11/30/202110:44:00(View: 3994)



PHAM TRAN
Phạm Trần

"Văn hóa Việt Nam hiện nay đang bị xơ cứng, mất tính sáng tạo, nhiều năm liên tục vắng bóng tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn...".

“Môi trường văn hóa nước nhà bị xâm thực, “ô nhiễm” khá nghiêm trọng.”

Nhà sử học, nguyên Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đã phát biểu như trên vào dịp Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội ngày 24/11/2021, sau 73 năm, kể từ Hội ghị lân thứ hai tại Phú Thọ ngày 20/07/1948.

Hội nghị Văn hóa lần thứ nhất được tổ chức ở Nhà hát lớn, Hà Nội ngày 24/11/1946, sau 3 năm ra đời Đề cương Văn hóa của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) do Trường Chinh, Tổng Bí thư đảng soạn, nhằm “ vận động quần chúng xây dựng văn hóa” theo định hướng "dân tộc hóa", "đại chúng hóa" và "khoa học hóa".


Nhưng tại sao đảng CSVN lại tổ chức Hội nghị Văn hóa lần thứ III vào lúc này, sau hơn 35 năm được gọi là “đổi mới” và nhắm mục đích gì ?

Theo lời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì Đại hội kỳ này nhằm tiếp tục “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa đảg VIII, đặt trọng tâm vào “xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.”

Nhưng ông Trọng lại nói:”Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.” (Diễn văn tại Hội nghị, ngày 24/11/2021)

Ai cũng biết đó là thứ văn hóa độc tài, đảng trị, xơ cứng, giáo điều, bảo thủ, lạc hậu và phủ nhận quyền con người. Vì vậy nó hạn chế, kìm kẹp và kiểm soát tư tưởng văn, nghệ sỹ và trói buộc các sáng tác phải nằm trong khuôn khổ cho phép.

Vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn hô hoán um lên rằng: ”Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới.”

Khởi hành từ điểm tự khen này, ông Trọng nói:” Đảng ta khẳng định: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế; xây dựng văn hoá trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hoá công chức, văn hoá công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên.”

Chủ trương thì như thế, nhưng ông Trọng không quên minh định rằng:” Chủ thể xây dựng và phát triển văn hoá là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo…”, y như đảng từng nói “đất đai thuộc về toàn dân”, nhưng lại “do nhà nước qủan lý”, hay cái gì cũng “đảng lãnh đạo, nhà nước qủan lý, nhân dân làm chủ” nhưng không giấu được hậu ý đảng phải nhúng tay vào mọi việc, kể cả kiểm soát tư tưởng người dân.

PHẢN ỨNG

Vì vậy, ông Dương Trung Quốc mới nói :"Văn hóa Việt Nam hiện nay đang bị xơ cứng, mất tính sáng tạo…”

Theo ông thì :"Phải làm sao để đưa dân chủ vào trong văn hóa, phát huy tính sáng tạo của các nghệ sĩ. Đây cũng là giải pháp căn cơ thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam". (Vietnam Express ngày 21/11/2011)

Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát bảo:” Không có văn hóa thì sự no đủ hay giàu có cũng vô nghĩa.”

Bà nói với báo ViệtNamNet:”Tôi và mọi người bất ngờ vì đại hội lần này được tổ chức bởi văn hóa chìm đắm đã rất lâu rồi, hơn 40 năm Hội nghị Văn hóa mới được tổ chức lần thứ 3.” (VNNET, ngày 24/11/2021)


Nhà thơ Hồng Ngát nói thêm:”Nếu thiếu văn hóa thì xã hội đi về đâu? Tất cả các lĩnh vực đều cần đến văn hóa, văn hóa sống, văn hóa ứng xử, văn hóa đạo nghĩa, văn hóa mà dân tộc gìn giữ từ xưa đến giờ giờ buông lỏng rất nhiều nên xã hội loạn nhiều thứ, loạn bằng cấp, loạn về vị trí xã hội... Văn hóa nghệ thuật chuyên sâu cũng gần như bị thả nổi để kinh tế thị trường chi phối mà hầu như không được đầu tư…”


“Trong nghị quyết ĐH Đảng lần nào cũng có chương về văn hóa văn nghệ, rất nhiều nghị quyết nói về văn hóa rất nhiều nhưng dường như người ta không chú ý đến điều đó. Đầu tư cho văn hóa ngày càng ít đi và đầu tư cho các ngành nghệ thuật cũng vậy, rất dè sẻn.”

Nghệ sỹ Nhân dân (NSND) Thanh Hoa góp ý thêm:” Kỳ vọng của tôi là Thủ đô và thành phố lớn sẽ có nền văn minh đô thị - văn hoá nghệ thuật Việt Nam không lai tạp - truyền thông Việt Nam không phủ sóng phim - ca nhạc tới 80% là của nước ngoài như hiện nay. Các cháu thiếu nhi không bị đánh cắp tuổi thơ ép thành người lớn trong nghệ thuật và còn nhiều chi tiết văn hoá cần được quan tâm.”

NSND Trịnh Thúy Mùi: "Riêng nghệ thuật sân khấu cho thấy sự thiếu hụt đội ngũ tác giả đạo diễn trẻ, tài năng một cách trầm trọng nhất của sân khấu thế kỉ 21"

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam phát biều tại Hội nghị:” Với tinh thần và trách nhiệm, lương tâm của những người làm nghề, chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào sự thật là: “Những thành tựu văn học – nghệ thuật mà chúng ta đã đạt được trong 35 năm qua chưa tương xứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, chưa đáp ứng được kỳ vọng, mong đợi của nhân dân.”


Các tác phẩm văn học – nghệ thuật chưa phản ánh được thật sinh động và đầy đủ, toàn diện thực tiễn công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, chưa thổi bùng lên khát vọng phát triển đất nước mạnh giàu, lòng tự hào dân tộc và ý chí độc lập tự cường. Trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật còn ít những tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại, có sức sống lâu bền trong lòng công chúng…”


“Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta còn tỏ ra lúng túng và bị động, chưa chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu có thêm đời sống văn hóa của nhân dân. Việc tiếp thu ảnh hưởng văn hóa bên ngoài đôi khi bị sa đà và xô bồ, nhất là trong các lĩnh vực nghệ thuật giải trí, ca nhạc, phim ảnh... khiến cho môi trường văn hóa nước nhà bị xâm thực, “ô nhiễm” khá nghiêm trọng.”

Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân kết luận:”Những hiện tượng kể trên tồn tại trong một thời gian khá dài, tác động tới đời sống văn học - nghệ thuật, làm chững lại nhịp phát triển, kéo theo những sa sút về văn hóa và nhân cách con người.” (VietNamNet, ngày 24/11/2021)

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng phê bình:”Văn hoá chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hoá trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí.”

Ông nói thêm:"Thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người. Môi trường văn hoá vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực...",

Ông dẫn chứng, "gần đây tôi không thấy có bài hát nào hay". "Tôi nói vậy mong các văn nghệ sĩ đừng giận.”(VNEXPRESS, ngày 24/11/2021)

Nhưng tại sao lại có những hụt hẫng như thế, và, nguyên nhân nào đã khiến Văn nghệ sỹ không muốn tiếp tục xếp hàng nhận “đơn đặt hàng” của Tuyên giáo để sáng tác tuyên truyền cho đảng. Hay là họ cũng đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” quay lưng lại với đảng, muốn thoát gông kìm Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh như một số không nhỏ cán bộ đảng viên đã và đang làm ?

Và khi ông Trọng than phiền “Môi trường văn hoá vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực” thì ông đã biết “tiêu cực” phát sinh từ con người cán bộ, đảng viên và “tham nhũng” cũng sinh ra từ người của đảng, của chế độ. Nhân dân, nạn nhân của tham nhũng, bị xách nhiễu, tống tiền không can hệ gì đến những chứng hư tật xấu của đảng.

Cho nên, khi văn hóa bị “tham nhũng và tiêu cực” ô nhiễm thì đó là trách nhiệm của đảng đã để sinh ra tình trạng này để tha hóa Văn hóa.

Còn khi ông Trọng than “Thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới” thì trước tiên ông nên hỏi tội Hội Nhà văn, Hội Nhà báo và các Hội Nghệ thuật khác tại sao họ đã được đảng nuôi ăn béo mầm mà không biết nặn ra những Tác phẩm ca tụng thành tích 35 năm Đổi Mới của đảng ? Hay là những tay bồi bút này còn biết giữ chút liêm sỉ cuối cùng nên không dám nhắm mắt viết liều ?

Từ lâu Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng từng than phiền Báo chí và Văn nghệ sỹ đã khai thác những tiêu cực trong xã hội nhiều hơn đề cao những “việc tốt và người tốt”, nhưng đảng cũng nên biết, khi nhà nước đề xướng cải cách hành chính là ngay lập tức dân gian đã nhận ra đó chỉ để “hành dân là chính”. Hơn nữa đa phần cán bộ đảng viên lại mắc bệnh nói nhiều làm ít, hay thích đánh trống rồi bỏ dùi nên nhân dân cũng chán đến nghẹn cổ.

Vậy đó là lỗi tại ai ? Lãnh đạo đảng và nhà nước cũng nên tự vấn : Tại sao lại có tình trạng “lợi ích nhóm” cấu kết với nhau giữa những cán bộ lập dự án kinh tế, quy hoạch đất đai với các Doanh nghiệp, Công ty đầu tư nước ngoài và doanh nhân để đội giá, hút tiền đóng thuế của dân để bỏ túi ?

Có muôn ngàn lý do để bào chữa nhưng cốt lõi vẫn là” tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và phức tạp, tinh vi” từ năm này qua năm khác, và năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.

Vì vậy mới có tình trạng giầu-nghèo cách biệt càng ngày càng giãn ra trong xã hội và giữa thành phố, vùng quê, vùng cao và hải đảo. Sự đối xử khác biệt giữa các khu vực người Kinh và đồng bào Dân tộc cũng đã thường xuyên xẩy ra trong xã hội Việt Nam.

NHÂN QUYỀN-QUYỀN SÁNG TÁC

Nhìn chung, nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu các tác phẩm đỉnh cao trong Văn học, Nghệ thuật, sau 35 năm đổi mới kinh tế và chỉnh sửa lại hệ thống cầm quyền, vì quyền con ngưởi và quyền được sáng tạo dân chủ và tự do của nghệ sỹ đã không được đảng bảo vệ và tôn trọng như Hiến pháp năm 2013 quy định.

Ngược lại, đảng đã tìm mọi cách vừa bằng luật, vừa bằng các biện pháp hành chính, kể cả những quy định vi phạm luật để kiểm soát tư tưởng và trú dập Văn nghệ sỹ độc lập hay bất đồng chính kiến. Đảng cũng không ngại sử dụng dư luận viên ăn lương nhà nước để xuyên tạc, mạ lỵ và vu khống nhửng Văn nghệ sỹ chân chính làm tay sai, hay hành động chống nhà nước theo chỉ thị của các “thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” do Hoa Kỳ lãnh đạo.


Vì vậy, nếu mục tiêu của Hội nghị ngày 24/11/2021 là “ phải tập trung thực hành để triển khai hệ giá trị con người Việt Nam yêu nước, trọng lẽ phải, giàu tình thương, sáng tạo và có khát vọng xây dựng đất nước", nhưng phải dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh do đảng lãnh đạo thì Văn hóa sẽ tiếp tục chết.-/-

Phạm Trần
(11/021)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.