Hôm nay,  

Điểm Báo Quốc Tế Về Việc Trung Quốc Tấn Công Đài Loan

14/10/202110:52:00(Xem: 3127)


Sinologin Kristin Shi-Kupfer - "Taiwan rückt ins Visier Chinas" (Archiv)
Nguồn ảnh: picture alliance / PantherMedia / Boris Zerwann


Lời người dịch: Chủ nhật vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã bác bỏ rõ ràng. 

Vào tuần trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. 

Hiện nay, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng các giảng viên Mỹ đang bí mật huấn luyện cho quân đội Đài Loan. 

Tình hình biến chuyển nghiêm trọng và  trên các báo quốc tế các nhà bình luận đánh giá sự leo thang rất khác nhau. Sau đây là bản tuyển dịch các quan điểm chính.

***


I.


Nhật báo STRAITS TIMES từ Singapore nhận định về tình trạng leo thang xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan: 

“Bắc Kinh đã gửi máy bay đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan liên tục trong 5 ngày, kèm theo lời khẩu chiến. 

Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh về quyết tâm của Trung Quốc khi tuyên bố rằng việc Đài Loan thống nhất với Trung Quốc là vì lợi ích của cả hai dân tộc và sẽ được thực hiện.

Đài Loan đã phản ứng bằng cách phổ biến một video đầy lòng yêu nước của không lực và nói rằng chỉ có người dân Đài Loan mới tự quyết định tương lai của họ. Tổng thống Thái Chính Văn nhấn mạnh rằng Trung Quốc không nên ảo tưởng và người dân Đài Loan sẽ không cúi đầu trước áp lực. Đồng thời, bà Văn đưa ra ý kiến về các cuộc thảo luận trên cơ sở bình đẳng, cho dù bà biết rõ rằng điều này Bắc Kinh sẽ không lắng nghe. Nhưng các cuộc đàm phán thực sự là cách duy nhất để thoát khỏi tranh chấp Trung Quốc-Đài Loan.”

Nhật báo LIANHE BAO từ Đài Bắc lo ngại rằng: 

“Đài Loan đang ngày càng trở thành con tốt trong cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. Cuộc Chiến tranh Lạnh mới này đang dẫn thế giới vào trong một thảm họa và chắc chắn là Đài Loan sẽ không yên trong việc này. 

Cách đây không lâu, cả thế giới đã chứng kiến cảnh Washington bỏ rơi Afghanistan và các đồng minh. Không có lý do gì để tin rằng Mỹ cũng sẽ không bỏ rơi Đài Loan. 

Do đó, Đài Bắc phải hành động độc lập và thận trọng. Khiêu khích Bắc Kinh và tin vào Mỹ sẽ là một phương cách sai lầm.”

Tờ báo DIARIO DE NOTICIAS từ Lisbon, Bồ Đào Nha, coi một cuộc chiến tranh giành Đài Loan là điều có thể tưởng tượng được, nhưng khó có thể xảy ra: 

“Cho đến nay tranh chấp giữa Bắc Kinh và Đài Bắc chủ yếu được đấu tranh bằng lời nói, nhưng nó rất có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự trong đó Hoa Kỳ cũng bị dính líu. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai. 

Sau cuộc biểu dương quân lực gần đây chống lại Đài Loan, ông Tập tiếp tục chủ trương thống nhất đất nước, nhưng hiện nhấn mạnh rằng điều này nên diễn ra trong hòa bình. 

Rõ ràng Bắc Kinh cũng nhận thức được rằng một cuộc xung đột vũ trang sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được."

Nhật báo NIHON KEISAI SHIMBUN từ Tokyo nhận thấy có dấu hiệu xích lại gần nhau trong mối quan hệ giữa hai quốc gia: 

“Nữ Tổng thống Đài Loan đã nhấn mạnh rằng đất nước của bà ấy sẽ không cúi đầu. Tuy nhiên, lời nói của bà ít mang tính đối đầu hơn so với những lần trước. Lý do của việc này có lẽ là do bài phát biểu của vị nguyên thủ Trung Quốc Tập trong ngày trước đó. Trong đó, ông Tập không nói một lần đến 'sức mạnh quân sự'. Tuyên bố quan trọng của ông được lặp lại nhiều lần, đúng hơn là 'thống nhất trong hòa bình'.

Đây là lối diễn đạt hoà hoãn hơn  những người tiền nhiệm của ông Tập thích sử dụng. Sự lựa chọn từ ngữ thận trọng hơn có thể được giải thích là do căng thẳng trong cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Washington đã giảm bớt, nhờ vào sáng kiến của Tổng thống Mỹ Biden. Rõ ràng là Trung Quốc muốn ra hiệu nhượng bộ."

Nhật báo SYDNEY MORNING HERALD từ Úc cũng đề cập đến thái độ hung hăng của Trung Quốc, dù không liên quan đến Đài Loan, mà là đến Úc: 

“Năm ngoái, biên tập viên của Thời báo Hoàn cầu do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát đã viết rằng Úc không hơn gì kẹo cao su dính vào đế giày của Trung Quốc và phải tìm một viên đá để chà nó đi. 

Tuy nhiên, trong khi đó, rõ ràng là Úc không bất lực đến mức khi chống lại Bắc Kinh. Úc đã đóng vai trò hàng đầu trong một liên minh mới được thành lập để đối phó với hành động gây hấn của ông Tập. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là Tập sẽ nhượng bộ, mà là sẽ cần một viên đá lớn hơn.“

II.


Nhật báo
La REPUBLICA của Ý cho đây là mối đe dọa lớn nhất của thế kỷ và trận chiến giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được quyết định ở Đài Loan. Báo này viết:

“Điều này cho thấy một thách thức toàn cầu mà nó cũng liên quan đến vấn đề nhân quyền, chúng ta hãy nghĩ đến những lời chỉ trích về cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến ở Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và các dân tộc thiểu số khác. 

Tập Cận Bình đã đáp trả bằng cách cáo buộc Mỹ là theo chủ nghĩa thực dân mới và gửi hàng trăm máy bay quân sự đến Đài Loan để đòi quyền 'tái thống nhất' hòn đảo này. ... 

Trong khi Joe Biden muốn xây dựng một kiến trúc an ninh mới ở châu Á để nhờ đó mà Mỹ có thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo thế giới, Tập lại đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch của Mao. ... 

Đó là xích mích giữa hai dự án không tương thích đang diễn ra ở Đài Loan và đặt ra mối đe dọa lớn nhất trong thế kỷ của chúng ta."

Nhật báo FRANKFURTER RUNDSCHAU của Đức cho lời đe doạ tấn công sẽ là phản ứng sai lầm và tin rằng châu Âu không nên đánh giá quá cao về kịch tính làm gia tăng căng thẳng:

“Đúng là Trung Quốc đang thử nghiệm  mức giới hạn trong các mối giao dịch với Đài Loan, đặc biệt là thông qua vụ vi phạm gây nhiều tai tiếng trên không phận của hòn đảo dân chủ. Chưa hết, chúng ta phải giải thích thêm là Bắc Kinh đương nhiên chưa có kế hoạch tấn công nào. 

Điều quan trọng vẫn là chúng ta phải phản đối và khuyến khích Trung Quốc và không được đứng yên trước các hành động khiêu khích của họ. Tất cả những điều này đã xảy ra. 

Châu Âu đang tăng cường sự hiện diện của mình ở vùng Thái Bình Dương, chẳng hạn như thông qua các cuộc tập trận chiến đấu cơ châu Âu loại Eurofighter với Nhật Bản và Úc. Nhưng các lời đe doạ tấn công là phản ứng sai lầm."

Nhật báo NÉPSZAVA của Hung cho là Trung Quốc đang học hỏi từ Nga và sự gây hấn của Bắc Kinh chủ yếu được sử dụng để tập trung vào các chủ đề gây khó chịu.

“Nhiệm kỳ chủ tịch của Tập Cận Bình đã biến đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản trở nên hiếu chiến. 

Về vấn đề này, Bắc Kinh đã học được rất nhiều từ Nga: Trung Quốc đang sử dụng các phương pháp của Điện Kremlin để thực hiện các tham vọng chính trị toàn cầu của mình. 

... Nhưng sự tự tin này chỉ là lá sung. Chế độ đang bất ổn và lo lắng về tính hợp pháp của nó. Sự gây hấn không gì khác hơn là một nỗ lực chuyển hướng sự chú ý khỏi các vấn đề nội bộ."

***


Tổng hợp từ các nguồn của Die internationale Presseschau (I); Der tägliche Blick in Europas Presse (II)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
Quan niệm đúng đắn về phát triển bền vững cũng như nhu cầu năng lượng cần thiết cho phát triển là hai vấn đề cấp thiết mà nhân loại cần phải lưu tâm trong những năm sắp đến
Khi Việt Nam bắt đầu bước ra sân chơi toàn cầu, nhiều người đều vui mừng nói đến triển vọng kinh tế của sự hội nhập ấy. Tuy nhiên, có một lãnh vực lại ít được chú ý, đó là lao động
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.