Hôm nay,  

Triển Vọng Bang Giao Nga-Hoa Với Hiệp Ước Hữu Nghị Mới

10/07/202111:15:00(Xem: 2164)

Bối cảnh

Gần đây, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý gia hạn hiệu lực của Hiệp ước Hữu nghị Trung Quốc và Nga năm 2001. Đây là một quyết định quan trọng để cho hai nước có cơ sở đến gần nhau hơn trong việc thực hiện các chiến lược hợp tác kinh tế và chính trị. Nhưng trong mối quan hệ đối tác mới này không có nghĩa là cả hai nước không còn các vấn đề tranh chấp.

Hiệp ước Hữu nghị Nga-Hoa quy định sự hỗ trợ về các vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của cả hai quốc gia. Tổng thống Putin nhấn mạnh là trong bối cảnh địa chính trị ngày càng gia tăng căng thẳng, tình hữu nghị Nga-Hoa sẽ đóng một "vai trò làm ổn định cho các vấn đề của thế giới". Trong mối quan hệ trao đổi thương mại hiện nay, Nga cung cấp cho Trung Quốc nhiều mặt hàng, trong đó có dầu, khí đốt và than đá. Đổi lại, Trung Quốc bán máy móc và hàng tiêu dùng cho Nga.

Trong vai trò là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cả hai nước cũng có nhiều lợi ích chung và nhất là hiện nay trong mối quan hệ khá căng thẳng với Mỹ. Theo quan điểm của NATO, Trung Quốc và Nga hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh ở khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương.

Quân bình quyền lực 

Trước đây, Trung Quốc rất quan tâm đến kỷ thuật sản xuất vũ khí của Nga. Tình hình đã thay đổi đáng kể từ khi Trung Quốc đã gia tăng năng lực quốc phòng. Kinh phí quốc phòng trong năm 2020 lên tới 252 tỷ đô la, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ (772 tỷ USD), vượt xa Nga (61,2 tỷ USD), dự kiến cho năm 2021 là sẽ tăng  6,8%. Với số lượng đầu đạn hạt nhân hiện nay 350, Trung Quốc đã vượt qua Pháp (290) lên vị trí thứ ba thế giới và đứng sau Nga (6.500) và Mỹ (6.185). Về số lượng tàu chiến (777) và tàu ngầm (79), Trung Quốc đã vượt qua Mỹ (490 – 69) và Nga (605 – 64). 

Vấn đề chính hiện nay là không phải Nga hay Hoa Kỳ, mà toàn thế giới không biết Bắc Kinh đang nghĩ và làm gì với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của họ. Nhưng tất cả có một nhận định chung là Trung Quốc đã không còn lệ thuộc Nga về mặt công nghệ quốc phòng và bí mật vũ khí. Lo âu chung lớn nhất là vũ khí hạt nhân của Trung Quốc "có tiềm năng lớn làm thay đổi hoàn toàn thế ổn định chiến lược thế giới." Cụ thể là Trung Quốc đang bí mật xây dựng tại một sa mạc gần Yumen, một thành phố ở vùng tây bắc Trung Quốc 119 hầm chứa tên lửa liên lục địa, đặc biệt là có loại tên lửa DF-41, với tầm bắn hơn 15.000 km, có nghĩa là, cả hai lãnh thổ Hoa Kỳ và Nga đều có nguy cơ bị tổn thương.

Trong thời gian qua, trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Trong mối quan hệ ngoại thương của Trung Quốc, Nga vẫn có vị trí còn khiêm nhường, không nổi bật như các quốc gia công nghiệp phương Tây. Nhưng đối với Nga, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại song phương quan trọng, đã thay thế vai trò của Đức trong một thời gian trước đây. Tuy nhiên, khối Liên minh châu Âu vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga.

Hiện nay, đối với Trung Quốc, Nga đang là nhà cung cấp chủ yếu về nguyên nhiên vật liệu, trong đó có năng lượng, nhất là dầu khí.

Nhìn chung, Nga nhập nhiều các mặt hàng từ Trung Quốc, đáng kể nhất là hàng dệt may, hàng tiêu dùng và ngày càng có nhiều mặt hàng công nghệ cao trong các lĩnh vực viễn thông, số hóa và công nghệ máy tính. 

Theo quan điểm của Nga, tình trạng này nếu còn kéo dài sẽ dẫn đến mức bất quân bình mậu dịch giống như giữa Nga với các quốc gia công nghiệp phương Tây trước đây. 

Lợi ích chung 

Hiệp ước Hữu nghị Nga-Hoa đã được áp dụng lần đầu tiên từ tháng 7 năm 2001. Theo quan điểm của cả Bắc Kinh và Moscow, mục tiêu Hiệp ước nhằm tạo ra một tình trạng đối trọng ảnh hưởng so với phương Tây. 

Trước sự chuyển biến trong hệ thống chính trị toàn cầu, cả hai nước đều mong muốn là tiếp tục cai trị bằng chính sách độc tài đảng trị, tìm cách hạn chế mọi ảnh hưởng của phương Tây và thay thế bằng một trật tự chính trị tương ưng, có nghĩa là, có một vị thế chung để đối phó với Mỹ và phương Tây.

Thực ra, cho dù có ý thức phối hợp để "chống Mỹ cứu nước", nhưng tác động của cả hai chưa đúng mức đáng kể. Trong khi không khí đàm phán giữa hai phái đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Alaska cực kỳ căng thằng với ngôn ngữ ngoại giao gay gắt, thì trong lần gặp tại Genève gần đây, Biden và Putin đối thoại hoà dịu hơn. Hai phía đồng thuận là sẽ đối thoại lại về vấn đề kiểm soát vũ khí, an ninh mạng và các đại sứ của hai bên sẽ lo xúc tiến công việc. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn bất đồng về những vấn đề như nhân quyền, Ukraine và tương lai của nhà đối lập Alexei Navalny hiện đang chịu án tù giam 2,5 năm.   

Ảnh hưởng của Hiệp ước 

Trên bình diện toàn cầu, hung đồ thống trị về kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng, điển hình là chính sách “Một vành đai, một con đường”  mà chính giới quốc tế lên án  là một mối đe doạ nghiêm trọng. 

Riêng tại Mỹ, phản ứng gay gắt của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chính sách bài Hoa là một minh chứng. Nhưng những đối sách gần đây của Joe Biden cũng là một bước tiếp nối của vị tiền nhiệm, không thể khác hơn vì Joe Biden cũng nhận định là tình hình bang giao không hề cải thiện; ngược lại, hệ thống an ninh quốc tế ngày càng có nhiều nguy cơ: Đài Loan và Biển Đông là hai thí dụ chính cho khu vực Đông Á. 

Nhìn chung, trong bối cảnh khá sôi động hiện nay, Nga chỉ đóng một vị trí chiến lược thứ yếu hơn Trung Quốc, nhưng tác động của Trung Quốc cho Nga qua việc gia hạn Hiệp ước Hữu nghị lần này, chắc chắn có thể củng cố cho Nga có nhiều hành động ngoạn mục hơn trong tương lai.

Các vấn đề tồn đọng 

Có nhiều tiên đoán cho là, về lâu dài, một số xung đột lợi ích cũng có thể xảy trong một vài lĩnh vực nhất định, nếu tình trạng bất quân bình giữa Nga và Trung Quốc phát sinh trong một hình thức như sau.

Ví dụ, Bắc Cực, nơi Nga có yêu sách về chủ quyền lãnh thổ. Trong tương lai, Nga cũng sẽ lên tiếng về vấn đề Trung Á, nơi Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng như một tác nhân kinh tế và đang tìm mọi cách để đẩy lui các ảnh hưởng chính trị Nga ra khỏi khu vực. Điều tương tự cũng có thể xảy ra tại một số khu vực khác trên thế giới. Trung Quốc luôn tỏ ra dè dặt trong một số cuộc xung đột mà Nga đã có với phương Tây.

Trong cuộc chiến tranh giữa Nga-Georgia trong năm 2008, sau đó Nga công nhận hai vùng lãnh thổ ly khai ở Georgia là các quốc gia; Moscow muốn là Trung Quốc hỗ trợ, nhưng không được Trung Quốc đáp ứng. Trong việc sáp nhập Crimea của Nga, Trung Quốc cũng làm tương tự.

Qua vai trò của Trung Quốc trong Hiệp ước Hữu nghị với Nga, không chỉ có vấn đề tranh chấp ở Trung Á đang phát sinh mà còn ở phía tây nước Nga. 

Các quyền lợi kinh tế tại Siberia, nếu Trung Quốc biết khai thác đúng mức, sẽ giúp cho Trung Quốc tăng trưởng kinh tế đáng kể. Siberia là vùng dân cư thưa thớt, nhưng nếu Trung Quốc tăng ảnh hưởng chính trị, chắc chắn là giới lãnh đạo Nga sẽ  lo lắng hơn.

Về mặt liên quan đến Trung Á, Liên minh Kinh tế Á-Âu của Putin và chương trình "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc có thể gây xung đột tại một số điểm. Châu Âu đang có ý thức vấn đề này khi tiềp tục mở rộng ảnh hưởng Liên minh Kinh tế Á-Âu. 

Các biện pháp tài trợ kinh tế của Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ kết nối Trung Quốc với Trung Á, Nga và cuối cùng châu Âu, nhưng trước mắt không đưa đến một cuộc xung đột nguy hiểm đáng kể nào trong mối quan hệ Nga-Hoa. Trong tương lai, đây là những lĩnh vực mà xung đột có thể thành hình. 

Mối quan hệ Hoa-Nga là một liên minh trong mục tiêu tiện dụng, không phải là một liên minh chiến lược thực sự. Hai phía vẫn có những nghi ngờ tồn động, nhưng vẫn có thể thoả hiệp được để có lợi hơn, giống như mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ. 

Tóm lại, cho đến nay, cả hai bên Nga-Hoa vẫn đang đối phó với các vấn đề này trong tinh thần dè dặt và xây dựng, bởi vì cả hai nhận ra là các thành quả thu lượm trong tương lai sẽ vô cùng to lớn khi so với những bất lợi trước mắt.


Bài liên quan: 

Các hậu quả quốc tế về tình trạng cô lập của Nga

Liệu một liên minh mới Nga–Hoa sẽ thành hình?

Putin nghĩ gì và làm gi? Liệu Nga sẽ sụp đổ không?*

Quyền lực mềm của Putin vừa yếu lại vừa thiếu*



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
19/07/2007. Em hy vọng tất cả mọi người hãy nhớ lấy hôm nay mà kể từ đây em sẽ gọi là NGÀY DÂN HẬN. Và cũng xin thưa với tất cả các Đảng viên Cộng sản
Hai Tổng thống Bush và Musharraf đang ngờ, đang chờ, đang nhờ nhau" Sau khi một số Nghị sĩ Cộng Hoà bày tỏ sự hoài nghi về chiến lược Iraq
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.