Hôm nay,  

Lễ Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Những Vấn Đề Xoay Quanh

01/07/202111:35:00(Xem: 7019)


Banner und Blumen zum 100-jährigen Bestehen der Kommunitischen Partei in China


Lý Lập Tam, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu  và một số ít trí thức yêu nước theo đường lối Mác xít đã thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 31 tháng 7 năm 1921 tại Thượng Hải. Lúc đầu, chỉ có một vài ngàn đảng viên hoạt động yếu kém và rời rạc, nên Liên Xô không quan tâm. Về sau, Mao Trạch Đông mới xuất hiện trong một chi bộ thuộc tỉnh Quảng Đông và đến năm 1945 trở thành Chủ tịch Đảng.  Hiện nay, tổng số đảng viên lên hơn 95 triệu.


Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Bắc Kinh có dịp để ôn lại truyền thống đấu tranh, đưa ra một bảng đối chiếu với hiện tại, ca ngợi các thành tựu và nhìn về tương lai. 


Thực ra, lại một lần nửa, Trung Quốc thể hiện những mâu thuẫn rõ rệt, vừa ca ngợi thành tích có chọn lọc, vừa lừa dối lịch sử thương đau. Giống như trước đây, trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân, Trung Quốc cũng không thể làm khác hơn.


Thành tích chọn lọc?


Chắc chắn là dân chúng và ĐCSTQ có rất nhiều tự hào, nhưng nhất vẫn là về kinh tế.

 

Với chính sách Cải cách từ năm 1979, Đặng Tiểu Bình chủ trương tập trung sản xuất hàng chế biến để xuất khầu cung ứng cho thị trường thế giới. Sau hơn 40 năm mở cửa, Trung Quốc đã biến thành một công xưởng cho thế giới và đưa trên 400 trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo, và không có quốc gia nào đã thành công tương tự. Nền kinh tế tập trung cho xuất khẩu lại được xem là một thành tố chủ yếu giúp cho thế giới đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên Hợp Quốc đặt ra vào năm 2000.


Trong lịch sử cận đại về phát triển kinh tế quốc gia, Trung Quốc, từ nhà nước nghèo của công nhân và nông dân, trở thành nền công nghiệp tiên tiến, lớn đứng vào thứ hai trên thế giới, đúng là một kỳ tích đáng khâm phục.

Hiện nay, kinh tế Trung Quốc vượt qua Ấn Độ và nhiều nước khác, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, công nghệ và quốc phòng. Trong khi sức mạnh mềm của Trung Quốc chưa phát triển và gây ảnh hưởng mạnh như của Mỹ, triển vọng vượt trội hơn nền kinh tế Mỹ về sản xuất công nghiệp trong thế kỷ XXI là một đề tài được tranh luận sôi nổi. Sự trỗi dậy kinh tế còn làm thay đổi cảnh quan địa chiến lược, điển hình là dự án xây dựng “Một Vành Đai, Một Con Đường” sẽ đưa mọi con đường đều sẽ đến Bắc Kinh. Ý đồ bành trướng của Bắc Kinh càng thể hiện rõ tại biển Đông và nhiều nơi khác. 


Gần đây, thành công trong việc phòng chống đại dịch COVID-19 và hồi phục kinh tế nhanh chóng làm mô hình Trung Quốc càng được đề cao: chế độ độc đảng sẽ chiếm ưu thế trong mọi đề án phát triển kinh tế tương lai mà không cần cải cách hệ thống chính trị. 

Chắc chắn một điều là, ở trong nước, với các thành tựu đã làm cho uy tín lãnh đạo của Tập Cận Bình và tính chính danh hợp pháp của chế độ càng được củng cố. Do đó, nhìn lại 100 năm thành hình cũng là một dịp để cho ĐCSTQ tự ca ngợi về thành tích lãnh đạo trước thế giới.


Tuy nhiên, vinh quang này chỉ là soi sáng một khía cạnh của vấn đề đa dạng. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không cải thiện được toàn diện hệ thống; ngược lại, các bất lực nội tại còn kéo dài, còn nhiều khía cạnh khác là trầm trọng hơn và không thể là một mô hình phát triển để cho các nước nghèo noi theo.


Cụ thể là, việc vi phạm luật thương mại quốc tế, tác quyền trí tuệ và chuyển giao công nghệ cho thấy là Trung Quốc không nêu cao tinh thần trọng pháp. Ở trong nước, việc vi phạm nhân quyền, bất bình đẳng sắc tộc, đàn áp thô bạo đối với xã hội dân sự, bất đồng chính kiến, và tôn giáo, kiểm soát hà khắc đối với Tây Tạng và Tân Cương, kiểm soát các phương tiện truyền thông, phát triển không bền vững và đồng bộ làm cho môi sinh cạn kiệt và bất công xã hội phát sinh. Tất cả các đặc thù này của Trung Quốc không thể biện minh hay hãnh diện mà cần phải cấp thiết cải thiện. 

Lạm dụng việc theo đuổi mục tiêu địa chính trị để xâm chiến Biển Đông, uy hiếp Đài Loan hay hạn chế tự do tại Hong Kong cũng không giúp cho Trung Quốc gây thiện cảm trong sinh hoạt quốc tế. 

Gần đây, sau các cuộc hội thảo song phương tại Alaska, G7 và NATO, Trung Quốc càng tỏ ra là không có thiện chí để giải quyết vấn đề tồn đọng với Mỹ như cạnh tranh mậu dịch và chuyển giao công nghệ. Đối với khu vực, Trung Quốc tạo cho vấn đề Đài Loan, Hong Kong và Biển Đông phức tạp hơn. 

Quan trọng nhất là Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích phát triển của các nước chậm tiến như châu Phi, và mang lại các giá trị phổ quát cho cộng đồng quốc tế. Các Viện Khổng Tử phải đóng cửa là một vết nhơ trong nỗ lực phổ biến văn hoá truyền thống.

Đi ngược lại hy vọng của quốc tế, Trung Quốc còn trở nên gay gắt cáo buộc về bản chất của chế độ dân chủ phương Tây, thách thức trật tự quốc tế và bác bỏ chủ nghĩa đa phương trong khi chủ trương chính là nỗ lực “Bình Thiên hạ” như một “Thiên mệnh” theo “Trung Quốc mộng”. 

Do đó, vấn đề thành tựu kinh tế của Trung Quốc không thể dừng lại khi chỉ tập trung thảo luận về các luận điểm như đối tác chiến lược, cạnh tranh kinh tế hay hợp tác quốc tế.  


Quan trọng hơn là phải tìm xem “Đặc thù  Trung Quốc” là gì, cụ thể là có đủ nguồn lực thực sự của một cường quốc không (có nhiều vấn đề còn giấu kín như dân số già nua và mất cân bằng về giới tính, một hệ thống chính trị vô trách nhiệm theo kiểu Lenin và một hệ thống kinh tế tài chính còn do nhà nước độc quyền thống trị); niềm tin của dân chúng nơi xã hội và chính quyền và lãnh đạo có khả năng không. 


Nhìn chung, không có một bảo đảm nào cho Trung Quốc là có thể đem đến một triển vọng cho toàn dân và đóng góp tích cực cho hoà bình thế giới. Bằng chứng là Trung Quốc không quan tâm đến những lợi ích của các quốc gia làng giềng và quốc tế. Tình trạng bất trắc đang còn kéo dài và sẽ là một lo âu chung. Hậu qủa là tình hình đối đầu tại Biển Đông trở nên sôi động và có thể dẫn đến một cuộc thế chiến. 

Sự thật lịch sử?

Gần đây, Tập Cận Bình phát động chiến dịch kêu gọi dân chúng học tập lịch sử để nâng cao tinh thần tuân phục Đảng. Nhưng ký ức lịch sử là một vấn đề giáo dục có chọn lọc khôn ngoan. Trung Quốc vẫn còn cố tình che dấu những sự thật thương đau do ĐCSTQ đã gây ra. 

Cho đến nay, không ai được phép nhớ, không sử gia nào có can đảm hay được phép làm sáng tỏ vai trò lịch sử của Mao Trạch Đông trong sự phát triển của Đảng.

Chính sách “Bước tiến nhảy vọt” làm cho hàng triệu nạn nhân chết oan uổng, sau đó đã kết thúc với một nạn đói kinh hoàng và có lẽ hơn 40 triệu người chết. 

Hàng trăm ngàn trí thức đã bị bức hại, tra tấn hoặc giết trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Vụ thảm sát ở Thiên An Môn cũng không để lại một dấu tích nào hay một luận để để cho thế hệ trẻ học tập nghiêm chỉnh.

Dĩ nhiên, tất cả sự thật này vẫn là điều cấm kỵ và không được đề cập đến nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm. 

Tóm lại, trong chiều hướng khép lại lịch sử cận đại một cách khôn ngoan, Trung Quốc sẽ không trình bày khách quan các sự thật lịch sử. Nhưng còn một hy vọng là một ngày nào đó, sư thật lịch sử sẽ được sáng tỏ. 

Đối sách của Phương Tây 


Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang là một thách thức nghiêm trọng đối với phương Tây. Trong thời gian gần đây, tinh thần bài Hoa lan rộng và thanh danh của ĐCSTQ bị mờ nhạt, nhất là trong vụ COVID 19, vì Trung Quốc tỏ ra vô trách nhiệm trong việc giải trình nguyên nhân của thảm hoạ.

 

Vì dị biệt văn hoá mà các nước trên thế giới không muốn trở thành Trung Quốc và noi theo "Mô hình Trung Quốc". Ý thức được điều này, Bắc Kinh cũng luôn khẳng định rằng "Đặc thù Trung Quốc" là ưu việt, nhưng sẽ không xuất khẩu nó và đang cố gắng cải thiện lại hình ảnh qua các biện pháp viện trợ ào ạt trang thiết bị y tế cho các nước nghèo lo chống đại dịch.

  

Thực ra, Trung Quốc đang tận dụng nhiều phương cách để làm lũng đoạn thế giới, mà phân hoá tiềm lực của ASEAN là một hình thức đầu tiên.

 

Trước đây, công luận nhận định rằng hệ thống chính trị Trung Quốc là trở ngại chính cho vấn đề phát triển toàn diện. Muốn đạt mục tiêu này, điều kiện tiên quyết và duy nhất là Trung Quốc phải nới lỏng về tự do chính trị nhiều hơn nửa.


Hiện nay, thực tế là ngược lại. Những cải cách thận trọng dưới thời Hồ Cẩm Đào đã không còn tiếp tục. Trong thời Tập Cận Bình, các biện pháp đàn áp còn gắt gao hơn, hầu như những cải cách đều bị đình trệ. Phát triển mạnh nhất là làm sống lại tinh thần sùng bái lãnh tụ “Hoàng đế Tập Cận Bình” như thời Mao Trạch Đông.


Các nước phương Tây, điển hình là Mỹ, đang lâm nguy, mà các khủng hoảng tài chánh, bất bình đẳng xã hội, bất công kinh tế và kỳ thị sắc tộc không được giải quyết là thí dụ điển hình. 


Do đó, mô hình phát triển dân chủ của phương Tây cũng đã đi vào tàn lụn; không có dấu hiệu nào cho thấy là phương Tây sẽ nêu cao cá giá trị dân chủ để thu phục Trung Quốc thay đổi. 


Ngoài ra, dân chúng và ĐCSTQ cũng không có lý do gì để muốn dân chủ hoá theo như các nước phương Tây, khi “Đặc thù Trung Quốc” đang và sẽ là một ưu việt đáng hãnh diện. Kể cả giới trẻ Trung Quốc hấp thụ được văn hoá phương Tây cũng không có những suy nghĩ khác hơn. 

 

Trước mắt, phương Tây phải làm quen dần với một Trung Quốc hùng mạnh, thôn tính các nước láng giềng, xem sự trỗi dậy như là một tình trạng bình thường mới trong khi tìm một đối sách hữu hiệu


Cách tốt nhất để phương Tây lấy lại vị trí lãnh đạo trong quan hệ với Bắc Kinh là hồi phục vị thế như bối cảnh trước đại dịch. Ba điều kiện chính cần theo đuổi là tăng cường nguồn lực thực sự, phát huy niềm tin của dân chúng trong xã hội và khả năng lãnh đạo của chính quyền. 


Nhìn chung, hiện nay, không có một bảo đảm nào cho cả hai chế độ Trung Quốc và dân chủ phương Tây là có thể vận hành hoàn hảo trong tương lai. 


Khi tình trạng bất trắc còn kéo dài, thì nỗi lo sợ thường trực là thế chiến có nguy cơ bùng phát. Vấn đề hiện nay là làm sao xác định mức độ leo thang xung đột trong khu vực Đông Á, liệu xem có biến thành thế chiến không. 


Vấn đề cụ thể cần thảo luận sâu rộng hơn  liên quan đến vị thế của Iran, Bắc Hàn, Đài Loan và Ấn Độ-Thái Bình Dương, khả năng tác chiến di động của Mỹ và tiềm năng công hãm trong không gian mạng và tình báo chiến lược của Trung Quốc để làm suy yếu phương Tây.


Bài liên quan: 

Vạch trần dối trá lịch sử cận đại của Trung Quốc

Điều gì có thể gây ra chiến tranh Mỹ-Trung?

Kỷ niệm 70 năm, Trung Quốc phải chấp nhận thách thức to lớn nhất

Thế kỷ của Trung Quốc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.