Hôm nay,  

Không Nên Lo Cho Mỹ Về Nguy Cơ Lạm Phát*

21/06/202114:29:00(Xem: 2676)

Project-Syndicate 

Tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ và Châu Âu gia tăng nhẹ đã gây ra những lo lắng trong thị trường tài chính. Có phải chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang có nguy cơ làm quá nóng nền kinh tế với gói cứu trợ trị giá 1.9 nghìn tỷ đô la và các kế hoạch chi tiêu bổ sung để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và hỗ trợ cho các gia đình ở Mỹ?

Những lo ngại như vậy là còn sớm, khi xét đến tình trạng bất trắc mà chúng ta vẫn còn đối phó. Chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm về một cuộc suy sụp do đại dịch gây ra trước đây với suy thoái kinh tế trong khu vực dịch vụ một cách không cân xứng, sự gia tăng bất bình đẳng chưa từng có và tỷ lệ tiết kiệm tăng vọt. Thậm chí không ai biết liệu có thể và khi nào COVID-19 sẽ được ngăn chặn ở các nền kinh tế tiên tiến hay không, chứ đừng nói chi đến cho toàn cầu. Trong khi cân nhắc đến các rủi ro, chúng ta cũng phải soạn thảo kế hoạch cho tất cả các biện pháp dự phòng. Theo quan điểm của tôi, chính quyền Biden đã xác định một cách đúng đắn về so sánh các rủi ro nào gây ra quá ít và quá nhiều.


Hơn nữa, phần lớn áp lực lạm phát hiện tại bắt nguồn từ những trở ngại ngắn hạn về phía nguồn cung, đó là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta tái khởi động nền kinh tế đã tạm thời bị phong toả. Chúng ta không thiếu năng lực tổng quát để chế tạo ô tô hoặc chất bán dẫn; nhưng khi tất cả các ô tô mới sử dụng chất bán dẫn và nhu cầu về ô tô bị sa sút trong tình trạng bất trắc (như đã xảy ra trong trận đại dịch), việc sản xuất chất bán dẫn sẽ bị hạn chế. Nói rộng hơn, điều phối tất cả các chuẩn bị cho sản xuất trên một nền kinh tế toàn cầu được tích hợp một cách phức tạp là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn mà chúng ta thường coi là chuyện đương nhiên, vì mọi thứ hoạt động rất tốt và bởi vì hầu hết các biện pháp điều chỉnh đều xem là chuyện "bên lề".


Hiện nay, tiến trình bình thường đã bị gián đoạn, sẽ có trục trặc, và những điều này sẽ biến thành việc tăng giá cho sản phẩm này hay sản phẩm khác. Nhưng không có lý do gì để tin rằng những chuyển động này sẽ thúc đẩy các kỳ vọng về lạm phát và do đó tạo ra động lực lạm phát, đặc biệt đứng trước tình trạng công suất dư thừa chung trên toàn thế giới. Điều đáng ghi nhớ là mới gần đây một số người cảnh báo về tình trạng lạm phát từ nhu cầu quá mức, họ đã nói về tình trạng trì trệ thường tình, nó sinh ra từ nhu cầu tổng hợp không đủ (ngay cả khi mức lãi suất bằng 0).


Ở một đất nước mà tình trạng bất bình đẳng sâu xa, lâu đời đã bị phơi bày và trầm trọng hơn bởi trận đại dịch, một thị trường lao động chặt chẽ sẽ đúng là những liệu thuốc định bịnh. Khi nhu cầu lao động tăng mạnh, tiền lương ở mức thấp nhất tăng và các nhóm bị thiệt thòi được nhận vào trong thị trường lao động. Tất nhiên, sự xiết chặt chính xác của thị trường lao động Mỹ hiện tại là một vấn đề của một số cuộc tranh luận, với các báo cáo về tình trạng thiếu hụt lao động, mặc dù mức nhân dụng vẫn thấp hơn rõ rệt so với mức trước lúc khủng hoảng.


Những người bảo thủ đổ lỗi cho tình hình là do các khoản trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp quá hào phóng. Khi so sánh các nguồn cung lao động trên khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ, các nghiên cứu kinh toán học cho thấy rằng những loại tác động không khích lệ cho lao động này bị hạn chế. Và trong mọi trường hợp, việc mở rộng các trợ cấp thất nghiệp sẽ kết thúc vào mùa thu, mặc dù tác động kinh tế toàn cầu của virus sẽ kéo dài.


Thay vì hoảng sợ về lạm phát, chúng ta nên lo lắng về những gì sẽ xảy ra với tổng khối nhu cầu khi các quỹ cung ứng bởi các gói cứu trợ tài chính cạn kiệt. Nhiều người trong số những người ở mức thấp nhất về thu nhập và phân phối tài sản đã gây ra các khoản nợ lớn, trong một số trường hợp, trị giá nhiều hơn so với một năm thiếu nợ tiền thuê nhà, vấn đề là nhờ các biện pháp bảo vệ tạm thời chống lại việc trục xuất.


Tình trạng giảm chi tiêu của các hộ gia đình mắc nợ không hề được bù đắp bởi những người giàu thượng lưu, hầu hết họ là những người đã tích lũy tiền tiết kiệm trong đại dịch. Nếu cho rằng khoản chi của các mặt hàng tiêu dùng lâu dài vẫn còn mạnh trong 16 tháng qua, thì có vẻ như là người khá giả sẽ sử dụng khoản tiết kiệm bổ sung của họ giống như bất kỳ khoản thu nhập bất thường nào khác: như một thứ gì đó được đầu tư hoặc chi tiêu một cách chậm chạp trong suốt nhiều năm. Trừ khi có khoản công chi mới, một lần nữa, nền kinh tế có thể phải gặp khó khăn về số tổng cầu khiếm hụt.


Hơn nữa, ngay cả khi áp lực lạm phát trở nên thực sự đáng lo ngại, chúng ta có các công cụ để giảm cho nhu cầu (và sử dụng các công cụ sẽ thực sự đẩy mạnh triển vọng dài hạn của nền kinh tế). Để bắt đầu, có chính sách về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Hơn một thập kỷ qua, lãi suất gần như bằng không đã không làm lành mạnh cho nền kinh tế. Giá trị khan hiếm của vốn không phải bằng không. Lãi suất thấp làm xáo trộn thị trường vốn bằng cách kích hoạt cho việc tìm kiếm lợi nhuận, nó dẫn đến việc chọn các phụ phí cho các rủi ro thấp. Trở lại tình trạng lãi suất bình thường hơn sẽ là một điều tốt (mặc dù người giàu, những người hưởng lợi chính của thời đại lãi suất cực kỳ thấp này, có thể họ muốn có sự khác biệt).


Để chắc chắn, một số nhà bình luận xem các bảng đánh giá về cán cân rủi ro của Cục Dự trử Liên bang và lo lắng rằng Cục sẽ không hành động khi cần thiết. Nhưng tôi nghĩ rằng các lời tuyên bố của Cục đưa ra, và tôi tin rằng quan điểm của Cục sẽ thay đổi nếu và khi nào có bằng chứng phải làm như vậy. Bản năng chống lạm phát được có trong DNA của các ngân hàng trung ương. Nếu họ không coi lạm phát là vấn đề chính hiện nay đang phải đối mặt với nền kinh tế, bạn cũng không nên lo như vậy.


Công cụ thứ hai là tăng thuế. Đảm bảo tình trạng lành mạnh lâu dài của nền kinh tế đòi hỏi đầu tư công nhiều hơn, điều này sẽ phải được trả bằng một giá. Tỷ lệ thuế tính trên GDP của Mỹ là quá thấp, đặc biệt là trong tình trạng bất bình đẳng trầm trọng của Mỹ. Có một nhu cầu cấp thiết về một hệ thống thuế luỹ tiến hơn, chưa kể đến thuế về môi trường đ đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu. Điều đó nói rằng, khi do dự trong việc ban hành các loại thuế mới trong khi nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng bấp bênh, đó là chuyện hoàn toàn là dễ hiểu.


Chúng ta nên công nhận rằng "cuộc tranh luận về lạm phát" hiện nay như là những gì mà nó đang là: một dấu vết sai lầm được đặt ra bởi những người tìm cách cản trở những nỗ lực của chính quyền Biden để giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất của Mỹ. Thành công đòi hỏi nhiều công chi. Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng may mắn có được giới lãnh đạo kinh tế mà họ sẽ không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi.


***


*Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch


Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel kinh tế, Giáo sư Đại học Columbia, Cựu Trưởng ban Kinh tế của Ngân hàng Thế giới (1997-2000) Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa Kỳ, Tác giả chủ biên của Thẩm định Khí hậu (IPCC,1995) và Đồng Chủ tịch Ủy ban Quốc tế về Định giá Các-bon.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.