Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Nguyên Ngọc / Hà Giang & Hoa Thuốc Phiện

05/06/202114:34:00(Xem: 3329)

blank


Trước khi “tập kết ngược” (trở lại miền Nam) vào năm 1962, Nguyên Ngọc có thời gian lang thang ở cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc. “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng” là chuyện viết về
người thật việc thật, nơi vùng giới tuyến (Việt/Hoa) này.

“Đây cũng là một truyện ngắn hay của ông. Cô gái Mèo Vàng Thị Mỹ ở với bố trên những đỉnh núi cao quanh năm mây phủ. Ở đó nếu có khách tới nhà thì chỉ là thú rừng thôi. Cô bé thấy thèm người. Rồi ông bố cho cô đến với người.

 Đó là một phiên chợ. Cơ man nào là người. Ông bố bán thuốc phiện, một thứ vàng đen, mong giúp con gái đổi đời. Nhưng bị trả quá rẻ, ông không bán. Thế rồi dọc đường trở về, bố con ông bị bọn người đó chặn lại. Chúng cướp không số thuốc phiện rồi bắn chết ông. 

Cô bé may mà thoát chết. Rồi cô được một bà goá đem về nuôi. Năm 13 tuổi, cô bị gả chồng. Chồng cô là thằng bé mới 7 tuổi, con lão chúa đất. Ngày về nhà chồng, cô khóc nhiều lắm. Khóc vì không được cô độc sống giữa các vách núi. Cô lại phải đến với người.

 Ở nhà chồng, cô bỗng nhận ra bố chồng là một tên dã thú đã giết bố cô. Thế là cô bỏ trốn. Bây giờ thì cô sợ phải gặp người. Cứ thấy làng, thấy người là cô tránh. Cô đi lang thang rồi lạc vào rừng. Hoang mang và đói lả, cô ngồi thụp xuống bên hang đá, thiếp đi. Rồi cô chợt bừng tỉnh khi thấy trong hang lại có tiếng người. 

Thế là cô bé lại vùng dậy chạy. Nhưng không còn sức chạy nữa. Cô lại phải gặp người. Không phải người thú mà người cách mạng. Chính người cách mạng đó đã cứu cô. Rồi cô gặp Đảng. Đảng chỉ cho cô đường đi, nước bước. Đảng bảo phải bỏ cây thuốc phiện. Nó chính là nguồn gốc mọi nỗi đau khổ của người Mèo. Phải phá bỏ cây thuốc phiện trồng ngô sắn. Rồi Nguyên Ngọc còn để cô Vàng Thị Mỹ nói với đồng bào Mèo nguyên văn như thế này: ‘Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có Cụ Hồ, người với người mới tin nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội đấy, bà con ạ...”  (Trần Đăng Khoa. Chân Dung Và Đối Thoại. NXB Thanh Niên: 1998).

Với thời gian, cái “bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội đấy” – mỗi lúc – được “bà con”  nhận thức rõ ràng hơn. Năm 1991, Nguyên Ngọc có dịp quay lại Hà Giang. Vẫn cảnh cũ, người xưa nhưng nỗi lạc quan của nhà văn thì đã hoàn toàn tan biến: 

Phiên chợ Mèo Vạc nghèo và buồn. Phải nói thật điều này thôi: không bằng 30 năm trước. Không còn những chõ xôi vàng rực, chỉ nhìn đủ thèm. Không còn những gói hoàng tinh (mà ở đây người ta gọi là voòng chính) mỡ màng chất đầy các củi tấu. Không còn những chú lợn béo ụ được dòng dây vào cổ, người bán người mua thách và mặc cả ầm ĩ… không còn thấy cảnh các đôi trai gái say mèm, người con trai cầm khèn vừa nhảy lò cò vừa thổi, người con gái cầm ô xanh đỏ hát dìu dặt Tu tè chí dù mưng, rồi dìu nhau vào các hốc đá tiếp tục cuộc tình đắm đuối cho đến tối mịt... Mới trưa chợ đã vãn. Không gì bộc lộ rõ rệt đời sống của người dân bằng cái chợ… (Nguyên Ngọc. “Trở Lại Mèo Vạc”).

blank


Nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư cũng “buông một tiếng thở dài” tương tự khi bước chân đến cái cao nguyên đá dựng này: “Người ta nói, đi qua một khu chợ sẽ biết đời sống của cư dân ở đó. Mình tin điều đó. Và nhìn món hàng bày trước mặt những người phụ nữ vùng cao, mình hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…”

Những sản phẩm mà Nguyễn Ngọc Tư “nhìn” được ở chợ Hà Giang hồi mười năm trước (“nụm nịu một hai nải chuối, co ro vài ba bó củi”) hay hình ảnh những em bé H’Mong đang ngồi vật vạ (bên mấy mớ rau rừng) ngày nay giúp cho kẻ ở miền xuôi “hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…” của đồng bào nơi mạn ngược.


Vấn đề của họ cũng không chỉ giới hạn vào “nồi cơm” hay “căn bếp.” Những cuộc nổi dậy liên tiếp (vào những năm 2001, 2004, và 2011) cho thấy sự bất ổn và khủng hoảng trầm trọng trong cuộc sống của người dân bản địa tại Việt Nam, ở rất nhiều nơi. 


Phóng viên  Thanh Trúc (RFA) tường thuật: “Từ một thập niên trở lại đây, vì thường xuyên bị sách nhiễu và gây khó dễ trong cuộc sống, nhiều người H’mong, phần lớn đi đạo Tin Lành và thường tụ họp để thờ phượng Chúa như họ kể, từ Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang... vượt biên giới sang Lào rồi tìm đường sang Thái Lan xin tị nạn.”

Kể từ “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng”, cho đến khi xẩy ra cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt - Trung (Sino -Vietnamese War) nhà đương cuộc Hà Nội – dường như – không hề có bất cứ một dự án hay hành động thiết thực nào để để giúp đỡ người H’Mong cả. 

Hệ quả, hay hậu quả, nhãn tiền: “Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Đó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc.” (Lý Hồng Xuân. Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn. NXB Văn Nghệ: California 2000).

Thêm gần nửa thế kỷ đã qua, và những “chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” – xem chừng – mỗi lúc một thêm tệ hại. Người H’Mong vẫn bị bỏ mặc cho chính quyền địa phương áp bức hay dầy xéo. Công luận đã từng biết đến tên tuổi những quan chức “khét tiếng” ở Hà Giang (Sầm Đức Xương, Nguyễn Trường Tô, Triệu Tài Vinh, Vũ Trọng Lương) và vô số tệ trạng nơi đây. 

“Thật sự chưa có con đường ra cho cái cao nguyên đá kỳ dị này” là nguyên văn lời của Nguyên Ngọc, cùng nỗi “ấm ức” của ông:.


Ba mươi năm trước, người H'mông chuyên trồng loại cây đắt giá nhất, kỳ ảo nhất, say đắm nhất trên đời này: cây thuốc phiện.

Bây giờ thuốc phiện bị cấm rồi. Thay bằng cây ngô. Trồng ngô ở đây, thì chết đói.

Trồng thuốc phiện – thì hư hỏng. Hư hỏng cả xã hội.

Làm sao?

Cuộc nổi phỉ và cuộc tiễu phỉ ác liệt năm 1959, với tất cả sự đan chen vô cùng phức tạp của các mưu đồ chính trị lớn và nhỏ, trong nước ngoài nước... đều dính líu chằng chịt đến chuyện trồng cái cây gì trên bụm đất nhỏ xíu còn sót lại giữa các hốc đá nham nhở nơi này.

 Trồng cây gì?

Câu hỏi chừng đơn giản vậy mà đẫm máu, mà chi phối khắc nghiệt số phận hàng vạn con người, từng số phận con người, từng chặng đường số phận mỗi con người…

Tôi liều mạng bục ra một câu hỏi kỳ thực vẫn ấm ức từ lâu:  Hay trở lại cây thuốc phiện?

“Trở lại” e đã muộn. Bây giờ thì chất gây nghiện có thể chế tạo bằng nhiều thứ hoá chất chứ không nhất thiết phải cần đến nhựa của hoa Anh Túc nữa. Và “xã hội thì hư hỏng” hết rồi. Ma túy đã được vận chuyển (theo đơn vị tấn) đi khắp mọi nơi: 


Cái ảo vọng của Tố Hữu về tình hữu nghị (bên ni biên giới là mình/bên kia biên giới cũng tình quê hương) cũng đã tan vỡ từ lâu. Sớm muộn gì thì “bọn bành trướng Bắc Kinh” cũng sẽ “tràn sang” lần nữa thôi, trong khi “những chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” thì vẫn cứ tiếp tục xô đẩy người dân về phía kẻ thù! 


Chả phải vô cớ mà tiếng nói của Nguyên Ngọc bỗng trở nên tiếng cú: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?” Kịch bản nào cũng được vì ngày nào mà cái chính thể hiện hành còn tồn tại thì cả nước Việt sẽ không có lối ra, chứ chả riêng chi vùng cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.