Hôm nay,  

Hiện Tượng "Gangnam Style" Việt Nam

28/05/202116:57:00(Xem: 2691)
Hơn tám năm trước, bản nhạc Gangnam Style của ca sĩ Psy làm một cú "hit" mà ngay cả Psy cũng chưa bao giờ ngờ đến. Psy là một ca sĩ dòng nhạc K-Pop của Nam Hàn, ca hát, nhảy múa từ hàng chục năm trước nhưng dù có đôi chút tiếng tăm trong nước cũng chẳng mấy gì gọi là thành công. Nhất là trên sân khấu âm nhạc thế giới.

Vậy mà chỉ một bài hát Gangnam Style duy nhất đã làm Psy đổi đời, nổi tiếng khắp thế giới. Spy được mời diễn trong chương trình nhạc đêm giao thừa ngay tại Time Square của New York có đến hàng trăm triệu người xem, được diễn chung với những ca sĩ thượng thặng thế giới, rồi xuất hiện trên truyền hình, báo chí khắp mọi nơi.

Ngoài người Đại Hàn, chẳng ai hiểu bài hát nói gì. Chỉ có cách nhảy, điệu bộ của Psy cùng tiết tấu vui nhộn, cuốn hút của bài hát đã mang đến thành công qua đêm. Gangnam Style qua mặt các ca sĩ ăn khách nhất của Mỹ và thế giới lúc bấy giờ để nhanh chóng đạt đến con số một tỷ lượt xem trên YouTube. Đó là MV nhạc đầu tiên đạt đến kỷ lục như vậy, lại chỉ trong vòng một thời gian ngắn, chỉ vài tháng vào cuối năm 2012. YouTube thậm chí đã phải thay đổi thuật toán để hiển thị con số lượt người xem vì khi thiết kế, họ chưa bao giờ nghĩ có một video nào đó lại có thể đạt đến con số hàng tỉ lượt xem như vậy.

Gangnam Style lần lượt leo lên hai, ba và dừng lại con số bốn tỉ lượt xem, nhưng hiện nay không còn là MV đứng đầu như lúc bấy giờ. Vì thật ra dù có vui nhộn, lạ lẫm và tạo được cú hit bất ngờ nhưng nó chẳng mấy giá trị gì trong âm nhạc hay nổi tiếng nhờ vào tài năng của Psy. Mọi điều kết hợp lại đã cho ra "hiện tượng Gangnam Style" như vậy. Sau bản nhạc này, Psy ra tiếp MV "Gentleman", nhờ ăn ké theo "Gangnam Style" nên nó cũng có "tỉ view". Nhưng đó là MV nhạc nhảm nhí, tục tĩu đến độ vô văn hóa, thiếu văn minh, xem thường phụ nữ đến mức khó tin với những cảnh quay trong phim.

Với thế giới, Psy xem như đã "xong phim". Nhờ may mắn khi gặp "thiên thời" mà trở nên lừng lẫy. Nhưng Psy không thể kéo dài con đường, hiện tượng rềnh rang đó như những ca sĩ thượng thặng của thế giới. Bởi Psy không có tài năng và đẳng cấp của những người ca sĩ, nghệ sĩ xuất chúng. Bây giờ thì chẳng mấy ai còn để ý đến Psy, dù về sau anh ta còn ra hàng chục bài hát hay dĩa nhạc khác.

Nhắc lại câu chuyện của ca sĩ Psy  bởi câu chuyện từ dăm nữ doanh nhân cho đến vài luật sư hay "nhà" gì đó bên Việt Nam bỗng trở nên ồn ào, cuốn hút đám đông, có hàng chục đến hàng trăm ngàn người theo trên mạng xã hội cũng chỉ là câu chuyện của "Gangnam Style". Ồn ào, hiện tượng nhưng nhất thời, vô giá trị, không phải nhờ khả năng thu hút đám đông mà vì chính câu chuyện thời sự, cảm xúc số đông đã tạo ra sự thu hút.


Chúng có giá trị mua vui, đáp ứng nhu cầu giải trí hay cảm xúc bộc phát của đám đông vì cung cách, điệu bộ, lời nói lạ thường, phản cảm, thậm chí vô giáo dục, thiếu văn minh khi tung các tin tức giả mạo, suy diễn phi lý, phù hợp với không ít người Việt, những người thể hiện con người mình như vậy trong các cuộc tranh luận liên quan đến câu chuyện chính trường Hoa Kỳ trong vài năm qua. Khi đã hết đề tài chính trị nước Mỹ, chuyện khui nghệ sĩ ra nói sẽ là đề tài câu khách vì nghệ sĩ vốn đã nổi tiếng, được vô số người biết đến hay quan tâm.

Câu chuyện livestream của một nữ doanh nhân bên Việt Nam có vài trăm ngàn người xem và tạo ra một hiện tượng trên mạng xã hội khi thu hút sự chú ý, bàn luận của người Việt trên mạng hiện nay cũng vậy. Những câu chuyện đúng sai của bà cũng mang giá trị mua vui cho những người tò mò, thỏa mãn tâm lý bức bối của mình. Và ngược lại, càng nhiều người xem, càng được nhắc đến thì người thực hiện livestream càng có được cảm giác như mình là một người quyền lực, một dạng "celebrity" danh tiếng, thu hút đám đông.

Nhìn vào vấn đề Việt Nam, khi một số nghệ sĩ, người mẫu tại Việt Nam bỗng dưng trở nên cực giàu, dăm người trở nên cao ngạo, xem thường khán giả. Đời sống người dân khó khăn, cực khổ kiếm sống trong khi "đám nghệ sĩ" thì đếm hột xoàn, đi siêu xe, xài bóp hiệu lại thỉnh thoảng còn buông lời "dạy dỗ" rất khó nghe mà họ hoàn toàn thiếu tư cách. Nay có người chỉ mặt, chửi té tát vào mặt nghệ sĩ này, danh hài kia, một nhóm khán giả cảm thấy hả hê, được xả ra nỗi ấm ức. Phe nào đúng sai chẳng cần biết, chỉ nghe cho "đã", cho "hả". Vậy là trở thành hiện tượng, thành cơn lốc.

Câu chuyện chẳng có gì để "giải mã", "phân tích" hay "bài học truyền thông" hoặc bất cứ điều gì liên quan đến tâm lý hay xã hội học mà một số người đã phân tích hay dăm kênh truyền thông đã "đu trend" theo. Nó chỉ là hiện tượng "Gangnam Style Việt Nam". Bộc phát, nhất thời,  dù là hiện tượng rồi cũng sẽ qua mau.

Nhưng Gangnam Style là câu chuyện âm nhạc vô hại, còn trong những vụ đã kể tại Việt Nam, khi người ta đăng đàn đăng tin giả mạo hay công khai chửi rủa, sỉ nhục lẫn nhau để được hàng ngàn người hào hứng vỗ tay, theo dõi, thậm chí cổ vũ, bênh vực và biến chúng thành hiện tượng như hiện nay, nó cho thấy có điều gì đó dường như chưa đúng lắm trong xã hội. Bởi đó là cách ứng xử bộ lạc, "đầu gấu" của giang hồ.

Nên nếu cần phải nói thẳng hơn thì xu hướng này là một bước lùi trong việc tiến đến một xã hội văn minh.

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.