Hôm nay,  

Cuộc Diệt Chủng Người Duy Duy Nhĩ Của Chính Quyền Cộng Sản Trung Quốc

23/04/202100:00:00(Xem: 7311)
CUOC DIET CHUNG NGUOI DUY NGO NHI 01

Những người tù trong một trại giam giữ ở Tân Cương lắng nghe buổi tuyên truyền “bài trừ phản kháng.” (www.en.wikipedia.org)

  

Báo The Washington Post hôm Thứ Ba, 30 tháng 3 năm 2021, đưa tin rằng chính phủ Biden đã tuyên bố rằng chính quyền Cộng Sản Trung Quốc đã thực hiện chính sách diệt chủng người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur Muslims) trong bản phúc trình nhân quyền thường niên hôm Thứ Ba, chính thức hóa sự đánh giá thảm khốc về chiến dịch bỏ tù và triệt sản hàng loạt đối với các nhóm thiểu số tại khu vực Tân Cương.

Đây là một trong những lên án công khai của chính phủ Mỹ đối với chính sách diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc trong nhiều năm gần đây. Mặc dù Trung Quốc luôn luôn bác bỏ những lên án như vậy, nhưng đó là một hiện thực xảy ra đối với người Duy Ngô Nhĩ chứ không còn là những ức đoán mơ hồ.

Vậy sự thật về cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ mà chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh đã thực hiện là gì?
 
Tổng quan
 
Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là hàng loạt các vi phạm nhân quyền đang diễn ra đã được thực hiện bởi chính quyền TQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số trong và chunh quanh Vùng Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương (XUAR) của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo bản tin “Uighurs: 'Credible Case' China Carrying Out Genocide” được đăng trên BBC News tiếng Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 2021. Kể từ năm 2014, chính quyền TQ, dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) trong chính phủ của tổng bí thư Đảng Cộng Sản TQ Tập Cận Bình, đã theo đuổi nhiều chính sách đưa tới việc hơn một triệu người Hồi Giáo (đa phần là người Duy Ngô Nhĩ) bị giam giữ trong các trại giam bí mật không có bất kỳ tiến trình pháp lý nào trong điều mà đã trở thành sự giam cầm quy mô lớn nhất của các nhóm thiểu số chủng tộc và tôn giáo kể từ vụ Holocaust [cuộc diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã vào Thế Chiến Thứ II], theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc “One million Muslim Uighurs held in secret China camps: UN panel,” được hãng thông tấn Al Jazeera phổ biến ngày 10 tháng 8 năm 2018. Nhiều nhà chỉ trích chính sách đã mô tả nó như là việc Trung Quốc Hóa Tân Cương và đã gọi nó là cuộc tiêu diệt chủng tộc và văn hóa, trong khi một số chính phủ, các nhà hoạt động, các tổ chức phi chính phủ độc lập, các chuyên gia nhân quyền, và các học giả, các viên chức chính phủ, và Chính Phủ Lưu Vong Đông Turkistan đã gọi nó là cuộc diệt chủng.

Đặc biệt, các nhà chỉ trích đã nhấn mạnh về sự tập trung người Duy Ngô Nhĩ trong các trại giam giữ do nhà nước bảo trợ, đàn áp việc thực hành tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ, tuyên truyền chính trị, điều trị bệnh trầm trọng, và lời chứng thực về các vi phạm nhân quyền bị cáo buộc gồm ép buộc triệt sản, ngừa thai, và phá thai. Các thống kê của chính quyền TQ cho thấy rằng từ năm 2015 tới 2018, sinh suất tại hầu hết các vùng Hotan và Kashgar của người Duy Ngô Nhĩ đã giảm sút hơn 60%. Trong cùng thời kỳ này, sinh suất trên toàn quốc đã giảm 9.69%, từ 12.07 xuống còn 10.9 cho mỗi 1,000 người. Chính quyền TQ thừa nhận rằng sinh suất đã giảm gần như một phần ba vào năm 2018 tại Tân Cương, nhưng đã bác bỏ các phúc trình về việc cưỡng ép triệt sản và diệt chủng, theo Olivia Enos và Yujin Kim trong tác phẩm “China's Forced Sterilization of Uighur Women Is Cultural Genocide,” do The Heritage Foundation xuất bản ngày 29 tháng 8 năm 2019. Sinh suất tiếp tục giảm tại Tân Cương gần 24% chỉ trong năm 2019 khi so với 4.2% trên toàn quốc.
 
Lịch sử
 
Trong lịch sử, nhiều triều đại Trung Hoa đã cố gắng kiểm soát nhiều vùng đất của Tân Cương ngày nay. Khu vực nằm dưới sự cai trị của TQ ngày nay là kết quả của cuộc tây chinh của triều đại Mãn Thanh, mà cũng chứng kiến các cuộc xâm chiếm Tây Tạng và Mông Cổ, theo bản tin của Reuters “Dutch parliament: China's treatment of Uighurs is genocide,” phổ biến ngày 25 tháng 2 năm 2021.

CUOC DIET CHUNG NGUOI DUY NGO NHI 03

Những người biểu tình trước Liên Hiệp Quốc với lá cờ của Đông Turkestan. (www.en.wikipedia.org)


Sau vụ ám sát xảy ra năm 1928 vị thống đốc Yang Zengxin của khu tự trị Kumul Khanate tại miền đông Tân Cương thuộc TQ, Jin Shuren, người kế nhiệm Yang làm thống đốc Khanate [Hãn Quốc cai trị bởi tộc Hãn ở Mông Cổ]. Qua cái chết của Maqsud Shah của Kamul Khan vào năm 1930, Jin xóa bỏ hoàn toàn Hãn Quốc và nắm quyền kiểm soát khu vực này như là lãnh chúa, theo David M. Eberhard, Garry F. Simons, và Charles D. Fennig trong tài liệu “Uyghur,” được đăng trong Ethnologue: Languages of the World.” Vào năm 1933, Cộng Hòa Đông Turkestan Đầu Tiên ly khai được thành lập tại Vùng Nổi Dậy Kumul, theo Arienne M. Dwyer trong tác phẩm xuất bản năm 2005 “The Xinjiang Conflict: Uyghur Identity, Language Policy, and Political Discourse.” Năm 1934, Cộng Hòa Turkestan Đầu Tiên đã bị xâm lăng bởi lãnh chúa Sheng Shicai với sự trợ lực của Liên Bang Sô Viết trước khi Sheng giảng hòa với TQ vào năm 1942. Năm 1944, Vùng Nổi Dậy Ili dẫn tới việc thành lập Cộng Hòa Đông Turkestan Thứ Hai lệ thuộc vào “sự đồng ý ngầm” của Liên Bang Sô Viết đối với thương mại, quân đội, và sự tồn tại tiếp tục của họ cho đến khi nó bị sáp nhập vào Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1949, theo Michael E. Clarke trong tác phẩm xuất bản ngày 8 tháng 3 năm 2011 “Xinjiang and China's Rise in Central Asia – A History.”

Từ thập niên 1950s tới thập niên 1970s, chính quyền TQ đã bảo trợ chương trình di dân rộng lớn của người Hán tới khu vực này và đã đưa ra nhiều chính sách được đặt ra để xóa bỏ căn cước văn hóa và tôn giáo của người dân Duy Ngô Nhĩ, theo James Millward trong tác phẩm xuất bản ngày 7 tháng 2 năm 2019 “'Reeducating' Xinjiang's Muslims.” Trong thời gian này, nhiều tổ chức độc lập Duy Ngô Nhĩ đã ra đời với sự hỗ trợ từ Liên Bang Sô Viết, với Đảng Nhân Dân Đông Turkestan là tổ chức lớn nhất vào năm 1968, theo Andrew D. Forbes trong tác phẩm “Warlords and Muslims in Chinese Central Asia: A Political History of Republican Sinkiang 1911–1949” do NXB Cambridge University Press xuất bản năm 1986. Trong thập niên 1970s, Sô Viết đã hỗ trợ Mặt Trận Cách Mạng Thống Nhất của Đông Turkestan (URFET) để chống lại Trung Cộng, theo Michael Dillon trong tác phẩm xuất bản năm 2014 “Xinjiang and the Expansion of Chinese Communist Power: Kashgar in the Early Twentieth Century.”

Trong năm 1997, công an đã vây bắt và xử tội 30 “nhà ly khai” bị nghi ngờ trong tháng Ramadan dẫn tới các cuộc biểu tình lớn vào tháng 2 năm 1997 mà kết quà là sự kiện Ghuljia, Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLA) đàn áp những người biểu tình làm cho ít nhất 9 người bị giết chết, theo S. Frederick Starr trong tác phẩm xuất bản năm 2004 “Xinjiang: China's Muslim Borderland.” Các vụ nổ bom xe buýt tại Ürümqi một tháng sau đó đã làm 9 người chết và 68 người bị thương và các nhóm Duy Ngô Nhĩ lưu vong đã bị đổ tội chủ mưu, theo Linda Benson trong tác phẩm “The Ili Rebellion: the Moslem Challenge to Chinese Authority in Xinjiang, 1944–1949,” được xuấn bản năm 1990. Vào tháng 3 năm 1997, một vụ nổ bom xe buýt đã giết chết 2 người bị đổ tội cho những người ly khai Duy Ngô Nhĩ và Tổ Chức Tự Do Đông Turkistan có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 7 năm 2009, những cuộc bạo loạn đã nổ ra tại Tân Cương để phản ứng lại một vụ tranh chấp bạo động giữa các công nhân Duy Ngô Nhĩ và người Hán tại một hãng xưởng khiến cho trên một trăm người chết, theo Michael E.  Clarke trong tác phẩm xuất bản năm 2011 “Xinjiang and China's Rise in Central Asia - A History.” Theo sau các vụ bạo loạn, những người ly khai Duy Ngô Nhĩ đã giết chết hàng chục người Hán trong nhiều cuộc tấn công có phối hợp từ năm 2009 tới 2016.
 
Các chính sách của chính quyền Trung Quốc
 
Trong tháng 4 năm 2010, sau các vụ bạo loạn Ürümqi vào tháng 7 năm 2009, Zhang Chunxian đã thay thế cựu bí thư Đảng Cộng Sản TQ Wang Lequan, người đã đứng sau các chính sách tôn giáo tại Tân Cương qua 14 năm. Vào tháng 5 năm 2014, TQ thực hiện “Chiến Dịch Cú Đánh Mạnh Chống Lại Khủng Bố Bạo Động” tại Tân Cương để đáp trả lại các căng thẳng ngày càng gia tăng giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương. Trong tháng 5 năm 2014 lúc công bố chiến dịch, tổng bí thư đảng CSTQ Tập Cận Bình nói rằng “thực tiễn đã chứng minh rằng chiến lược cai trị của đảng ta tại Tân Cương là đúng và phải được duy trì trong thời gian dài,” theo Leigh Karen trong bài viết “The Uighurs” đăng trên báo The Washington Post ngày 9 tháng 10 năm 2019.

Chen Quanguo trở thành Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Tân Cương vào năm 2016. Các lệnh cấm và quy định được thực thi vào ngày 1 tháng 4 năm 2017. Để râu dài bất thường và đeo màn che mặt nơi công cộng đều bị cấm. Không xem truyền hình nhà nước hay nghe đài phát thanh, từ chối tuân theo các chính sách kế hoạch hóa gia đình, hay từ chối cho phép trẻ em vào các trường nhà nước tất cả đều bị cấm.

Các nỗ lực “cải tạo” bị cáo buộc đã bắt đầu vào năm 2014 và được mở rộng trong năm 2017, theo Colin P. Clarke trong bài viết “China's Global War on Terrorism” đăng trên Tạp Chí Slate vào  ngày 26 tháng 8 năm 2019. Vào lúc này, các trại giam giữ được dựng lên để làm nhà cho các học sinh của những chương trình “cải tạo,” mà hầu hết đều là người Duy Ngô Nhĩ. Chính quyền TQ đã không thừa nhận sự hiện hữu của chúng cho đến năm 2018 và gọi chúng là “các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và huấn luyện.” Tên này được thay đổi thành “các trung tâm huấn nghệ” vào năm 2019. Các trại gia giữ lớn gấp ba lần từ năm 2018 tới 2019 dù chính quyền TQ cho rằng hầu hết những người bị giam giữ đều được thả.

TQ đã lợi dụng “chiến tranh chống khủng bố” trên toàn cầu vào những năm 2000 để đóng khung “những nhà ly khai” và bất ổn sắc tộc như là các hành động khủng bố Hồi Giáo để hợp pháp hóa các chính sách chống nổi dậy tại Tân Cương, theo Edward Wong trong bài viết “China Moves to Calm Restive Xinjiang Region” được đăng trên báo The New York Times vào ngày 30 tháng 5 năm 2014.

Vào tháng 12 năm 2015, hãng thông tấn Mỹ Associated Press (AP) tường thuật rằng TQ đã trục xuất thành công Ursula Gauthier, ký giả Pháp, “vì nghi vấn đường lối của chính phủ đánh đồng bạo lực sắc tộc tại vùng Hồi Giáo phía tây với chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.” Gauthier, là ký giả ngoại quốc đầu tiên bị buộc phải rời khỏi TQ kể từ năm 2012, là đối tượng đối với điều mà AP mô tả là “một chiến dịch ngược đãi và đe dọa” bởi truyền thông nhà nước TQ mà đã cáo buộc bà về “làm tổn thương tình cảm của người dân TQ” và một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ đã cáo buộc bà về việc cổ súy chủ nghĩa khủng bố, theo Christian Shepherd và Ben Blanchard trong bài viết “China sets rules on beards, veils to combat extremism in Xinjiang” do hãng thông tấn Reuters phổ biến vào ngày 30 tháng 3 năm 2017.

Vào tháng 8 năm 2018, Ủy Ban Xóa Bỏ Phân Biệt Chủng Tộc của Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ “định nghĩa rộng rãi về chủ nghĩa khủng bố và những đề cập mơ hồ đến chủ nghĩa cực đoan” được sử dụng bởi quốc hội TQ, cho rằng có nhiều phúc trình về việc giam giữ số lượng rất lớn người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm thiểu số Hồi Giáo khác “với lý do chống khủng bố.”

Vào năm 2019, ban biên tập của báo The Wall Street Journal, trong đó có Sam Brownback và Nathan Sales mỗi người đều nói rằng chính quyền Trung Quốc liên tục lạm dụng việc “chống khủng bố” như là lý do cho việc triệt tiêu văn hóa và vi phạm nhân quyền, theo June Cheng trong bài viết “Razor-wire evidence” được đăng trên Tạp Chí World vào ngày 30 tháng 10 năm 2018.
 
Tiêu diệt văn hóa
 
Có khoảng 24,400 nhà thờ tại Tân Cương, trung bình một nhà thờ Hồi Giáo cho mỗi 530 người Hồi Giáo, theo Marie Trédaniel và Pak K. Lee trong tài liệu có tên “Explaining the Chinese framing of the "terrorist" violence in Xinjiang: insights from securitization theory” được đăng trên tạp chí nghiên cứu Nationalities Papers vào ngày 18 tháng 9 năm 2017.


CUOC DIET CHUNG NGUOI DUY NGO NHI 04
Nhà thờ Hồi Giáo tại Tuyoq ở Tân Cương. (www.en.wikipedia.org)

Năm 2005, Human Rights Watch phúc trình rằng “thông tin rải rác trong các nguồn chính thức cho thấy rằng sự trả thù” chống lại các nhà thờ Hồi Giáo không được bảo trợ bởi nhà nước TQ thì thịnh hành và rằng Bí Thư Đảng Tân Cương nói rằng những người Duy Ngô Nhĩ “đừng xây thêm nhà thờ Hồi Giáo mới cho các hoạt động tôn giáo. Chính quyền TQ đã cấm các vị thanh niên tham gia vào các hoạt động tôn giáo tại Tân Cương trong cách mà, theo tổ chức Human Rights Watch, “không có cơ sở trong luật pháp TQ,” theo bản tin “China expels French reporter who questioned terror claims” đăng trên báo The Times of Israel và AP tường thuật hôm 26 tháng 12 năm 2015.

Theo một phân tích từ báo Anh The Guardian, hơn 1/3 nhà thờ và cơ sở tôn giáo tại TQ đã bị “thiệt hại về cấu trúc đáng kể” từ năm 2016 tới 2018, với gần 1/6 tất cả nhà thờ Hồi Giáo và đền thờ bị san bằng hoàn toàn. Điều này gồm ngôi mộ của Imam Asim, một ngôi mộ xây bằng đất bùn tại Sa Mạc Taklamakan, và ngôi đền Ordam tại ngôi đền của Ali Arslan Khan.
 
Giáo dục cưỡng bức
 
Trong năm 2011, các trường học tại Tân Cương đã chuyển thành “giáo dục song ngữ.” Phương tiện giảng dạy chính hiện nay là tiếng Quan Thoại, với chỉ một vài giờ một tuần dành cho văn học Duy Ngô Nhĩ.

Học sinh Duy Ngô Nhĩ cũng được gửi tới các trường nội trú cách xa các cộng đồng quê nhà của họ nơi mà họ không thể nói tiếng Duy Ngô Nhĩ, theo Lily Kuo trong bài viết “Revealed: new evidence of China's mission to raze the mosques of Xinjiang” được đăng trên báo The Guardian vào ngày 6 tháng 5 năm 2019.

Theo phúc trình từ Đài Á Châu Tự Do vào năm 2020, giáo dục tiếng Quan Thoại độc nhất đã được đưa ra tại một trường trung học có ảnh hưởng tại Kashgar mà vốn đã cung cấp giáo dục song ngữ.

Sayragul Sauytbay, một cô giáo người Kazakhstan sau đó đã trốn khỏi TQ, mô tả cách mà cô đã bị ép buộc dạy tại một trại giam giữ, nói rằng trại này “chật chội và mất vệ sinh” với các học sinh bị giảm giữ của cô chỉ được cung cấp thức ăn cơ bản. Sauytbay nói thêm rằng chính quyền đã buộc những người bị giam giữ phải học tiếng TQ, phải học qua các lớp tuyên truyền, và công khai thú tội. Còn nữa, cô đã nói đến hãm hiếp và hành hạ là bình thường và chính quyền đã buộc những người bị giam giữ phải uống thuốc đặc biệt khiến một số người mất khả năng sinh sản và giảm khả năng nhận thức.
 
Nhiều nhân vật tri thức và tôn giáo Duy Ngô Nhĩ bị bỏ tù, mất tích
 
Tổ Chức Uyghur Human Rights Project đã nên danh tánh ít nhất 386 nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt bỏ tù hay bị mất tích kể từ đầu năm 2017 như là các nạn nhân của chiến dịch rộng lớn triệt tiêu những nhà tôn giáo chủng tộc được chính quyền TQ thực hiện trong nội địa Duy Ngô Nhĩ, theo bản tin “Removal of Islamic Motifs Leaves Xinjiang's Id Kah Mosque 'a Shell For Unsuspecting Visitors'” của Đài Á Châu Tự Do vào ngày 31 tháng 7 năm 2020 cho biết.

Kinh tế gia người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti đã bị kết án tù chung thân vào năm 2014. Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) gọi bản án của ông là bất công và đáng thương tâm. Rahile Dawut, nhà nhân chủng học Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng là người nghiên cứu và bảo vệ các đền thờ Hồi Giáo, các bản nhạc truyền thống, và nhạc dân gian, đã bị mất tích, theo bản tin “China's Effort to Silence the Sound of Uyghur” của báo The Diplomat vào ngày 15 tháng 9 năm 2019 cho biết. Theo Đài Á Châu Tự Do, chính quyền TQ đã bỏ tù Lãnh Tụ Duy Ngô Nhĩ Abduheber Ahmet sau khi ông này đã đưa người con trai tới một trường tôn giáo không bị cấm bởi nhà nước TQ. Ahmet trước đó đã được TQ ca ngợi như là lãnh tụ “năm sao” nhưng đã bị kết án tù hơn 5 năm vào năm 2018 vì hành động này của ông.
 
Đào mồ mả
 
Vào tháng 9 năm 2019, Hãng Thông Tấn Pháp (AFP) đã đến thăm 13 nghĩa trang bị phá hủy tại khắp 4 thành phố và đã chứng kiến những bộ xưng lăn lóc còn lại ở 4 nơi này. Qua kiểm tra các hình ảnh vệ tinh, cơ quan truyền thông này xác định rằng chiến dịch phá hủy mồ mả đã được tiến hành qua hơn một thập niên, theo June Cheng trong bài viết “A cultural genocide before our eyes,” được đăng trên Tạp Chí World vào ngày 2 tháng 7 năm 2020. Theo tường trình của AFP trước đó, 3 nghĩa trang tại Quận Xayar nằm trong số hàng chục nghĩa trang người Duy Ngô Nhĩ đã bị phá hủy tại Tân Cương từ năm 2017 tới 2019. Những xương người bị đào lên từ các nghĩa trang tại Quận Xayar đã bị bỏ lại. Vào tháng 1 năm 2020, CNN tường thuật dựa vào phân tích của các hình ảnh vệ tinh của Google Maps nói rằng chính quyền TQ đã phá hủy hơn 100 nghĩa trang tại Tân Cương, chủ yếu là của người Duy Ngô Nhĩ.
 
Hán hóa
 
Những cuộc kết hôn giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán được khuyến khích với các hỗ trợ của chính quyền. Vào tháng 8 năm 2014, chính quyền Quận Cherchen đã công bố, “Sáng Kiến Khuyến Khích Kết Hôn Giữa Người Duy Ngô Nhĩ và Người TQ,” gồm việc tặng $1,450 Mỹ kim mỗi năm trong 5 năm đầu tiên với các cặp kết hôn liên chủng tộc như vậy cũng như ưu đãi trong việc làm và nhà ở cộng với học hành miễn phí cho các cặp này, cha mẹ và con cái của họ, theo Bahram K. Sintash trong tác phẩm “Demolishing Faith: The Destruction and Desecration of Uyghur Mosques and Shrines,” được xuất bản vào tháng 10 năm 2019.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do vào năm 2020, các cư dân và cán bộ của Quận Shufu (Kona Sheher) tại Tỉnh Kashgar cho biết rằng không còn có thể thực hiện nghi lễ đám cưới truyền thống Duy Ngô Nhĩ trong quận này nữa.
 
Tra tấn

CUOC DIET CHUNG NGUOI DUY NGO NHI 02

Mihrigul Tursun, một cựu tù nhân trong trại giam giữ ở Tân Cương. (www.en.wikipedia.org)


Mihrigul Tursun, một người mẹ trẻ Duy Ngô Nhĩ, nói rằng cô đã “bị tra tấn và những điều tàn bạo khác,” theo Sophie Beach trong bài viết “Evidence of Abuse, Deaths in Xinjiang Camps Emerges,” được đăng trên Báo China Digital Times vào ngày 20 tháng 8 năm 2018. Trong năm 2018, Tursun đã điều trần trong đó cô mô tả kinh nghiệm của cô trong lúc ở trong các trại tù. Cô đã bị chích thuốc, bị thẩm vấn nhiều ngày không ngủ, bị kiểm tra sức khỏe đột ngột, và bị cột vào ghế và giật điện. Đó là lần thứ ba cô bị đưa vào trại giam kể từ năm 2015. Tursun kể với các phóng viên rằng cô còn nhớ những người thẩm vấn nói với cô rằng, “Làm người Duy Ngô Nhĩ là một trọng tội.”
Một bị giam khác, Kayrat Samarkand, nói rằng, “Họ bắt tôi mặc cái mà họ gọi là ‘quần áo sắt’, một bộ đồ làm bằng kim loại cân nặng 23 ký lô… Nó kéo căng tay chân của tôi ra. Tôi không thể cử động gì được, và lưng của tôi thì đau kinh khủng… Họ bắt mọi người mặc đồ này để phá vỡ tinh thần của họ. Sau 12 giờ, tôi trở nên mềm nhũn, im lặng và tuân theo luật lệ’.”
 
Tẩy não
 
Kayrat Samarkand đã mô tả sinh hoạt thường ngày trong trại giam của ông trong bài viết được Đài NPR phổ biến: “Nói thêm về cuộc sống trong các khu nhà tù, ông kể rằng những người tù đã hát những bài ca ngợi lãnh tụ Tập Cận Bình của TQ trước khi được phép ăn. Ông nói những người bị giam bị ép buộc học thuộc lòng danh sách mà ông gọi là ‘126 lời nói dối’ về tôn giáo: “‘Tôn giáo là thuốc phiện, tôn giáo là xấu, bạn đừng tin tôn giáo, bạn phải tin vào Đảng Cộng Sản’, theo ông kể lại. ‘Chỉ Đảng Cộng Sản mới có thể dẫn dắt bạn tới tương lai sáng sủa’.”

Các tài liệu bị rò rỉ cho báo The New York Times bởi một cán bộ TQ nặc danh nói rằng “Các học sinh có nên hỏi cha mẹ mất tích của họ có phạm tội không, họ được nói là không, đó chỉ là suy nghĩ của các em bị tiêm nhiễm bởi các tư tưởng không lành mạnh. Tự do chỉ có thể có khi ‘vi khuẩn’ này trong suy nghĩ của các em bị tẩy xóa và họ ở trong tình trạng sức khỏe tốt,” theo Durrie Bouscaren trong bài viết “Uyghur mothers in Turkey walk for miles to ask politicians for help locating their children in China,” được phổ biến bởi The Public Radio Exchange (PRX) vào ngày 24 tháng 3 năm 2021.

Tổ Chức Heritage Foundation tường trình rằng “các trẻ em có cha mẹ bị giam cầm trong các trại cải tạo thường được gửi tới các trại trẻ mồ côi của nhà nước và bị tẩy não để quên đi nguồn gốc chủng tộc của chúng. Ngay cả nếu cha mẹ của những đứa trẻ không bị giam cầm, trẻ em Duy Ngô Nhĩ cũng cần được đưa vào Hoa Lục và tự ngâm chúng vào trong văn hóa người Hán theo chính sách ‘lớp học Tân Cương’ của chính quyền TQ,” theo Rebecca Falconer trong bản tin “Report: "Clear evidence" China is committing genocide against Uyghurs,” được đăng trên báo Axios hôm 9 tháng 3 năm 2021.
 
Hãm hiếp tập thể
 
Vào tháng 1 năm 2021, BBC News tường thuật các câu chuyện về hãm hiếp tập thể có tổ chức và tra tấn tình dục được thực hiện bởi các cán bộ TQ trong các trại cải tạo.

Nhiều phụ nữ là những người đã từng bị giam cầm trong các trại cải tạo Tân Cương đã công khai cáo buộc việc lạm dụng tình dục có hệ thống, gồm hãm hiếp, hãm hiếp tập thể, và tra tấn tình dục, như dùng dùi cui điện đẩy vào âm đạo và hậu môn, và thoa bột ớt lên bộ phận sinh dục, theo phúc trình của Hãng Thông Tấn Al Jazeera về việc “TQ phạm tội diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ.”

Sayragul Sauytbay, một cô giáo bị ép buộc làm việc trong các trại cải tạo, nói với BBC rằng những cán bộ của trại cải tạo mà trong đó cô bị giam cầm đã thực hiện nhiều vụ hãm hiếp tập thể, nói rằng các cai tù “đã bắt đi những người con gái và thanh nữ mà họ muốn.” Cô cũng kể với BBC về hãm hiếp có băng đảng tổ chức, mà trong đó một người phụ nữ độ tuổi 21 đã bị buộc thú tội trước đám đông 100 phụ nữ khác bị giam trong trại cải tạo, trước khi bị hãm hiếp bởi nhiều công an ngay trước đám đông.  

Tursunay Ziawudun, một phụ nữ đã bị giam cầm trong các trại cải tạo qua 9 tháng, kể cho BBC rằng nhiều phụ nữ bị bắt đi khỏi khu nhà ở của họ “mỗi đêm” để bị hãm hiếp bởi các đàn ông TQ, và rằng cô đã trở thành đối tượng của 3 trường hợp riêng biệt của hãm hiếp tập thể trong khi bị giam cầm.

Qelbinur Sedik, một phụ nữ Uzbek từ Tân Cương, nói rằng công an TQ đã lạm dụng tình dục những người bị giam cầm trong lúc tra tấn bằng cách cho điện giật, kể rằng “có 4 loại cho điện giật… ghế, bao tay, nón, và thọc cây vào hậu môn.”
 
Thay lời kết
 
Vào tháng 9 năm 2019, China Tribunal, cuộc điều tra tư pháp độc lập vào việc cấy ghép nội tạng cưỡng bức tại TQ đã kết luận rằng nhiều tội phạm chống nhân loại đã bị vi phạm không còn nghi ngờ gì nữa đối với Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ và Pháp Luân Công tại TQ, và rằng việc cắt trái tim và những cơ phận khác từ những nạn nhân còn sống góp phần vào một trong những sự tàn bạo rộng lớn nhất trong thế kỷ này, theo bản tin “China cuts Uighur births with IUDs, abortion, sterilization” của Hãng Thông Tấn Mỹ Associated Press phổ biến ngày 29 tháng 6 năm 2020.

Tháng 7 năm 2020, nhà nghiên cứu Adrian Zenz trong cuộc phỏng vấn với Đài NPR nói rằng trước đây ông đã cho rằng các hành động của chính quyền TQ là sự tiêu diệt văn hóa, không phải “diệt chủng theo nghĩa đen,” nhưng đó là một trong 5 loại Quy Ước Diệt Chủng được đáp ứng bởi những phát triển thêm gần đây liên quan đến sự sút giảm sinh suất  vì thế “chúng ta cần gọi nó là sự diệt chủng.” 

Tháng 1 năm 2021, United States Holocaust Memorial Museum nói rằng, “Có nền tảng hợp lý để tin rằng chính quyền TQ đang phạm phải nhiều tội phạm chống nhân loại,” trích theo Emma Batha trong bài viết “U.N. urged to investigate organ harvesting,” do Hãng Thông Tấn Anh Reuters loan tải vào ngày 24 tháng 9 năm 2019.

Tài liệu về tội diệt chủng dân tộc Duy Ngô Nhĩ của chính quyền CSTQ thì rất nhiều. Vì vậy bài viết này chỉ xin giới thiệu một số nét tổng quát. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.