Hôm nay,  

Kinh Tế Dễ Hiểu: Thị Trường (Chương 2)

23/03/202109:38:00(Xem: 3341)

 

Ba nhân vật trụ cột của bộ môn kinh tế học là Adam Smith, Karl Marx và John M. Keynes. Chương 2 trình bày những lý luận kinh tế đi sau ba vị này ở Mỹ, lý do chọn Hoa Kỳ vì là nền kinh tế lớn nhưng thay đổi qua nhiều thời tổng thống với các chính sách kinh tế khác nhau. Nhưng trước hết để tóm tắt:

 

Adam Smith chủ trương thị trường có tự do thì dân chúng mới hăng hái làm việc, tạo ra của cải và trao đổi hàng hóa để rồi tất cả mọi người được hưởng lợi ích từ giá trị lao động của chính mình.

 

Karl Marx phê bình trong chủ nghĩa tư bản giới chủ bóc lột giá trị lao động của thợ thuyền. Lenin duy trì khu vực tư nhân và thị trường nhưng kinh tế do nhà nước lãnh đạo (New Economic Policy 1921-1928.) Đến thời Stalin hoàn toàn loại bỏ thị trường tự do để thay thế bằng nền kinh tế chỉ huy.

 

John M. Keynes phân tích thị trường lên xuống theo chu kỳ thăng trầm nên nhà nước phải bù đắp vào những khiếm khuyết của thị trường nhằm ổn định xã hội.

 

Như vậy ba kinh tế gia lổi lạc mỗi người đều có một cái nhìn khác nhau về mối tương quan giữa nhà nước và thị trường. Mục tiêu phần này nhằm trình bày các trường phái tiếp nối Smith, Marx và Keynes mà không đi đến kết luận bởi vì cuộc tranh cải này sẽ còn kéo dài thêm vài trăm năm nữa (nhằm tạo công ăn việc làm cho các kinh tế gia!)

 

Adam Smith và Karl Marx cùng được gọi chung là kinh tế cổ điển (classical economy) tức là lao động (labour) tạo ra giá trị (value.) Khác ở chổ Smith quan niệm thị trường tự do giúp mọi người hưởng thụ giá trị lao động còn Karl Marx lên án giá trị lao động của công nhân bị tư bản bóc lột.

 

Vào đầu thế kỷ thứ 20 xuất hiện một cách nhìn mới là giá trị (value) do nơi tiện ích (utility) thay vì từ lao động (labour). Thí dụ một người đang khát uống ly nước đầu thì thật ngon, ly thứ nhì vừa vừa còn ly thứ ba đầy bụng nuốt không vô, tức là giá trị của mỗi ly nước giảm khi nhu cầu tiện ích hạ thấp. Quan điểm này gọi là Giá Trị Biên Tế hay Marginal Value.

 

Thị trường định đoạt giá trị (giá cả, lương bổng) để trao đổi hàng hóa (sản phẩm, lao động.) Một người có thể bỏ ra công sức lao động tạo ra một món hàng không giá trị vì không ai mua (giống như Kinh Tế Dễ Hiểu viết mà chẳng ai đọc!) Giá trị của mỗi người ở chổ làm ra tiền nhiều hay ít là do nơi khả năng của họ đáp ứng nhu cầu của thị trường giỏi hay dở (người Mỹ  gọi là “sell yourself”, tức là tìm giá tự bán khả năng mình.)

                                                                                                                  

Nhà tư bản để dành tiền dùng làm vốn đầu tư (capital), tức là họ nhịn không hưởng thụ tiện ích ngay bây giờ thay vào đó chuẩn bị cho tiện ích trong tương lai mặc dù gặp nhiều rủi ro thua lổ mất vốn. Cho nên khi nhà tư bản sau này gặt hái lợi lộc từ tiền đầu tư thì không thể bị xem là bóc lột giá trị lao động của thợ thuyền mà ngồi không hưởng lợi. Thương gia tạo ra giá trị bằng cách môi giới và quảng cáo hàng hóa nhằm mang tiện ích đến cho người tiêu dụng (cho dù không trực tiếp lao động tạo ra sản phẩm) nên cũng không thể bị gọi là bóc lột giá trị lao động của công nhân.

 

Cho nên theo cánh Giá Trị Biên Tế (Marginalists) thì trong thị trường tự do không ai bị ép buộc phải mua hay bán nên tuy có giàu nghèo do nơi mỗi người tạo ra giá trị cao hay thấp nên không có bóc lột.

 

Quan điểm về thị trường tự do (Adam Smith) phối hợp với trường phái Giá Trị Biên Tế (Marginalists) được gọi chung là cánh tân cổ điển (neo-classical), nôm na là Tư Bản Mỹ. Thị trường tuy chênh lệch giàu nghèo nhưng không bất công vì giá trị tiện ích cao thấp khác nhau. Nhà nước đừng viện dẫn lý do công bằng xã hội mà thò bàn tay lông lá bẻ cong (distort) thị trường hoặc tìm cách đánh thuế (tịch thu) của nhà giàu cho nhà nghèo (bỏ tiền vào túi nhà nước.)

 

Nhưng như John M. Keynes nhận xét thị trường trải qua các chu kỳ thăng trầm gây ra rất nhiều xáo trộn nên cần đến bàn tay hữu hình của nhà nước can thiệp nhằm ổn định xã hội. Để trả lời cho vấn nạn này kinh tế gia Milton Friedman (Nobel 1976) chứng minh cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế 1929 do chính nơi nhà nước kém cõi tăng lãi xuất quá sớm khiến một cuộc khủng hoảng thuộc loại xoàn xoàn (garden variety crisis) trở thành một cuộc Đại Khủng Hoảng[1].  Nói cách khác nhà nước phá hỏng thị trường trước rồi sau này tự khen là cứu vớt thị trường!

 

Dùng thí dụ cho dễ hiểu, thị trường như cơ thể cần đến trái tim (ngân hàng) bơm máu huyết (tiền.) Thiếu máu thì suy thoái (tiền lưu hành ít khó vay mượn đầu tư); dư máu sinh lạm phát (tiền lưu hành nhiều thành ra mất giá); còn nghẹt tim (ngân hàng kẹt vốn) mà không cấp cứu thì chết! Cho nên cần một Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ) độc lập để giám sát hệ thống ngân hàng, để bơm hay hút tiền và kiểm soát lãi suất nhằm giúp cơ thể mạnh khỏe thay vì trông cậy vào nhà nước siết chặt không cho uống rượu, hút thuốc, v.v…bởi vì nhà nước sẽ lạm dung.

 

Xin lưu ý là NHTƯ Mỹ (Central Bank hay Federal Reserves - Quỹ Dự Trữ Liên Bang, gọi tắt là the Feds) tuy do Tổng Thống và Quốc Hội bổ nhiệm nhưng độc lập (ít nhất là trên nguyên tắc) với chính quyền (gồm Hành Pháp và Lập Pháp.) NHTƯ quyết định chính sách tiền tệ (monetary policy) trong khi chính quyền quyết định ngân sách (fiscal policy) và thuế khóa (tax policy.) Ngân sách và thuế khóa lại là hai quyết định chính trị (political decisions) ưu đãi phe này thiệt thòi phía kia nên chậm chạp, gặp nhiều chỉ trích và sai phạm. Ngược lại NHTƯ do một nhóm chuyên gia độc lập quyết định mà không bị áp lực của lá phiếu bầu nên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Cho nên bàn tay hữu hình (the visibible hand, hay bàn tay lông lá) nhằm chỉ vào chính quyền thay vì NHTƯ.

 

(Ngược lại NHTƯ của các nước chuyên chế tư bản gồm Trung Quốc và Việt Nam không độc lập vì là cánh tay của nhà nước sai bảo cho công ty quốc doanh hay tư nhân nào vay mượn thì phải vâng lời.)

 

Hai trường phái Giá Trị Biên Tế (Marginalists) và Tiền Tệ (Monetarists) đặt nền tảng lý thuyết cho kinh tế thị trường và NHTƯ ở Mỹ trong suốt 40 năm từ 1981-2021. Thống Đốc NHTƯ Paul Vocker nổi tiếng nhờ cắt lượng tiền lưu hành chận đứng lạm phát phi mã năm 1979. Tổng Thống Ronald Reagan tuyên bố “Nhà nước tạo ra vấn đề thay vì giải quyết vấn đề” (Government is not the solution to our problem, government is the problem) năm 1981, tức là nhà nước không can thiệp vào thị trường tự do, đồng thời chủ trương giảm thuế để tư nhân có thêm tiền đầu tư hay tiêu xài (nghịch lý là giảm thuế nhưng vẫn tăng chi, lý do một khi nhà nước đã mập thì ngay cả Reagan cũng không dám mổ bụng hút mỡ!)

 

Cho nên từ 1981-2021 nước Mỹ tuy áp dụng kinh tế thị trường tự do (free market economy) nhưng vai trò của NHTƯ rất lớn. Nếu trên sân khấu thị trường tự do là cô đào thì NHTƯ là kép 1 còn chính quyền (Hành Pháp và Quốc Hội) là kép 2. Dù vậy NHTƯ bị chỉ trích là có bàn tay nhám nhúa ưa sờ soạn, trong khi bàn tay lông lá của nhà nước lúc nào cũng đòi bóp…mạnh hay nhẹ tùy theo đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ.

 

Donald Trump là Tổng Thống không giống ai nên công khai hù dọa NHTƯ trên Twitter khi Thống Đốc Jerome Powell tăng lãi suất quá nhanh. Báo chí phản đối Trump đe dọa tính độc lập của NHTƯ (nhưng kết quả cho thấy Trump đúng Powell sai.) Dù vậy Trump vẫn thuộc cánh thị trường tự do vì bớt giám sát (de-regulation) và giảm thuế cho dù ngân sách tiếp tục tăng.

 

Cho đến năm 2021 khi Biden làm Tổng Thống và đảng Dân Chủ nắm Quốc Hội thì NHTƯ mới sẽ nhường chổ cho nhà nước làm kép chánh trên sân khấu, tức là Milton Friedman cùng hai trường phái Giá Trị Biên Tế và Tiền Tệ bị thay thế bởi lý thuyết John M. Keynes cùng với thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory – Stephanie Kelton) Hơn thế, nhà nước không chỉ can thiệp (government intervention) mà nay phải chủ động (government activism – Mariana Mazzucato) vào nền kinh tế. Thập niên 2020 là thời đại của các kinh tế gia phụ nữ!

 

Xin mời đọc các chương kế tiếp.

 

TÓM TẮT

 

  1. Phái Cổ-Điển (Classical Economic) Adam Smith và Karl Marx: lao động (labour) tạo ra giá trị (value). Marx lên án tư bản bóc lột giá trị lao động.

 

  1. Phái Tân Cổ-Điển (Neo-classical Economic): giá trị (value) là do tiện ích (utility). Thí dụ lương bổng cao hay thấp do thị trường trả giá theo nhu cầu tiện ích nhiều hay ít nên không có bóc lột.

 

  1. Phái Tiền Tệ (Monetarists): tiền trong kinh tế như máu huyết trong cơ thể. Thiếu máu thì yếu (suy thoái) còn dư máu thì căng đứt mạch máu (lạm phát.)

 

  1. NHTƯ Mỹ (Ngân Hàng Trung Ương) độc lập với chính quyền, và kiểm soát lượng tiền (máu trong cơ thể) mà không bẻ cong (distort) thị trường như bàn tay lông lá của nhà nuớc.

 

  1. Cọng lại có 4 bàn tay:
  • bàn tay vô hình (the insible hand, Adam Smith) điều hợp thị trường tự do
  • bàn tay sắt trong kinh tế chỉ huy
  • bàn tay hữu hình (the visible hand hay bàn tay lông lá, John M. Keynes) của nhà nước cứu vớt hay bóp mép thị trường
  • bàn tay nhám nhúa của NHTƯ sờ soạn thị trường.

 

[1] CHÚ Ý

 

Hai chử rent (tiền thuê) và rent seekers (ngồi không hưởng lợi) có ý nghĩa rất quan trọng trong sách vở kinh tế Anh-Mỹ nên cần giải thích cặn kẻ dưới đây:

 

Rent seekers dịch theo cộng sản là thành phần hút máu mủ giai cấp công/nông dân (tư bản, địa chủ) nhờ vào vốn (capital) hay tiền thuê đất (rent) ngồi không hưỡng lợi mà không phải lao động.

 

Rent hiểu theo nghĩa rộng hiện giờ gồm tất cả mọi thứ cản trở thị trường tự do: bảo hộ (protectionism), độc quyền (monopoly), bản quyền (patent), tập đoàn, phe phái, v.v….

 



[1] Năm 1930-32 đồng USD còn neo theo vàng (kim bản vị.) Do khủng hoảng 1929 nên dân chúng rút tiền khiến NHTƯ sợ hết vàng trong kho phải tăng lãi xuất. Chính điều này khiến doanh nghiệp không thể dễ dàng vay mượn phục hồi khiến khủng hoảng kéo dài trầm trọng thêm.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.