Hôm nay,  

Thông Điệp của PIVOT Về Các Án Mạng Tại Atlanta

18/03/202109:56:00(Xem: 2574)

PIVOT


17 tháng 3, 2021

Vào ngày 16 tháng 3, 2021, tám người Mỹ đã bị bắn chết tại Atlanta, sáu người trong số đó là người gốc Châu Á. PIVOT đón nhận tin này với sự kinh hãi và tiếc nuối tột độ. Chúng tôi chia sẻ nỗi đau thương của các gia đình nạn nhân và sát cánh với họ trong nỗ lực truy tìm công lý và ngăn cản các tội phạm thù hận trong tương lai.

 

Tội ác này đã không xảy ra trong chân không. Tâm lý thù ghét người Châu Á đã luôn luôn hiện diện tại Hoa Kỳ và không chỉ giới hạn ở mức cá nhân mà đã gắn liền với kết cấu xã hội Mỹ. Từ Đạo Luật Cấm Người Hoa của năm 1882, việc giam giữ người Mỹ gốc Nhật thời Thế chiến Thứ Hai cho đến việc chính quyền Trump vũ trang hóa đại dịch COVID để chống lại người Mỹ gốc Á, lịch sử Mỹ chứa đựng đầy rẫy các biện pháp cố ý của chính phủ để đàn áp người Châu Á. Tình trạng này đã được kéo dài bằng các chính sách ở cả cấp liên bang lẫn tiểu bang, như sự hạn chế phương tiện ngôn ngữ để tiếp cận các dịch vụ công, sự nghèo nàn về dịch vụ và phương cách bảo vệ cho các cộng đồng người Mỹ gốc Á, và sự thiếu thốn dữ kiện cũng như các dữ kiện được phân cách để thật sự nắm vững cơ bản và tầm mức của vấn đề cần đối diện. Vì lý do này, người Mỹ gốc Á vẫn bị đối xử như những người nước ngoài hoặc một nhóm thiểu số vô hình. 

 

Nạn kỳ thị chủng tộc có hệ thống và tình trạng vô hình sẵn có cho phép các tổ chức và cá nhân sử dụng bạo lực đối với người Mỹ gốc Á. Các tội phạm thù hận chống lại người Mỹ gốc Châu Á đã có mặt từ hàng nhiều thế kỷ trở lại. Các kẻ kỳ thị chủng tộc đã giết hại người Mỹ gốc Á, từ cuộc tàn sát người Hoa tại Los Angeles, California vào năm 1871 đến các án mạng giết Vincent Chin ở Detroit năm 1983, Thien Minh Ly ở California năm 1996, Balbir Singh Sodhiwas ở Arizona sau ngày 11 tháng 9, 2001 cho đến những người theo đạo Sikh tại đền thờ của họ ở Wisconsin năm 2012. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và sự trỗi dậy của phong trào da trắng thượng đẳng đã khiến những sự kiện này tăng vọt lên. Từ tháng 3, 2020 đến tháng 2, 2021, trang mạng Stop AAPI Hate (Hãy Ngưng Thù Ghét Người Mỹ gốc Châu Á và Hải đảo Thái bình dương) đã nhận được 3.795 báo cáo về sự kiện có thể là tội phạm thù hận. Đây chỉ là bề nổi của tảng băng.

 

Án mạng tại các tiệm mát-xa ở Atlanta là sự leo thang và một bi kịch lớn, ngay cả nếu chúng ta không đoán trước được điều đó sẽ xảy ra. Cộng đồng AAPI đã bày tỏ quan ngại và yêu cầu được hỗ trợ từ khi đại dịch bắt đầu. Điều cần chú ý là tuy chúng ta chưa biết danh tính của các nạn nhân, hầu hết họ là phụ nữ làm những công việc thường dành cho người nhập cư. Giao điểm của bạo lực này - đối với phụ nữ và người nhập cư - là điều ta phải ghi nhận. Người phụ nữ Mỹ gốc Á hứng chịu phần lớn sự thù hận chống người Châu Á, và sự tình dục hóa và cách say mê bệnh hoạn đối với phụ nữ Châu Á có liên hệ đến sự tăng trưởng tội phạm thù hận và đưa đến việc không coi họ là người và coi thường mạng sống của họ. Trong khi tất cả người Mỹ cần chung nhau đấu tranh để chống sự thù ghét và bạo lực đối với người Mỹ gốc Á, chúng ta cũng phải giải quyết sự khinh mạn phụ nữ ngay trong các cộng đồng gốc Châu Á và nước Mỹ nói chung.

 

Đồng thời, chúng ta hiểu rằng vấn nạn này cũng vượt qua sự ngăn cách tuổi tác, giới tính và địa lý. Gần đây, tin tức về những bạo lực này đã được tường thuật, kể cả việc một số người cao tuổi bị giết tại San Francisco và Phố Tàu ở Oakland, cũng như các cuộc tấn công tàn bạo vào phụ nữ và đàn ông gốc Châu Á tại những vùng khác của nước Mỹ. Chúng tôi coi sự tấn công dựa trên thù hận vào bất cứ nhóm nào là tấn công toàn thể chúng ta. Chúng ta cần chung nhau hành động với mục đích hoàn toàn không chấp nhận tội phạm thù hận.

 

Chúng ta không đủ ngôn ngữ để diễn tả cái bi kịch ở Atlanta và những nơi khác của xứ sở này hoặc giúp các nạn nhân sống lại. Chúng ta kêu gọi những thủ phạm phải bị trừng trị. Chúng ta tiếp tục đòi hỏi các chính quyền cấp liên bang, tiểu bang và địa phương giải quyết nạn kỳ thị chủng tộc có hệ thống đã nằm sâu trong hạ tầng cơ sở của họ. Trong công việc của chúng tôi, PIVOT cam kết xây dựng năng lực cộng đồng và sự tiếp cận chính trị để mở đường cho người Mỹ gốc Á trong cuộc đấu tranh của chúng ta chống lại nạn kỳ thị chủng tộc, sự thù hận và bạo lực.


***
 

PIVOT Statement on the Murders in Atlanta

March 17, 2021

On March 16th, 2021 in Atlanta, Georgia, eight Americans were shot and killed, six of them Asian Americans. PIVOT receives this news with extreme horror and regret. We mourn with the families of the victims and stand with them to seek justice and prevent future hate crimes. 

 

This crime did not occur in a vacuum. Anti-Asian hate has always existed in the U.S. and not confined to individuals but built into the fabric of American society. From the Chinese Exclusion Act of 1882 to the Japanese American internment to the Trump administration’s weaponizing the COVID pandemic against Asian Americans, U.S. history is littered with deliberate acts by the government against Asian people. This has been perpetuated through federal and state policies such as lack of language access to government services, inadequate services and protections for Asian American communities, and the lack of data and disaggregated data collection needed in order to understand the nature and scale of the problems we face.  As a result, Asian Americans are treated as foreigners or the invisible minority.

 

Systemic racism and historical invisibility allow institutions and individuals to commit violence against Asian Americans. Hate crimes against Asian Americans have existed for centuries. From the Chinese Massacre in Los Angeles, CA in 1871 to the murders of Vincent Chin in Detroit, MI in 1983, of Thien Minh Ly in California in 1996 and of Balbir Singh Sodhiwas in Arizona after 9/11/2001 to the Oak Creek, WI gurdwara murders in 2012, racists have been killing Asian Americans. The COVID-19 pandemic and the rise of white supremacy, however, have greatly increased these incidents. From March 2020 to February 2021, the website Stop AAPI Hate received 3,795 reports of possible hate crimes. This is only the tip of the iceberg. 

 

The murders at the Atlanta massage parlors are an escalation and a major tragedy, even if it was not unexpected. The AAPI community has raised concerns and asked for support for the last year since the pandemic began.  It is important to note that while we do not have the identities of the victims, most are women doing work often done by immigrants. The intersectionality of this violence—against women, against immigrants---must be noted. Asian American women bear the brunt of anti-Asian American hate and the sexualization and fetishizing of Asian women is connected to the current rise in hate crimes against Asian American women and has led to a dehumanization and disregard for their lives. While all Americans need to be in this fight against anti-Asian American hate and violence, we must also address the misogyny within Asian American communities and in the U.S. at large.

 

At the same time, we know that this issue cuts across age, gender and geography as well. Recently, the news has just begun to cover some of the violence, including the killings of several elderly individuals in San Francisco and Oakland Chinatowns, as well as the brutal attacks on Asian American women and men in other parts of the country. We firmly believe that these violent acts of hate against any group is an attack on all of us. We must act collectively and with purpose in our zero tolerance towards hate crimes. 

 

No words can adequately describe the tragedies or bring back the lost lives in Atlanta and in other areas of  the country. We insist that perpetrators of hate crimes be punished. We continue to demand that federal, state, and local governments address the systemic racism inherent in their infrastructures. PIVOT is committed to our work to build community capacity and political engagement to empower Asian American in the fight against racism, hate, and violence.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.