Hôm nay,  

Đoàn Kết Với Dân Hay Với Đảng

11/03/202111:47:00(Xem: 2106)
Untitled

Theo sau Thượng Viện, dự luật cứu trợ kinh tế 1,900 tỉ đô la cuối cùng đã được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua tuần này trong mục đích trực tiếp giúp đỡ người dân và vực lại nền kinh tế Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Đạo luật American Rescue Act sẽ là nghị trình phát triển kinh tế lớn và quan trọng bậc nhất của tổng thống Joe Biden trong nhiệm kỳ của ông.


Các cuộc thăm dò khác nhau đã cho thấy khoảng 70 đến 75% người dân Mỹ ủng hộ dự luật này, trong đó cuộc thăm dò của Politico/Morning Consult còn cho thấy đến 59% người nhận là thuộc về đảng Cộng Hòa đã ủng hộ nó. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ước tính sẽ có đến khoảng 85% gia đình sẽ nhận được một phần hay toàn phần sự trợ giúp, còn theo mô hình Penn Wharton Budget Model của đại học Pennsylvania là đến 90%.  

Tuy nhiên dự luật đã cho thấy không có sự hợp tác và đồng thuận lưỡng đảng như hai gói cứu trợ đầu tiên do tổng thống Donald Trump và phía Cộng Hòa đưa ra và đã nhận được sự đồng thuận hầu như tuyệt đối từ phía đảng Dân Chủ trước đây. Bởi không có bất cứ dân biểu Hạ Viện và thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa nào đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật này.

Trong khi phía Dân Chủ cho rằng những ảnh hưởng đại dịch vẫn còn nặng nề với hàng chục triệu người đang bị thất nghiệp nên người dân cần được trợ giúp, cũng như sẽ giúp cho kinh tế Hoa Kỳ được hồi phục nhanh hơn thì bên Cộng Hòa cho rằng đại dịch đã có dấu hiệu chấm dứt nên không cần gói cứu trợ to lớn như vậy.

Theo đề nghị từ phía đảng Cộng Hòa, gói cứu trợ này chỉ cần khoảng hơn 600 tỉ đô la. Và sự giúp đỡ cho người dân giới hạn vào nhóm có thu nhập dưới 40 ngàn đô la hay 80 ngàn cho cả gia đình và mỗi người dân đủ tiêu chuẩn sẽ nhận được 1,000 đô la và con nhỏ là 500 đô, một sự cắt giảm đến khoảng 30 triệu người được nhận trợ giúp.

Sự bất đồng mang tính đảng phái này đến từ chính sách và sự quan tâm khác biệt giữa hai bên Dân Chủ và Cộng Hòa. Thử so sánh đạo luật cắt giảm thuế do tổng thống Donald Trump đưa ra vào năm 2017 và chương trình cứu trợ kinh tế lần này của tổng thống Joe Biden để có cái nhìn rõ hơn.

Nếu gói cứu trợ của đảng Dân Chủ lần này ngoài 350 tỉ đô la chi cho các tiểu bang và chính quyền địa phương thì hơn một nửa chi phí, khoảng 1,000 tỉ đô la là để trực tiếp giúp đỡ người dân qua các chương trình khác nhau. Còn lại là giúp đỡ các tiểu thương, cho các chương trình y tế, giáo dục và việc chống đại dịch Covid-19 hiện nay. Đặc biệt là nhằm giúp đỡ các gia đình lao động có con nhỏ, xương sườn của kinh tế Hoa Kỳ. Gói cứu trợ này hoàn toàn dành cho người Mỹ, không tài trợ cho nước ngoài hay cho bất cứ di dân bất hợp pháp nào như một vài nguồn tin sai lệch tung ra.

Còn với đạo luật giảm thuế của Donald Trump vào năm 2017 thì khoảng 70% số tiền chi ra là vào tay các đại tập đoàn và giới giàu có, những hãng đã sử dụng tiền miễn giảm thuế này để đầu tư vào chứng khoán hay mua lại cổ phiếu của hãng mình thay vì tạo thêm việc làm như những người ủng hộ đưa ra. Cũng như theo báo cáo của ITEP và được ủy ban Joint Economic Committee của Quốc Hội sử dụng thì những người thu nhập trên hai triệu đô đã tiết kiệm trung bình thêm khoảng 50 ngàn tiền thuế so với 80% dân Mỹ có thu nhập dưới 90 ngàn đô la, chỉ tiết kiệm từ 60 đến 1,350 đô la tùy theo thu nhập trong năm 2020 vừa qua.


Bất cứ dự luật kích thích kinh tế nào, dù của Cộng Hòa hay Dân Chủ cũng sẽ tạo nên thâm thủng ngân sách và gia tăng nợ công. Để cân đối ngân sách quốc gia thì việc chi ra phải có nguồn thu lại bằng cách này hay cách khác, tuy nhiên tổng thống Joe Biden từng cam kết rằng, hầu hết dân Mỹ, những người có thu nhập dưới 400 ngàn đô la sẽ không bị tăng thuế trong nhiệm kỳ của ông.

Phía Cộng Hòa đồng lòng phản đối dự luật cứu trợ vì cho rằng dự luật lãng phí và sẽ làm gia tăng nợ công, điều mà hầu như các nhiệm kỳ tổng thống Cộng Hòa gần đây luôn để lại. Khi Donald Trump ra tranh cử rồi đắc cử, ông luôn hứa cuộc chiến tranh mậu dịch và đường lối kinh tế của ông sẽ giúp làm giảm mức nợ công trong tám năm, tức hai nhiệm kỳ nếu ông tái đắc cử.

Trên thực tế thì Donald Trump đã đưa khoản nợ nước Mỹ lên mức kỷ lục, ngay từ trước đại dịch. Khi rời nhiệm sở sau bốn năm, Trump đã cộng thêm 7,800 ngàn tỉ đô la vào khoản nợ quốc gia và thêm khoảng 2,200 tỉ đô la trong vòng 10 năm tới do chương trình cắt giảm thuế nói trên của ông, theo như số liệu từ Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội CBO. Tổng cộng trước sau thì Donald Trump cùng chính sách kinh tế đảng Cộng Hòa đã làm cho nước Mỹ gánh thêm 10,000 tỉ đô la tiền nợ trong bốn năm qua. (*)

Nên việc thâm thủng hay nợ quốc gia không phải là lo ngại lớn nhất và thật sự của phía đảng Cộng Hòa. Mà điều lo ngại của họ là gói cứu trợ kinh tế lần này sẽ làm gia tăng mức độ ủng hộ của người dân với tổng thống Joe Biden, tạo thêm uy tín cho phía Dân Chủ và như vậy thì việc lấy lại các ghế tại Quốc Hội trong các kỳ bầu cử tới sẽ càng khó khăn hơn.

Câu chuyện kinh tế quốc gia xem ra phức tạp nhưng thường bị diễn dịch dễ dãi và đầy cảm tính. Hãy dành điều này cho các kinh tế gia và những kết quả của nó trong tương lai qua các số liệu, dữ liệu chính xác hơn.

Tổng thống Joe Biden đưa ra kế hoạch cứu trợ lần này rõ ràng không mang mục đích tái tranh cử mà vì tình trạng của người dân cùng nước Mỹ đang cần nó. Các chính khách thì có những mục tiêu và quyền lợi đảng phái và cá nhân riêng. Nên rốt lại và đơn giản hơn trong tư cách công dân thông thường, hãy nhìn vào các khoản tiền này thật sự trợ giúp cho những ai, cho chính cá nhân và gia đình mình những gì để có những kết luận.   

Phía Cộng Hòa chỉ trích rằng tổng thống Joe Biden đã không thực hiện sự đoàn kết khi đưa ra chương trình kinh tế mà thiếu đi sự đồng thuận lưỡng đảng. Nhưng điều này xem ra khó khăn và không tưởng hiện nay bởi  đảng Cộng Hòa chỉ đoàn kết trong việc đối đầu với tổng thống Biden và phía Dân Chủ, còn thì chính họ cũng đang đối diện vấn đề chia rẽ với nhau, với một đảng Trump đang có tham vọng thay thế đảng Cộng Hòa truyền thống.

Nên cuối cùng, tổng thống Joe Biden và đảng Dân Chủ chỉ cần đoàn kết với người dân, lo cho người dân thì xem ra đã là một tổng thống và chính phủ thành công và là mục tiêu quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Đó cũng là điều mà người dân cần và mong muốn.

Nhã Duy

(*) https://www.cbo.gov/publication/52370

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.