Hôm nay,  

Điều Gì Có Thể Gây Ra Chiến Tranh Mỹ-Trung?

05/03/202111:31:00(Xem: 3219)

Project-Syndicate 

Joseph S. Nye, Jr.
Đỗ Kim Thêm dịch

Gần đây, khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi tái lập các mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Toà Bạch Ốc đã trả lời rằng, Hoa Kỳ coi mối quan hệ là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ, nó đòi hỏi một vị thế mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden không chỉ đơn giản là đảo ngược các chính sách của Trump.

Khi trích dẫn những quy kết của Thucydides về chiến tranh Peloponnesian với nỗi sợ hãi của Sparta về một Athens đang trỗi dậy, một số nhà phân tích tin rằng, mối quan hệ Mỹ-Trung đang bước vào thời kỳ xung đột khiến cho một bá chủ vững chắc chống lại một kẻ thách thức ngày càng mạnh mẽ.

Tôi không bi quan như vậy. Theo quan điểm của tôi, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và sinh thái làm giảm khả năng cho một cuộc chiến tranh lạnh thật sự xảy ra, một cuộc chiến tranh nóng ít xảy ra hơn nhiều, bởi vì cả hai nước đều có động cơ hợp tác trong một số lĩnh vực. Đồng thời, việc tính toán sai lầm luôn có thể xảy ra và một số người nhận thấy nguy cơ “mộng du” trở thành thảm họa, như đã xảy ra trong Thế chiến thứ nhất.

Lịch sử đầy dẫy những trường hợp ngộ nhận về tinh trạng quân bình quyền lực đang thay đổi. Ví dụ, khi Tổng thống Richard Nixon đến thăm Trung Quốc vào năm 1972, ông muốn cân bằng những gì ông coi là mối đe dọa ngày càng tăng của Liên Xô đối với một nước Mỹ đang suy tàn. Tuy nhiên, điều mà Nixon giải thích là sự suy vi trên thực tế là sự trở lại bình thường về tỷ trọng cao một cách giả tạo của Mỹ trong đóng góp cho sản xuất toàn cầu sau Thế chiến thứ hai.

Nixon tuyên bố theo thế giới đa cực, nhưng những gì tiếp theo là sự kết thúc của thời kỳ đơn cực của Liên Xô và Mỹ hai thập niên sau đó. Ngày nay, một số nhà phân tích Trung Quốc đánh giá thấp khả năng phục hồi của Mỹ và dự đoán sự thống trị của Trung Quốc, nhưng điều này cũng có thể trở thành một tính toán sai lầm nguy hiểm.

Việc người Mỹ đánh giá quá cao hoặc thấp sức mạnh của Trung Quốc cũng nguy hiểm không kém, và Mỹ có các nhóm có động cơ kinh tế và chính trị để làm cả hai điều này. Tính bằng đô la, nền kinh tế Trung Quốc có quy mô bằng 2/3 nền kinh tế Mỹ, nhưng nhiều nhà kinh tế kỳ vọng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ một lúc nào đó vào những năm của thập niên 2030, nó tùy thuộc vào những gì người ta giả định về các tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc và Mỹ.

Liệu giới lãnh đạo Mỹ có thừa nhận sự thay đổi này theo một cách cho phép một mối quan hệ mang tính xây dựng, hay họ sẽ khuất phục trước nỗi sợ hãi? Liệu giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn, hay người Trung Quốc và người Mỹ sẽ học cách hợp tác sản xuất hàng hóa tiện ích công cộng cho toàn cầu dưới sự phân bổ quyền lực đang thay đổi?

Hãy nhớ lại, Thucydides cho rằng cuộc chiến đã phân chia thế giới Hy Lạp cổ đại là do hai nguyên nhân: Sự trỗi dậy của một thế lực mới và nỗi sợ hãi tạo ra đối với cường quốc đã thành hình. Nguyên nhân thứ hai cũng quan trọng không kém nguyên nhân thứ nhất. Mỹ và Trung Quốc phải tránh những lo ngại phóng đại mà nó có thể tạo ra một cuộc chiến tranh nóng hoặc lạnh mới.

Ngay cả khi Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, thu nhập quốc dân không phải là thước đo duy nhất cho sức mạnh địa chính trị. Trung Quốc xếp sau Mỹ về quyền lực mềm và chi tiêu quân sự của Mỹ gấp gần bốn lần chi tiêu quân sự Trung Quốc. Trong khi khả năng quân sự của Trung Quốc đang gia tăng trong những năm gần đây, giới phân tích xem xét kỹ cán cân quân sự, kết luận rằng, Trung Quốc sẽ không thể loại trừ Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương.



Mặt khác, Hoa Kỳ đã từng là nền kinh tế thương mại lớn nhất thế giới và là người cho vay song phương lớn nhất. Ngày nay, gần 100 quốc gia coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ, so với Mỹ là 57 quốc gia. Trung Quốc có kế hoạch cho vay hơn 1 ngàn tỷ đô la cho các dự án thuộc cơ sở hạ tầng với Sáng kiến Vành đai và Con đường trong thập niên tới, trong khi Mỹ đã cắt giảm viện trợ. Trung Quốc sẽ có được sức mạnh kinh tế nhờ quy mô thị trường tuyệt đối, cũng như các khoản đầu tư và hỗ trợ phát triển ở nước ngoài. Sức mạnh tổng thể của Trung Quốc so với Mỹ có thể sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, sự cân bằng quyền lực rất khó đánh giá. Mỹ sẽ giữ lại một số lợi thế quyền lực trong lâu dài, tương phản với các khu vực dễ bị tổn thương của Trung Quốc.

Một là về mặt địa lý. Hoa Kỳ được bao quanh bởi các đại dương và các nước láng giềng có khả năng vẫn thân thiện. Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia, và các tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đặt ra các giới hạn về quyền lực cứng và mềm của nước này.

Năng lượng là một lĩnh vực khác mà Mỹ có lợi thế. Một thập niên trước, Mỹ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, nhưng cuộc cách mạng đá phiến đã biến Bắc Mỹ từ một nước nhập khẩu năng lượng thành xuất khẩu. Đồng thời, Trung Quốc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu năng lượng từ Trung Đông, mà nước này phải vận chuyển dọc theo các tuyến đường biển làm nổi bật các mối quan hệ có vấn đề với Ấn Độ.

Mỹ cũng có lợi thế về dân số. Đây là quốc gia phát triển lớn duy nhất được dự đoán sẽ giữ thứ hạng thứ ba trong toàn cầu về mặt dân số. Mặc dù tốc độ tăng dân số của Hoa Kỳ đã chậm lại trong những năm gần đây, nhưng nó sẽ không biến thành tiêu cực, như Nga, châu Âu và Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc đúng là đang lo sợ là “sẽ già trước khi giàu”. Ấn Độ sẽ sớm vượt lên trở thành quốc gia đông dân nhất và lực lượng lao động của nước này đạt đỉnh vào năm 2015.

Mỹ cũng vẫn còn dẫn đầu trong các ngành công nghệ quan trọng như sinh học, nano, thông tin, mà đó là trọng tâm của tăng trưởng kinh tế trong thế kỷ XXI. Trung Quốc đang đầu tư ồ ạt trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đồng thời cạnh tranh tốt trong một số lĩnh vực. Nhưng 15 trong số 20 trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới là ở Hoa Kỳ; không có trường nào ở Trung Quốc.

Những người tuyên bố cho một nền Thiên hạ Thái bình theo Trung Quốc và sự suy tàn của Mỹ không nghiên cứu toàn diện về các nguồn lực. Sự kiêu ngạo của người Mỹ luôn là một mối nguy hiểm, nhưng nỗi sợ hãi quá mức có thể dẫn đến phản ứng thái quá. Nguy hiểm không kém là tinh thần dân tộc của Trung Quốc đang trỗi dậy, nó kết hợp với niềm tin về sự suy tàn của người Mỹ, khiến Trung Quốc phải chấp nhận rủi ro lớn hơn.

Cả hai bên phải cẩn trọng trong tính toán sai lầm. Rốt cuộc, mối rủi ro lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt là khả năng của chính chúng ta phạm phải sai lầm, nó xảy ra thường xuyên hơn là không có.

_____

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr. là Giáo sư Đại học Harvard và là tác giả của cuốn sách Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump


Giới thiệu trang nhà của dịch giả: 

https://kimthemdo.com/

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
..để cho ngần ấy nước xâu xé khai thác tài nguyên nên mới bị khủng hoảng. Ép mãi sức dân thì sẽ gây sức bật...
Nhật báo The Canberra Times hôm Thứ Hai 1-10-2007 đã có bài tường thuật về buổi lễ cầu nguyện cho nhân dân Miến Điện
Các đối tác quảng cáo thuộc truyền thông sắc tộc của Flex Your Power đang gởi đi các thông điệp báo động tình trạng hâm nóng địa cầu
...để cho ngần ấy nước xâu xé khai thác tài nguyên nên mới bị khủng hoảng. Ép mãi sức dân thì sẽ gây sức bật...
Xe chạy loanh quanh mấy vòng mà vẫn chưa có chỗ đậu. Tứ phía đông nghẹt. Tờ chương trình trong tay
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Mới đây, có người quen hỏi tôi nguyên nhân nào đưa đến sự thống nhất nước Đức" Đây cũng đề tài một bài báo mà tôi đã  viết và đăng trên Việt Báo
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống.
Sau hơn 30 năm, người Việt tại Mỹ đã đạt được những thành công rực rỡ. Ngành nghề nào cũng có bóng dáng người Việt đứng đầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.