Hôm nay,  

Cho Nhau Thì Giờ

25/02/202115:11:00(Xem: 2998)




Sắp xếp 24 giờ 1 ngày.jpg


Hãy học cách sắp xếp thời gian hiệu quả trong 1 ngày, cân bằng giữa công việc và cuộc sống.


Nhiều người thường nói: tôi không có thì giờ, tôi bận quá, tôi bận quá. Thượng Đế rất công bằng, mọi người trong chúng ta ai cũng có 24 giờ một ngày và người nào cũng phải chết. 

Vậy thì khi người nào đó nói với bạn rằng tôi không có thì giờ hoặc tôi bận quá, bạn hãy tự hỏi mình người đó thân với bạn như thế nào? Khi một người nói với bạn tôi không có thì giờ thì bạn phải nghĩ rằng người đó không có thì giờ cho bạn, trong con mắt của người đó hoặc trong trái tim của người đó, bạn không phải là người thân. Nếu là người thân thì không bao giờ nói câu tôi bận quá, tôi không có thì giờ. Thì giờ người nào cũng bằng nhau, 24 giờ một ngày. Với 24 giờ, làm sao sử dụng cho hết: làm việc, ăn, ngủ, chơi, xem tivi, nghe radio, đọc sách, điện thoại, hoặc email cho người này hay người nọ. Nên bạn phải biết mình là ai khi nghe người nào nói rằng tôi có đọc email của bạn hay nhận điện thoại của bạn, nhưng rất tiếc tôi bận quá, tôi không có thì giờ trả lời.

Người trên trái đất này nhiều lắm hơn 6 tỉ, trời đất bao la nhưng tìm tri kỷ khó lắm. Tìm người hiểu mình, tìm người thương mình, xem mình như người thân thật khó. Nhiều khi mình tưởng người đó là bạn của mình nhưng chưa chắc người đó xem mình là bạn. Nếu bạn muốn biết người nào là bạn của mình thì hãy đợi xem khi bạn bệnh hoạn hay khốn khó, người đó có ở bên cạnh bạn hay không?

Người nào cũng có việc làm, có bổn phận, trách nhiệm, không phải ai cũng có thì giờ nghĩ đến người khác, có thì giờ quan tâm đến những người xung quanh mình, nhưng nếu biết sắp xếp thì mọi chuyện đều có thể làm được.

Có những chuyện trong cuộc sống xảy ra rất đỗi bình thường nhưng lại có kết thúc bất ngờ. Một cụ bà nằm trong viện dưỡng lão, con cháu không có thì giờ đến thăm, chỉ riêng có cô y tá chăm sóc cho cụ bà hàng ngày. Vào những ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cô nhớ cụ bà, cô vào viện thăm cụ. Cụ bà cũng rất thương cô y tá này. Rồi một ngày kia, cụ bà qua đời. Luật sư của cụ bà gọi cô y tá đến văn phòng luật sư để nghe di chúc của cụ bà ở viện dưỡng lão. Cô y tá ngạc nhiên và vô cùng xúc động, không ngờ cụ bà để lại tài sản cho cô thay vì để lại cho con cháu của mình. 


Chăm sóc cụ già..jpg


Đối xử với người xung quanh một cách chân thành, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.


Một câu chuyện khác về một cụ ông trong viện dưỡng lão. Ai cũng tưởng ông cụ rất nghèo, không thấy ai đến thăm, chỉ có những người làm từ thiện đến thăm người bệnh mà thôi. Một ngày kia, ông cụ gọi luật sư đến làm di chúc, để lại tài sản cho mấy con chó của cụ. Chó trung thành với chủ, chó không bao giờ bỏ chủ của mình. Chỉ có người ăn thịt chó chứ đâu ai nghe chó ăn thịt người bao giờ?


Tuổi già hiu quạnh, chỉ còn chú chó trung thành bên cạnh..jpg

Tuổi già hiu quạnh, chỉ còn chú chó trung thành bên cạnh.


Thương người như thể thương thân, nói dễ nhưng làm khó lắm. Cho nhau nụ cười, tiếng cười, cho nhau một chút thì giờ và sự quan tâm, có bao nhiêu người làm được việc này?

Nhiều người thường nói:

- Tôi bận quá, tôi bận quá, tôi không có thì giờ.

Mọi người đều có thì giờ bằng nhau 24 giờ một ngày. Tôi bận quá, tôi bận quá, chỉ là một cách nói, một cách nói cho qua để khỏi làm mất lòng người nghe. Khi người ta quan tâm đến nhau, gần trút hơi thở cuối cùng, người bệnh vẫn gọi tên người mà họ yêu thương nhất và họ vẫn muốn gặp người này. Có nhiều người không muốn đi, cứ đợi chờ gặp một người nào đó lần cuối trong cuộc đời. Hơi thở đứt quãng, mệt nhọc nhưng không chịu nhắm mắt, vẫn chờ đợi bước chân của người mình thương xuất hiện trước cửa phòng bệnh.

Đó là người sắp chết, sắp thở hơi thở cuối cùng, còn người còn sinh tiền thì sao? Một chút thì giờ cho người khác có phiền lắm không? Có thương nhau thì hãy quan tâm đến người xung quanh ngay bây giờ, đừng chờ người đó sang bên thế giới thì hối tiếc cũng muộn quá rồi?

Một cô gái trẻ đã tâm sự: ba con bị thấp khớp, xương đau nhức, chân bị teo cơ không đi được nhưng ba nằm trên giường không một tiếng than. Niềm vui của ba là mỗi ngày chờ con cháu đi làm về ghé thăm, nghe ba nói chuyện. Vậy mà, con cứ cuốn vào cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền, con không dành thời gian nhiều bên ba. Ba mất vào lúc sáng sớm, không kịp nhìn thấy mặt con lần cuối. Con chạy về, mặt ba còn hồng hào, thân thể còn ấm, mắt khép lại như muốn con cháu an tâm là ba ra đi thanh thản, không oán trách ai. Nhưng trong lòng con là một sự ăn năn, hối lỗi, ray rứt khôn nguôi. Khi ba cần con nhất, con đã không ở bên cạnh...


hinh-anh-ve-nguoi-cha-dep_040200578.jpg

Khi biển sâu và trời rộng bao la, chẳng đo được công lao cha vun đắp.


Nghe cô gái kể, tôi nhớ ba mình vô cùng. Ngày tôi chuẩn bị vượt biên, tôi về thăm ba tôi. Tôi nắm tay ba tôi và nói:

- Con chuẩn bị vượt biên.

Mắt ba tôi sáng lên, ánh mắt thương yêu và hy vọng. Ba má tôi chỉ biết cầu nguyện cho con đi bình yên.

Ba tôi là người ít nói, lắng nghe nhiều nhưng mỗi lời nói của ba tôi rất sâu sắc và đầy ý nghĩa, chúng tôi phải lắng nghe.

Thế rồi tôi đi, chỉ một lần là thoát. Thuyền ra khơi, sóng to gió lớn, hết thực phẩm và nước uống. Mọi người chỉ cầu nguyện và cầu nguyện. Trước cái chết gần kề chỉ có sự cầu nguyện là linh thiêng nhất.

Chiếc thuyền đánh cá mỏng manh như chiếc lá ngoài biển khơi mênh mông được tàu Mỹ cứu, đưa vào Phi Luật Tân. Tôi được về Cali. Tôi vừa làm vừa học, bận tối tăm mặt mũi nhưng vẫn liên lạc thường xuyên với cháu tôi ở Pháp để nhờ chuyển thư về Việt Nam thăm gia đình.

Vài tháng sau khi tôi vượt biên, ba tôi qua đời, nhưng mọi người dấu không cho tôi hay sợ ảnh hưởng đến việc học của tôi. Lúc đó, Mỹ đang cấm vận Việt Nam không có liên lạc được phải qua một quốc gia khác như Pháp hay Canada để gởi thư. 

Tôi thương ba má tôi lắm. Hồi nhỏ, tôi không được ở gần ba má tôi, vì phải đi học xa, ở xa mới có trường học tốt. Ba má tôi chú trọng đến việc học của con, cho đó là điều ưu tiên.


gia-dinh03.jpg

Nghĩa mẹ như biển rộng. Công cha như trời cao.

Ơn sinh thành dưỡng dục. Vời vợi tựa trăng sao

Bây giờ nhìn những người trẻ được ở gần cha mẹ, tôi ao ước vô cùng. Hãy dành thì giờ bên cạnh cha mẹ và hãy chăm sóc cha mẹ bằng cả tấm lòng. Được ở gần cha mẹ lúc cha mẹ lâm chung là điều hạnh phúc, không có cha mẹ làm sao có mình. Ba má tôi đã ra đi mấy chục năm rồi mà tôi tưởng chừng ba má tôi còn ở đâu đây, ở quanh chúng tôi.

Lúc người thân của mình còn hiện hữu hãy quan tâm, hãy cho họ thì giờ, nếu  không sau này hối tiếc cũng không còn kịp nữa. Khi cha mẹ nhờ chở đi đâu, đi nhà thờ, đi chùa, đừng bao giờ nói: con không có thì giờ, con bận lắm,... thì sau này sẽ ân hận suốt đời.


Con sẽ không đợi một ngày kia
Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
Ai níu nổi thời gian?
Ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

(Mẹ, thơ Đỗ Trung Quân)


  Cho nhau tiếng cười, cho nhau một chút thì giờ có gì quá đáng? Hãy tự hỏi mỗi ngày mình bỏ bao nhiêu thì giờ xem tivi, nghe radio, đọc sách báo, nghe nhạc thì tại sao cho người khác một chút thì giờ thì lại phiền? Chỉ có lòng mình chưa đủ để quan tâm đến người bạn của mình mà thôi?

 

Hãy dành thời gian bên gia đình và người thân, bạn bè..jpg

Hãy dành thời gian bên gia đình, người thân và bạn bè.

 

Xin đừng bao giờ nói: tôi bận quá, tôi không có thì giờ, tôi không có thì giờ. Mỗi ngày 24 giờ là nhiều lắm, nếu mình sử dụng hết 24 giờ này ngoài việc ăn, ngủ, làm việc thì còn thì giờ nhiều lắm. Nếu mình quan tâm đến người khác thì xin đừng bao giờ nói: tôi bận quá, tôi không có thì giờ.

Hãy bao dung, hãy rộng lượng, hãy thương người như thể thương thân, thì chúng ta có 24 giờ một ngày là nhiều lắm.

Thương người, đây là giá trị tinh thần quan trọng lắm. Thương người không phải chỉ cho họ thức ăn. Ở đây thức ăn nhiều quá, ai cũng sợ ăn nhiều rồi mập. Mập thì dễ sinh bệnh, cao mỡ, cao máu, cao đường. Thương người nên cho họ những gì thuộc về tinh thần: một lời cầu nguyện chân thành, những nụ cười hiền lành, tiếng cười giòn tan. Thương người nên quan tâm đến họ nhất là những lời an ủi trong lúc bệnh hoạn. Thương người nên cho họ niềm tin, hy vọng, lạc quan. An ủi bằng lời cầu nguyện, sự nhiệm mầu của sự cầu nguyện, lời cầu nguyện rất linh thiêng. Vì vậy, có những người vẫn đứng ngoài trời lạnh buốt giá trước tượng Phật bà Quan Âm hay Đức Mẹ Maria mà cầu nguyện một cách chân thành.

Tôi được biết nhiều người có niềm tin vào Đấng Tối Cao dễ sống vui vẻ, vượt qua những khó khăn giữa mùa dịch cúm Covid-19 này.

Hy vọng người thương người, cho nhau một chút thì giờ trong cuộc sống hàng ngày. Mong rằng sẽ không bao giờ phải nghe câu tôi bận quá, tôi không có thì giờ. Thì giờ nhiều lắm, thì giờ mênh mông, ban phát nó hay không là do ở mỗi người chúng ta.

Orange County, 24/02/2021

KIỀU MỸ DUYÊN

(kieumyduyen1@yahoo.com)


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tới cuối thế kỷ, cũng từ Hải Phòng, Việt Nam lại phát động một phong trào Đông Du khác, ngó bộ rầm rộ và khí thế hơn nhiều. Đợt này thì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (Hà Nội) chưa kịp cập nhật, tôi cũng chỉ biết được (phần nào) là nhờ nghe qua nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông kể lại mẩu chuyện nhỏ của một vị bác sĩ, một ông công nhân và một chàng thủy thủ – cả ba đều là nhân viên thuộc công ty Liên Hợp Hải Sản Biển Đông – và chuyến Đông Du ngắn ngủi của họ (vào năm 1990) khi Nhà Nước Việt Nam vừa quyết định mở cửa ra với thế giới bên ngoài
Việt Nam cãi lý rằng “quyền con người không thể cao hơn chủ quyền”, nhưng lợi dụng “chủ quyền” để đàn áp dân chủ và xây dựng chế độ độc tài một đảng cầm quyền là chống lại quyền làm người của công dân...
Chuyện gì phải xảy ra, đã xảy ra. Hôm thứ Tư 23/8 vừa qua, chiếc phi cơ phản lực chở Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner, cùng bộ chỉ huy của ông ta đang trên đường từ Moskva đi St. Petersburg (nơi đặt đại bản doanh của Wagner) phát nổ trên không trung, và tất cả mọi người trên phi cơ, kể cả phi hành đoàn, đều tử nạn...
Trong phần lời tựa của cuốn Bố Già, bản Việt ngữ, dịch giả Ngọc Thứ Lang còn cho biết thêm đôi điều lý thú khác nữa: “Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và ‘The Godfather’ cho chúng ta biết rằng nhân vật ‘Bố Già’ ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, ‘Bố Già’ gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là ‘Mafia’ theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.”
Sau 11 năm chống Tham nhũng, Tiêu cực (2012-2023), tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên, nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, vẫn nghiêm trọng, lan rộng và tinh vi trong mọi lĩnh vực...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Lê Nguyễn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch Sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới thời VNCH, hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn...
Trong lá thư xuất hiện trên mạng thông tin xã hội của cựu tổng thống Barrack Obama, ngày 17 tháng 7 năm 2023. Ông viết: “Ngày nay, một số cuốn sách đã định hình cuộc đời tôi—và cuộc đời của rất nhiều người khác—đang bị thách thức bởi những người không đồng ý với những ý tưởng hoặc quan điểm nhất định. “Không phải ngẫu nhiên mà những ‘cuốn sách bị cấm’ này thường được viết bởi hoặc có hình ảnh của người da màu, người bản địa và các thành viên của cộng đồng LGBTQ+…” (Trích một đoạn.) (*) Chuyện cấm một số sách mỗi năm không được tuyển vào thư viện, không được đưa vào trường học, đã có một lịch sử khá dài ở Hoa Kỳ. Người Việt cũng có kinh nghiệm về sách bị cấm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi đảng cộng Sản miền bắc cai quản miền nam. Dĩ nhiên hai lệnh cấm sách này có nhiều yếu tố và quan điểm khác nhau giữa thể chế tự do và độc tài. Tuy nhiên chúng giống nhau ở một số điểm:
Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam” -- Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng thường trực kiêm Chánh thư ký Ban trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Thư ký Hội đồng Liên tôn, hiện cư trú tại Sài Gòn...
Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng CSVN biết rõ cán bộ, đảng viên, sinh viện và học sinh chán học Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối Đảng như thế nào nhưng vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” để lãng phí thời giờ và tiền bạc...
Cụm từ ‘quyền ân xá của tổng thống’ một lần nữa xuất hiện trên các trang tin tức khi cựu tổng thống Donald Trump – và là ứng cử viên tổng thống của GOP năm 2024 – đang ‘dây dưa’ với bản cáo trạng liên bang thứ ba cáo buộc ông can thiệp bầu cử, và bản cáo trạng thứ tư vừa được đưa ra tối nay ngày 14 tháng 8 liên quan đến âm mưu can thiệp bầu cử tổng thống ở tiểu bang Georgia. Đây là lần thứ tư vị cựu tổng thống bị truy tố hình sự, và là lần thứ nhì bị truy tố liên quan đến âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020 mà ông chính thức thua Joe Biden. Sau hơn hai năm điều tra, đại bồi thẩm đoàn Fulton County đưa ra bản cáo trạng, sau cú điện thoại mà ông Trump, lúc đó còn là tổng thống, gọi cho ông Brad Raffensperger, bộ trưởng Hành Chánh tiểu bang, người phụ trách bầu cử ở Georgia, vào ngày 2 Tháng Giêng, 2021, ông Trump nói ông Raffensperger giúp “kiếm 11,780 lá phiếu” cần thiết để ông thắng ông Biden sau khi ông thua phiếu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.