Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đảng CSVN & Chuyến Tầu Vét Tốc Hành

2/17/202109:43:00(View: 5985)

blank


Đến cuối đời, tôi bỗng đâm ra nghi ngờ “gốc gác” của chính mình. Dám tôi là người Mã, người Miên, người Miến, người Thái, người Lào, người Tầu (hay người Tiều) gì đó chớ không phải dân An Nam đâu nha.

Nước Việt là nơi sản sinh ra chủ nghĩa Mackeno (Mặc Kệ Nó) và dân Việt vốn nổi tiếng là vô cảm. Ấy thế mà tình cảm của tôi lại chứa chan và lai láng hết biết luôn. Đôi khi, tôi còn tưởng chừng như mình mang nặng cả nỗi sầu vạn cổ nên hay bị buồn ngang – buồn thấm thía, buồn não nề và buồn thê thảm – vào lúc chiều rơi, giữa những ngày năm cùng tháng tận.

Đang lúc nẫu ruột lại còn vớ phải một đoạn tùy bút (nát lòng) của Trần Mạnh Hảo. Chỉ đọc vài câu cũng đủ muốn nhẩy lầu :

“Đêm nào cũng nằm mơ thấy gió bấc đuổi bắt cậu. Thấy mình bị nhốt trong sương mù, cậu sợ quá vừa chạy vừa khóc gọi mẹ ơi ! Mẹ mặc áo vá, ba mươi tết vụng trộm lén lút bán cặp gà do mình nuôi cho một nhà cán bộ khá giả, bị đám thương nghiệp xã bắt vì tội bán gà bất hợp pháp, không xin phép chính quyền, muốn xây dựng chế độ tư bản tự do buôn bán hay sao ?


Công an bắt mẹ nhốt vào ủy ban vì tội bán gà không xin phép, cho đến khi chúng lập biên bản tịch thu cặp gà sung công quỹ, mới thả mẹ về…

Mẹ vừa đi vừa khóc. Không có tết rồi các con ơi… Cái gì cũng của đảng, thế nên mẹ con cậu mới suýt chết đói, suýt phải đi ăn mày trong ba ngày tết. Mấy mẹ con cậu chừng như không phải người, không có quyền sống, không có quyền ăn tết.”


Thế mới biết “cái gì cũng của đảng” là chuyện đã xẩy ra từ thuở xa xưa (khi nhà thơ Trần Mạnh Hảo còn là một cậu bé con) và nay đã trở thành truyền thống. Chỉ có điều hơi khác là công an bây giờ không mấy khi bắt gà mà thường chỉ lấy tiền thôi. Họ cũng chả thèm bầy vẽ ra biên bản hay biên nhận (vớ vẩn) như trước nữa.


Cũng vào những ngày giáp Tết, RFA ái ngại đi tin : 

“Bà Hoàng Thị Tươi, vợ của cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, bị một nhóm người tự giới thiệu là sĩ quan của Bộ Công an bắt giữ và lấy đi số tiền bà vừa rút khỏi ngân hàng 4,5 triệu đồng.

Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền vào ngày 20 tháng 12 trích lời ông Hồi kể lại cho biết sự việc xảy ra hôm thứ Tư, 20 tháng 12 rằng những kẻ bắt cóc đã đưa vợ của ông đến một đồn cảnh sát ở huyện Hữu Lũng, nơi họ lấy đi số tiền và tra hỏi thông tin của người gửi tiền cho bà…

Việc tước đoạt tiền từ người thân của các nhà hoạt động dân chủ là hành động thường xảy ra do lực lượng an ninh Việt Nam tiến hành. Bà Nguyễn Thị Lành, vợ của nhà hoạt động Nguyễn Trung Tôn đang bị giam, cũng cho biết bà cũng từng bị công an Thanh Hoá cướp sạch tiền ngay sau khi bà rút khỏi ngân hàng.”

Rõ ràng: công an Việt Nam ở thời nào, và địa phương nào, cũng vậy. Cũng đều có thể thản nhiên giở trò trấn lột (ngay giữa ban ngày) vì quan niệm về tiền bạc của giới lãnh đạo, ở xứ sở này, rất … thoáng : 

Một công dân Việt Nam, ông Đinh Kim Phúc nhận xét :

“Chúng ta cứ nhìn tất cả các vụ án tham nhũng ở Việt Nam mà đã được xét xử thì không có ai ăn vài ba chục triệu hay năm ba tỷ đồng. Điển hình là vụ AVG, chỉ riêng Nguyễn Bắc Son đã ăn 3 triệu đô la Mỹ là hơn 60 tỷ đồng. 

Còn những vụ án khác, kể cả tham những, kể cả phá hoại như Vinashin trước đây gần 100.000 tỷ đồng, rồi Vinalines và hàng loạt các công ty khác được mệnh danh ‘quả nắm đấm về kinh tế’ của Nhà nước. Hiện nay có 12 dự án Bộ công thương đang quản lý thua lỗ hàng ngàn tỷ …” 

Hàng ngàn tỷ thì tiêu pha, vung vãi cách nào (và đến đời nào) cho hết. Dù vậy, giới quan chức hiện hành vẫn không quên trấn lột ngay cả đến tiền ma chay – theo như  nhà báo Nguyễn Hùng (VOA) tường thuật : 

“Sau khi cụ Lê Đình Kình bị bắn chết tại nhà riêng ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, hai cuộc vận động quyên tiền phúng điếu và giúp đỡ gia đình cụ bà Dư Thị Thành đã diễn ra… 

Cuộc vận động thứ nhất do nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh đứng ra nhận tiền quyên góp trong hai ngày 13 và 14/1. Gần 700 người dân đóng góp cả thảy hơn nửa tỷ đồng để gửi tới gia đình cụ Kình nhưng ngân hàng Vietcombank đã phong toả tài khoản của bà Hạnh khi bà tới rút tiền hôm 17/1. Làn sóng chỉ trích và tẩy chay Vietcombank đã khiến ngân hàng này phải thúc giục Bộ Công an ra thông báo ngay trong ngày 17/1 về lý do phong toả tài khoản. Ngay lập tức gần 700 người đóng góp bị Bộ Công an vu ‘tài trợ khủng bố’ mặc dù không ai ở Đồng Tâm bị truy tố về tội danh này.”

Hóa ra nhà nước VN có tiêu chuẩn kép về tiền bạc : “Nhận hối lộ 5 tỷ đồng chỉ là ăn vặt” nhưng  quyên góp nửa tỷ cho tang lễ thì bị Bộ Công An vu vạ là ‘tài trợ khủng bố.” 

Vu vạ, vu khống, chụp mũ cũng đều là sở trường quen thuộc của cái bộ khốn nạn này. 

Nạn nhân mới nhất có tên là Nguyễn Thúy Hạnh – người điều hành Quỹ Từ Thiện 50 K – theo lời của Tuấn Khanh :

“Đó là quỹ 50K của chị Nguyễn Thúy Hạnh, một phụ nữ không có mục đích chính trị nào, đảng phái nào… ngoài việc chị muốn chia sẻ những khổ đau và bất công với những người mà chị nhìn thấy. Thế nhưng, công việc tầm thường đó ở Hà Nội đã gặp phải không biết bao nhiêu sự ngăn trở, đe dọa, thậm chí bị chụp mũ như là một kẻ kinh tài cho bọn khủng bố. 

Cuối năm 2020, chị Nguyễn Thúy Hạnh bị công an Hà Nội triệu tập liên tục, với nhiều lý do khác nhau, căng thẳng đến mức chị suýt đột quỵ. Mục đích của nhà cầm quyền chỉ là muốn chị phải chấm dứt ngay việc nhận giúp đỡ các tù nhân lương tâm.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA, bà phát biểu như sau :

“Nhiều khi tôi nghĩ đến những gia đình tù nhân lương tâm mà tôi vẫn giúp, nhưng lại không giúp được cho họ lúc này mà lòng đau như cắt. Thật lòng mà nói, có những gia đình mỗi tháng tựa vào vài trăm ngàn của quỹ 50K là cách sống duy nhất của họ mà thôi. Không biết lúc này họ phải xoay sở như thế nào. Tôi cũng muốn nói với những người công an, rằng lòng nhân đạo là thứ cuối cùng không thể bị tước đoạt. 

Việc giam giữ và chia cắt gia đình của những tù nhân lương tâm đã là một hành động sai trái, nay còn tiến đến việc cắt đứt đường sống của họ nữa, thì đó là một việc làm dã man vô nhân đạo. Chính quyền này muốn tồn tại trong lòng dân thì họ phải thay đổi”.

 Đó là quan niệm của bà Hạnh về “chính quyền,” chứ với đám cướp ngày đang nắm quyền bính ở Việt Nam hiện nay thì chúng nào có khái niệm gì về “sai trái”, và chả bận tâm chi đến chuyện “đổi thay” hay “tồn tại.” Họ đang ở trên một chuyến tầu vét tốc hành nên phải vơ vét thật nhanh, kẻo muộn.


Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hiệp hội các Nhà sách Đức thông báo là Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 (Friedenspreis des Deutschen Buchhandels) sẽ trao cho Amartya Sen, 86 tuổi, nhà triết học Ấn Độ, Giáo sư Kinh tế Đại học Harvard và là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998. Giải thưởng cao quý này được thành lập từ năm 1950 tại Đức. Theo truyền thống, lễ trao giải diễn ra trong ngày cuối Hội chợ sách Frankfurt 18 tháng 10 tại Paulskirche, Frankfurt và sẽ được các đài Đức truyền hình trực tiếp. Trong dịp vinh danh này, Amartya Sen được trao tặng 25.000 euro.
Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều … cố tật!. Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
"Tôi nhìn ông ta (George Floyd) và tôi thật sự nghĩ người đó đã có thể là tôi." Đó là điểu mà vị Surgeon General (Y sĩ trưởng) Jerome Adams nói về Floyd. Tại sao vi bác sĩ đứng đầu ngành Y chính phủ liên bang Hoa Kỳ, một nhân vật cấp cao từng đứng chung sân khấu với TT Trump trong những buổi họp báo về coronavirus, lại tự so sánh mình với Floyd, một người tiền án tiền sự đầy một danh sách?
Mấy hôm nay, cái chết của người da đen George Floyd ở Minneapolis, Huê kỳ, đã bổng chốc làm bùng lên phong trào dân chúng, da đen và cả da không đen, ủng hộ nạn nhơn đen, nổi lên, xuống đường ở nhiều thành phố lớn của Pháp, chống bạo hành và kỳ thị của cảnh sát. Omar Sy, da đen, sanh ở Trappes, ngoại ô Tây-Nam Paris (78), nghệ sĩ hài hước, diển viên điện ảnh, lên tiếng tuyên bố «Bạo hành cảnh sát là vấn đề của mọi người»! Là cơ hội bằng vàng để báo chí nhập cuộc. Báo chí Pháp hết 80% là khuynh tả, được chánh phủ tài trợ, (tùy theo số ấn phẩm bán được, từ 500 000 €/năm cho tới 6 000 000 €/năm), loan tin, bình luận, khai thác thị hiếu độc/thính giả để có đông độc giả, được tăng trợ cấp. Phong trào dân chúng nổi lên chống bạo hành và kỳ thị do cảnh sát gây ra, trên thực tế, đã không còn biên giới. Trước phản ứng của những người biểu tình trên thế giới, cảnh sát không còn là «bạn dân» nữa, mà đã trở thành hung thần! Chỉ có cảnh sát ở Tàu và Việt nam là không bị chỉ mặt vì họ là cảnh sát
Cuộc khủng hoảng do virút corona đang tạo ra một môi trường toàn cầu nhiều cạnh tranh hơn, với sự "đối đầu" phát triển nhanh hơn là "hợp tác". Liên Minh Âu Châu chúng ta phải đối mặt với những vùng biển khắc nghiệt hơn và có nguy cơ bị cuốn vào những dòng chảy chéo chiều của các cường quốc đang đòi chúng ta chọn phe rõ rệt. Những thứ được coi là kỹ thuật và không phải là "chính trị cao", chẳng hạn như đầu tư và thương mại, công nghệ và tiền tệ, nay là thành phần của một cuộc cạnh tranh công khai, hoặc thậm chí là đối đầu. Những thứ mà người ta có thể dựa vào một cách vững chắc, như dữ kiện và khoa học, hiện đang bị thách thức và cuốn vào trận chiến của những bài tường thuật, khuếch đại thêm qua những phương tiện truyền thông xã hội.
Câu hỏi đang đặt ra ở Biển Đông là Trung Quốc có âm mưu gì khi bất ngờ gia tăng đe dọa và phủ nhận quyền chủ quyền của các nước có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei, vào lúc cả thế giới lo phòng, chống dịch nạn Vũ Hán, xuất phát từ Trung Quốc từ đầu năm 2020 (Coronavirus disease 2019 (COVID-19). Để trả lời cho thắc mắc này, cũng như liệu tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông có đưa đên nguy cơ chiến tranh hay không, xin mời bạn đọc theo dõi nội dung Cuộc phỏng vấn của tôi với Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus), Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dậy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Giáo sư Hùng là Học giả cao cấp bất thường trú của Trung tâm nghiên cứu Chiến lươc và quan hệ Quốc tế ở Washington, D.C. (Center for Strategic and International Studies, CSIS). Ngoài ra ông còn là Học giả vãng lai hai niên khóa 2015-2016 tại viện nghiên cứu nổi tiếng ISEAS-Yusof Is
Sau khi ông George Floyd bị chết dưới bạo lực cảnh sát, một phong trào biểu tình chống kỳ thị người da đen đã bùng nổ và lan rộng khắp nước Mỹ và trên thế giới. Phong trào có sự tham gia của mọi tầng lớp, của nhiều sắc tộc khác nhau, trong đó có người Việt Nam. Sự kiện này đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong tập thể người Việt, do cách nhìn trái chiều về vấn đề kỳ thị chủng tộc đối với người da đen và phong trào Black Lives Matter. Đặc biệt là giữa thế hệ trẻ và thế hệ những người lớn tuổi trong cộng đồng. Là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, với chủ trương Đấu tranh bất bạo động, đảng Việt Tân đã từng lên tiếng ủng hộ các phong trào biểu tình của người dân như ở Hong Kong. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân Đảng Việt Tân, về nhận xét của ông đối với phong trào Black Lives Matter và sự tham gia của giới trẻ Việt Nam trong các cuộc xuống đường đòi công lý cho người Mỹ da đen.
Trong khi tham vọng kiểm soát của chế độ toàn trị vẫn như cũ, có một số khác biệt giữa những nỗ lực của Mao và Tập Cận Bình. “Tư tưởng của Tập Cận Bình là một thay thế nhạt màu cho Sách Đỏ của Mao. Tập Cận Bình đã không thể đưa ra một ý thức hệ mạch lạc để truyền cảm hứng cho sự cuồng tín trong những người theo ông, khác một chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc chung chung. Mặt khác, Tập có các công cụ công nghệ khả dụng mà đơn giản là không áp dụng cho những nhà độc tài trong thế kỷ 20. Hệ thống tín dụng xã hội kết hợp tất cả các phương pháp của thông minh nhân tạo, dữ liệu quy mô, cảm biến lan tỏa và đặt các phương tiện này vào trong tay nhà nước Trung Quốc. Cả Stalin và Mao đều không thể kiểm soát trực tiếp các phong trào hàng ngày, lời nói và giao dịch của từng đối tượng theo cách mà đảng Trung Quốc về mặt lý thuyết có thể làm ngày nay.
Một dự luật đã được đưa ra Quốc Hội Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) ngày 22 tháng 5 năm 2020 tại Bắc Kinh, và đúng một tuần lễ sau, dự luật này đã được nhanh chóng thông qua vả trở thành Đạo Luật An Ninh Quốc Gia (ĐLANQG) về Hồng Kông vào ngày 29 tháng 5. Khi đưa ra Quốc Hội Nhân Dân để bàn thảo và thông qua, dự luật này gồm 7 điểm chính, trong đó ba điểm quan trọng nhất để đối phó và triệt hạ quyền tự chủ cùa Hồng Kông là điều số 2, số 4, và số 6. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tất cả các nguồn yểm trợ từ bên ngoài vào Hồng Kông; sẽ sử dụng được các lực lượng đàn áp từ Bắc Kinh để dập tắt các cuộc biểu tình, những người tham dự biểu tình có thể quy tội phản quốc, ly khai; và từ đó Bắc Kinh sẽ khai triển ra những đạo luật khác để thực hiện các mưu đồ trên.
Đảng Cộng Sản Việt Nam có truyền thống bán nước từ Hồ Chí Minh cho đến ngày nay. Người bán nước số một là Nguyễn Phú Trọng, bán nước một cách tinh vi, từ những bí mật nầy đến những bí mật khác để lừa bịp nhân dân. Đã đặt Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, xem như thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm. Tuổi tác đã cao, sức khỏe yếu kém mà muốn ôm cái ghế quyền lực suốt đời. Thủ hạ Nguyễn Hồng Diên thăm dò dư luận bằng những lời lẽ nâng bi quá đáng, làm phản tác dụng, gây phẩn nộ trong quần chúng. Tóm lại, Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông đã đặt Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, đó là tội đồ của dân tộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.