Hôm nay,  

Tại Sao Joe Biden Bất Ngờ Cứng Rắn Với Trung Quốc và Nga? Việt Nam không muốn bị lôi cuốn vào tranh chấp Mỹ-Trung

10/02/202115:29:00(Xem: 11669)

PHAM TRAN
Phạm Trần

Giới thiệu: Trong cuộc nói chuyện lần đầu tiên với nhân viên Bộ Ngoại giao ngày 4/2 (2021) vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã dưa ra môt số tuyên bố trực tiếp nhằm vào những hoạt động chống Hoa Kỳ của Trung Quốc và Nga.

Tại sao ông Biden đã có quyết định như vậy, và liệu mối quan hệ mới giữa 3 nước có làm thay đổi cục diện thế giới không, và Việt Nam ở đâu trong bối cảnh này ?

Chúng tôi xin mời bạn đọc chia sẻ với Tác giả trong cuộc phỏng vấn Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dạy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Giáo sư Hùng là Học giả cao cấp bất thường trú của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quan hệ Quốc tế ở Washington, D.C. (Center for Strategic and International Studies, CSIS). Ngoài ra ông còn là Học giả vãng lai hai niên khóa 2015-2016 tại viện nghiên cứu nổi tiếng ISEAS-Yusof Ishak Institute, Tân Gia Ba.

Các bài nghiên cứu của ông, phần lớn về Á Châu và Đông Nam Á được đăng trên các Tạp chí chuyên môn (professional journals) như World Affairs, Asian Survey, Pacific Affairs, Global Asia, The Diplomat, Asia Pacific Bulletin và CogitAsia.

**********


Nội dung:

H: Thưa Giáo sư, trong cuộc nói chuyện tại Bộ Ngoại giao ngày 4/2 vừa qua, Tổng thống Jose Biden nói rằng (tạm dịch) : “Nước Mỹ đã trở lại, Hoa Kỳ đã quay lại. Ngoại giao là nền tảng của chính sách đối ngoại của chúng ta. Chúng ta phải hàn gắn với Đồng minh và quay trở lại với Thế giới như trước đây, không phải để đương đầu với những thách đố trong quá khứ, nhưng hiện tại và của ngày mai.” (1)

Thưa ông, như vậy trong 4 năm cầm quyền của Tổng thống Cộng hòa Donal Trump, chẳng lẽ nước Mỹ đã đánh mất vị trí lãnh đạo của mình trên thế giới và cũng mất luôn cả Đồng minh, nhất là các Đồng minh cật ruột và lâu đời ở Châu u và Á châu hay sao ?

GS Nguyen Manh Hung
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng



Đáp: Thưa ông, quả thật đúng như vậy. Thống kê của Pew Research Center về tỷ số ngươi ngoại quốc có thiện cảm vơi Hoa Kỳ và cá nhân ông Trump đã tụt giốc trên thê giới, ngay cả ở trong những nước đông minh thân tín. Mưc độ thiện cảm vơi Hoa Kỳ cao nhất ở Nhật và Anh là 41%, nhưng về sự tin tưởng vào cá nhân Trump chỉ là 25% ở Nhât và 19% ở Anh. Tỷ số ấy ở Pháp (31% thiên cảm vơi Hoa Kỳ, 11% tin tưởng ở Trump) và Đức (26% và 10%) còn tệ hại hơn nữa. Đáng buồn hơn là mức độ tin tưởng vào tài của các nhà lãnh đạo thê giới, Trump chỉ được 16%, sau Merkel của Đức, (76%), Macron của Pháp (64%), Johnson của Anh (48%), và dươi ngay cả Putin của Nga (23%) và Tập (cận Bình) của Trung Quốc (19%).

H: Ông Biden cũng nói (tạm dịch) :” Lãnh đạo Hoa Kỳ cũng phải đương đầu với sư phát triển mới của chủ nghĩa độc tài, kể cả tham vọng của Trung Quốc đối kháng với Hoa Kỳ, và sự quyêt tâm của Nga muốn làm xáo trộn nền Dân chủ của chúng ta.” (2)

Thưa Giáo sư, một cách tổng quát, ông giải thích như thế nào về sự thay đổi đường lối ngoại giao của Chính quyền Biden đối với 2 cường quốc Cộng sản này, căn cứ theo lời nói vừa dẫn?

Đáp:Thưa ông, ông Biden mơi nhâm chưc Tổng Thông chưa đủ một tháng, còn quá sơm để nói đến “sự thay đổi về đường lôi ngoại giao.” Nhưng nếu so với chính sách ngoại giao của ông Trump với những tuyên bố của chính quyền mới thì chính sách ngoại giao của ông Biden khác nhiều cả về nội dung lẫn cách tiếp cận.

Về phương pháp tiếp cận, chính sách của chính quyên Biden đươc làm bởi các chuyên viên có kinh nghiệm ngoại giao thực tiễn hơn là các triệu phú giỏi buôn bán như trong nội các của ông Trump và cá nhân ông Trump. Họ suy tính dựa trên lý trí hơn là dựa vào cảm tính và ngẫu hứng, vào quyền lơi quôc gia hơn quyền lợi cá nhân.

Về nôi dung, trong khi chính quyền Trump chủ trương “Mỹ trên hết” (America First) và thích hành động đơn phương, bất kể đồng minh, thì chính quyền Biden chú trọng đến hợp tác quốc tế, phục hồi thế lãnh đạo thê giơi của Hoa Kỳ và sự gắn bó của các liên minh. Trong khi chính quyên Trump đơn phương rút khỏi Tổ chưc Ý tê Thế giới (WHO), Hiệp ước Khí hâu Paris, Thỏa thuận chung Hạn chế vũ khí nguyên tử của Iran (JCPOA), và Hiệp ước Hạn chế và tiết giảm vũ khi chiến lươc với Nga (New START) thì chính quyền Biden trơ lại Tổ chưc Y tế Thế giới và Hiệp ươc Khi hậu Paris, gia hạn hiệp ươc hạn chế và tiết giàm vũ khí chiến lươc với Nga (New START), đồng thời có ý định thương thuyết lại về thỏa thuận chung hạn chê vũ khi nguyên tử của Iran. Chính quyền Biden còn tuyên bô sẽ chú trong hơn chính quyền Trump về vấn đề dân chủ và nhân quyền trên thê giới.

TỪ NGA ĐẾN TRUNG QUỐC

H: Riêng với nước Nga, ông Biden còn đưa ra một thông điệp khá mạnh khi nói chuyện với với Tổng thống Putin. Ông Biden nói (tạm dịch):”Tôi đã nói rõ với Tổng thống Putin, bằng một cung cách khác với người tiền nhiệm của tôi (TT Donald Trump), rằng “những ngày Hoa Kỳ bị qua mặt bởi những hành động xâm hại của Nga như ---can thiệp vào các cuộc bầu cử, tấn công mạng, đầu độc công dân Nga đã cáo chung. Hoa Kỳ không ngần ngại đưa ra những biện pháp buộc Nga phải trả giá cho hành động của mình. Những biện pháp này sẽ có hiệu quả tốt với Nga, khi chúng ta liên kết và phối hợp với các Quốc gia có cùng lập trường với Hoa Kỳ.” (3)

Thưa ông, là một Học giả vế chính trị ngoại giao Quốc tế, ông nhận xét như thế nào về lập trường của TT Biden đối với cá nhân ông Putin, người đã công khai có cảm tình với Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump ?


Đáp: Thua ông, ngươi ta có thể tin rằng chính quyên Biden sẽ có chính sách cứng rắn hơn, và sẵn sàng đặt vấn đề bất đồng với Nga mạnh mẽ hơn. Thái độ của ông Trump đối vơi ông Putin là một nghi vấn lớn. Ngươi ta thường giải thích rằng thái độ đó bắt nguôn từ sư thán phục của ông Trump đôi với các lãnh tụ độc tài có quyên uy và viêc ông Trump muôn xóa bỏ thông tin là Nga đã giúp ông trong cuôc tranh cư Tông Thông năm 2016. Giải thích này có căn bản của nó, nhưng sự thật hoàn toàn về nghi vấn này có lẽ phải còn rất lâu ngươi ta mơi biết. Khi đối phó vơi Nga, ông Biden không có những mặc cảm này.

4)H: Đối với Trung Quốc, Tổng thống Biden cũng nói (tạm dịch):”Chúng ta cũng trực diện với đe dọa trực tiếp đối với sự thịnh vượng, an ninh và giá trị dân chủ bởi đối tác có tiềm năng Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh vì quyền lợi của nước Mỹ. Chúng ta sẽ đương đầu với tình trạng lạm dụng kinh tế, phản công hành động hung hăng và đe dọa; đẩy lùi chính sách tấn công nhân quyền, tài sản trí tuệ và hợp tác quốc tế của Trung Quốc” (4)

Thưa Giáo sư, khi ông Biden nói đến “đe dọa an ninh” của Trung Quốc thì chỉ có nghĩa chung chung, hay có ám chỉ đến cả những hành động đe dọa của Bắc Kinh hiện nay ở Biển Đông, nói riêng, và Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương nói chung?

Đ: Thưa ông, trong bài diễn văn đọc ơ Bộ Ngoại giao ngày 4 tháng 2 vừa qua, ông Biden coi Trung Quốc là một kẻ “cạnh tranh quan trọng nhất” của Hoa Kỳ, và cam kết sẽ đối đầu với Trung Quốc về “các lạm dụng kinh tế, chống lại hành động xâm lăng, cưỡng chế của Trung Quốc …” Câu nói tổng quát này trong môt bài diễn văn ngắn có thể giải thích đã bao hàm những “hành động xâm lăng, cưỡng chế” của Trung Quốc ở Biển Đông. Nên nhớ bài diễn văn ấy cũng không đề cập trực tiêp đến Biển Đông và Hiêp ươc Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà chính quyền Trump đã rút khỏi.
Tương tự, Ủy viện Bô Chính Trị và Chủ nhiệm Ủy Ban Đối ngoại Trung ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong cuôc nói chuyện vơi Ủy ban Quốc gia vê quan hệ Hoa-Mỹ, chỉ hai ngày trước diễn văn của ông Biden, cũng không đặt ra lằn ranh đỏ (red line) cho Hoa Kỳ về Biển Đông khi đòi hỏi Hoa Kỳ phải “ngưng can thiệp vào nôi bô Hong Kong, Tây Tạng, và Tân Cương là những vân đề quan trọng đôi với chủ quyên và vẹn toàn lảnh thô của Trung Quốc.” Không minh thị nói đến không có nghĩa là không quan tâm.

BIDEN-VIỆT NAM

H: Trong bối cảnh của một Chính quyền Hoa Kỳ, qua lập trường mới của TT Biden đối với cả Nga và Trung Cộng, Việt Nam có được lợi lộc gì trong cuộc tranh giành quyền lực giửa 3 Cường quốc đặc thù này không? Việt Nam có cần làm gì để Hoa Kỳ thấy Hà Nội không phải là “cánh tay nối dài” của Bắc Kinh trong thế gọng kìm này?

Đáp: Việt Nam muốn cân bằng quyền lực giữa các nước lơn, nhất là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để khỏi bị nươc nào ép quá, nhưng họ cũng không muốn bị lôi cuôn vào cuôc cạnh tranh hay mặc cả giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo thiển ý, các chiên lươc gia của Hoa Kỳ ngày nay không coi Hà Nôi là “cánh tay nối dài của Băc Kinh” trong cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

H: Cuối cùng, thưa ông, Đại hội XIII của đảng CSVN vừa kết thúc (ngày 1/2/2021), nhưng vấn đề Biển Đông không được thảo luận, mặc dù Luật hải cảnh của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/2/2021, cho phép tuần tuần duyên của Bắc Kinh bắn các tầu, thuyền mà Bắc Kinh cho là vi phạm vùng biển đảo tự nhận của họ ở Biển Đông,.
Ông bình luận như thế nào về việc này, nhất là khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ nói vỏn vẹn trong Diễn văn báo cáo khai mạc rằng:”Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp.” ?

Đáp: Điều này dễ hiểu vì trọng tâm của Đại Hội XIII của Đảng Công Sản Việt Nam là vấn đề nhân sự nhức nhối chứ không phải là các thách thức ngoại giao.
Báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng về “môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp” là môt câu nói công thức của chính quyền Việt Nam.
Riêng đôi với luật hải cảnh mới của Trung Quốc thì Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản ưng ngay hôm 29/01/2021 bằng cách tuyên bố: « Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế » và “yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, thực thi một cách thiện chí UNCLOS 1982.” Đồng thời khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền chính đáng trên.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư.

Phạm Trần

**********

Chú thích :

(Trích từ Diễn văn của TT Joe Biden, ngày 4/2/2021)

(1) “America is back. America is back. Diplomacy is back at the center of our foreign policy…we will repair our alliances and engage with the world once again, not to meet yesterday’s challenges, but today’s and tomorrow’s “

(2) “American leadership must meet this new moment of advancing authoritarianism, including the growing ambitions of China to rival the United States and the determination of Russia to damage and disrupt our democracy.”

(3) “I made it clear to President Putin, in a manner very different from my predecessor, that the days of the United States rolling over in the face of Russia’s aggressive actions — interfering with our elections, cyberattacks, poisoning its citizens — are over. We will not hesitate to raise the cost on Russia and defend our vital interests and our people. And we will be more effective in dealing with Russia when we work in coalition and coordination with other like-minded partners.”

(4) “And we’ll also take on directly the challenges posed by our prosperity, security, and democratic values by our most serious competitor, China.
We’ll confront China’s economic abuses; counter its aggressive, coercive action; to push back on China’s attack on human rights, intellectual property, and global governance.
But we are ready to work with Beijing when it’s in America’s interest to do so.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.