Hôm nay,  

‘Boogaloo’ Là Gì Và Ai Là Người Bạo Loạn Tại Điện Capitol Ngày 6 Tháng 1?

22/01/202100:00:00(Xem: 7929)
BOOGALOO LA GI 01 rev

Cái giá treo cổ, tượng trưng cho việc giam cầm người Do Thái như một phần của cuộc chiến tranh chủng tộc lớn, là một trong những biểu tượng thù hận được dựng lên khi đám đông tràn vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 1 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.(www.theconversation.com)

 
Ngày 6 tháng 1 năm 2021 một cuộc nổi dậy đã xảy ra tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn khi hàng trăm người bạo loạn tràn vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ khiến cho 5 người chết. Trong khi nhiều người tại Thủ Đô Washington, bề ngoài đi biểu tình chống lại điều mà họ thấy sai lầm rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp, sự có mặt của họ -- và các hành động của họ -- phản ảnh một loạt mục tiêu lớn hơn mà các dân quân người Mỹ đang hy vọng đạt được để có thêm hành động cực đoan hơn.

Nhiều bài viết bởi các học giả chuyên về phong trào cực đoan bạo động, thượng đẳng da trắng và dân quân giải thích con đường đi xuống mà những người bạo loạn và nổi dậy này tìm cách chiếm lấy nước Mỹ. Báo The Conversation U.S. đã biên soạn các trích đoạn của 5 trong số những bài viết đó, tìm cách giải thích sự rạn nứt đã lan rộng trong xã hội Mỹ.
 
1-    ‘Boogaloo’ là gì?
 
“Những người theo QAnon, Proud Boys và các nhóm cực hữu và cực hữu và dân tộc da trắng kết nối lỏng lẻo khác tập họp tại Washington tưởng rằng họ đang sống trong ý tưởng rất ư kỳ quặc làm nền tảng cho điều mà nhiều người xem là thánh kinh của phong trào dân tộc chủ nghĩa da trắng, một cuốn tiểu thuyết thời kỳ tồi tệ năm 1978 có tên ‘The Turner Diaries’, của nhà văn William Luther Pierce,” theo Jonathan D. Sarna, học giả chống Chủ Nghĩa Do Thái tại Đại Học Brandeis đã viết.

“Cuốn tiểu thuyết mô tả bạo động lật đổ chính phủ Hoa Kỳ, thảm họa nguyên tử, chiến tranh chủng tộc và sự tận diệt của những người không phải da trắng và ‘các phần tử chủng tộc không mong muốn trong số dân Da Trắng còn lại’,” theo ông viết.

Sự bùng nổ bạo động lan tràn và cực đoan thường được gọi là “boogaloo” bởi những tín đồ của nó.
 
2-    Các dân quân tìm cách thúc đẩy xung đột
 
Amy Cooter, nhà xã hội học tại Đại Học Vanderbilt là người đã nghiên cứu sâu rộng về phong trào dân quân Mỹ, phúc trình rằng một số nhóm cực hữu đã áp dụng cái được gọi là “accelerationism,” mà bà giải thích là “ý tưởng gây ra hỗn loạn, khiêu khích cảnh sát, và thúc đẩy căng thẳng chính trị sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của chính phủ Tây Phương ... để có chỗ cho họ thiết lập quốc gia chỉ dành cho người da trắng.”
 
3-    Họ không đơn độc
 
Có thể là thú vị để nghĩ rằng những gốc gác bạo động này chỉ là những cá nhân xấu, nhưng Alexander Hinton, nhà nhân khẩu học tại Đại Học Rutgers – Newark, thì giải thích rằng “những người này không đơn độc,” khi đám đông tràn vào Điện Capitol là bằng chứng rõ ràng.

BOOGALOO LA GI 02

Những người bạo loạn chiếm Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 6 tháng 1 năm 2021. (www.theconversation.com)


“Những người cực hữu là thành phần của các cộng đồng cực đoan lớn hơn, liên hệ nhau qua truyền thông xã hội và phân phối các bài đăng và những bảng kê khai,” theo ông viết. “Các thông điệp của họ nói lên sự sợ hãi rằng một ngày nào đó, những người không da trắng có thể đông hơn những người da trắng tại Hoa Kỳ, và quan điểm cho rằng có âm mưu được lãnh đạo bởi người Do Thái để hủy diệt chủng tộc da trắng. Để đối phó, họ chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh giữa người da trắng và không da trắng.”
 
4-    Họ có những người ủng hộ trong quân đội
 
Những người dân tộc chủ nghĩa da trắng – những người tin rằng người da trắng đang bị tấn công tại Mỹ va do đó tìm cách thành lập quốc gia chỉ dành cho người da trắng nơi mà những người không phải da trắng không được bảo vệ quyền công dân – “tìm kiếm những thành viên mới và sự ủng hộ trong quân đội Hoa Kỳ.”

Đó là kết luận của những nhà khoa học chính trị Jennifer Spindel tại Đại Học New Hampshire, Matt Motta tại Oklahoma State và Robert Ralston tạo Đại Học Minnesota, là những người cho rằng “Kể từ năm 2018, những người thượng đẳng da trắng đã thực hiện ngày càng nhiều cuộc tấn công chết người tại Hoa Kỳ hơn bất cứ phong trào cực đoan nội địa nào khác.”

 Các nối kết thì sâu xa, mà các học giả giải thích rằng, “Các mối liên hệ giữa quân đội Hoa Kỳ và những người dân tộc chủ nghĩa da trắng đã có từ thập niên 1990s, với nhiều tín đồ nhiền thấy sự phục vụ trong quân đội như là cơ hội để trau dồi khả năng chiến đấu của họ và tuyển mộ thêm những người khác.”
 
5-    Và có cả những người ủng hộ trong cảnh sát
 
Các nhóm thượng đẳng da tắng cũng tìm cách tuyển mộ các cảnh sát, theo Vida Johnson, là giáo sư luật tại  Đại Học Georgetown, đã viết rằng, “Với sức mạnh to lớn của họ, vũ khí do bộ ban hành và việc tiếp cận thông tin nhạy cảm, ... các ty sở cảnh sát trở thành nơi tuyên mộ lôi cuốn cho các nhóm thượng đẳng da trắng.”

BOOGALOO LA GI 03

2 thành viên của nhóm Proud Boys mang súng tại một cuộc tập họp ở Oregon vào tháng 9 năm 2020. (www.theconversation.com)


Tính từ năm 2006, FBI đã cảnh báo về vấn đề này, theo bà giải thích. Nhưng cho đến 15 năm sau, Johnson nói rằng thật là khó để tìm cho ra bao nhiêu cảnh sát đã tham gia.

Tuy nhiên, bà nói rằng “kể từ năm 2009, các cảnh sát tại Florida, Alabama và Louisiana đã được xác định như là các thành viên của các nhóm thượng đẳng da trắng. Trong khi đó, hơn 100 ty sở cảnh sát tại 49 tiểu bang khác nhau đã phải đương đầu với các vụ tai tiếng dính tới các email, các lời nhắn hay các bình luận trên mạng về kỳ thị chủng tộc đã gửi đi hay được thực hiện bởi nhân viên ty sở,” gồm một vụ trong tháng này liên quan đến một cảnh sát cao cấp tại Sở Cảnh Sát New York. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang
Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, với niềm tự hào về nòi giống Rồng Tiên, một nền văn hóa đa dạng và một dân tộc siêng năng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.