Hôm nay,  

Huê Kỳ: Lịch Sử Sẽ Sang Trang?

14/01/202110:30:00(Xem: 2703)

Mọi người ai cũng hi vọng qua năm mới 2021 Huê kỳ thoát ra khỏi một năm đen tối : có hơn 300 000 người chết vì corona vũ hán, kinh tế khủng hoảng do đại dịch nghiêm trọng không thua hồi năm 1929 tác hại, dân da đen bị kích động vấn đề chủng tộc, cận ngày bầu cử, nổi loạn ở nhiều Tiểu bang, biến Huê kỳ trở thành một nước khủng hoảng và chia rẽ.

Nay Năm mới đã tới. Nó sẽ đem lại những niềm vui mới?

Niềm vui đầu tiên rõ ràng là tới nay, bắt đầu ngày 14/12/2020 vừa qua, Huê kỳ đã có hơn triêu người được chích ngừa virus vũ hán tuy dự tính phải chích được 20 triệu vào cuối năm.

Niềm vui kế là Quốc hội đưa ra kế hoạch phục hoạt kinh tế và Tổng thống đắc cử Joe Biden thành lập một chánh phủ với những người tài ba, tôn trọng cơ chế dân chủ,..

Nhưng Hoa-thạnh-đốn vẫn thấy có nhiều phức tạp trước mắt. Ông Joe Biden đã nhiều lần đưa ra lời kêu gọi nhơn dân Huê kỳ hãy lật qua trang sử mới và ông tình nguyện đứng ra làm người hòa giải.

Liệu Huê kỳ sẽ bước vào giai đoạn mới tốt đẹp hơn, hòa giải hòa hợp, với ông Tổng thống mới cấp tiến?


Ông Joe Biden lật qua trang sử mới?

Thật vậy ông Joe Biden không ngừng nhắc đi nhắc lại nay là lúc lật qua trang sử mới và ông sẽ làm đủ các thứ để tái thống nhứt quốc gia. Nhưng trên thực tế ông đang thừa hưởng một đất nước chia rẽ sâu sắc như khó có thể cùng chấp nhận một sự kiện cơ bản Joe Biden là kẻ thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 3/11/2020! Bảo thủ (Cộng hòa) và Cấp tiến (Dân chủ) sống trong hai không gian bị truyền thông chi phối mãnh liệt và đắm chìm trong những nguồn thông tin sai lạc, đầy kích động, xuyên tạc, hình ảnh ngụy tạo, nhằm gieo rắc mối nghi ngờ và dễ gây xung đột với nhau.

Theo kết quả thăm dó dư luận do Viện Quinnipiac công bố có 70% đảng viên Cộng hòa quả quyết ông Joe Biden không thể là một ông Tổng thống chánh đáng và có 77%  tin chắc có gian lận bầu cử (Hélène Vissìere tại HTĐ, Le Point,  Paris).

Nay ai cũng biết ông Joe Biden khi thật sự vào Nhà Trắng sẽ là người đầy quyền lực, làm chủ cả lưỡng viện, nhưng trước tình hình thực tế của Huê kỳ ngày nay, ông chắc chắn sẽ khó làm được điều mà ông muốn và nhiều lần tuyên bố.

Trước mắt, ông Joe Biden khó tìm được sự đồng thuận ở phía đối lập Cộng hòa. TNS McConnell, vốn bạn từ thuở nhỏ của ông, vừa lên tiếng nhìn nhận ông đắc cử, liền đưa ra lời ca ngợi thật lòng về những thành công ngoạn mục của ông Trump «kinh tế phát triển mạnh, thất nghiệp giảm thấp chưa từng thấy cho đến khi đại dịch bùng phát, thúc đẩy sớm tìm thuốc chủng chống dịch vũ hán, bổ nhiệm 3 vị thẩm phám vào Tòa án Tối cao, xây bức tường biên giới phía Nam ngăn chặn di dân lậu,.. ». Ông còn nói thêm phải nhiều trang giấy mới liệt kê đủ những thành quả của Trump trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông ấy.

Ngoài ra, ngay trong phe đảng Dân chủ, ông Biden cần phải liên kết với cánh cực Tả vừa xuất hiện khá  hùng hậu và đòi hỏi ông phải cải cách mạnh. Bà Alexandria Ocasio-Cortez , gốc Puerto Rico, cấp tiến, theo xu hướng Bernie Sanders, Dân biểu ở New York, nói rỏ « Chúng tôi sẽ tổ chức lại hàng ngũ và muốn chánh phủ này phải tôn trọng những cam kết với lớp trẻ, với phong trào Black Lives Matter, với công nhơn,... »


Những người tranh đấu phe Tả của ông Biden đã bắt đầu chống đối ông về việc chọn người lập chánh quyền, cho rằng chỉ toàn những người « quá đứng giữa » (trop centristes), quá già nua, quá liên hệ với giới kinh doanh (quá tư bản) và họ không có đầu óc đủ mới (cấp tiến) của thế hệ mới. TNs Bernie Sanders nói rõ thêm « Phong trào Tả Cấp tiến xứng đáng giữ một số ghế quan trọng trong chánh quyền Biden. Có phải như vậy đúng không?»

Joe Biden sẽ thành công hòa giải?

Công việc quan trọng và trước nhứt cần phải làm đang chờ ông Tổng thống Joe Biden là hàn
gắn những Tiểu bang bị chia rẽ chưa từng có. Như những thành phố phía Tây và phía Đông,


nông thôn và những vùng kỷ nghệ ở trung tâm. Những nơi này ngày 3/11 đã bỏ phiếu hoàn toàn đối nghịch nhau.

 

Khi nhìn vào bảng đồ bỏ phiếu người ta sẽ thấy sự mâu thuẫn nổi bật nên gắn kết lại hai bộ phận dân chúng này không phải là chuyện đơn giản. Ngay hôm sau bầu cử, người ta thấy hai nhóm cùng đứng trước Tòa Bạch ốc : nhóm đội mũ đen là Black Lives Matters và những người đội kết đỏ ủng hộ Trump. Họ gây nhau ồn ào, quay lưng lại với nhau, tuy không đánh nhau, nhưng nói chuyện được với nhau vẫn là điều chưa xảy ra.

Về phía Tây Pennsylvania, dân ở đây trong mọi cuộc bầu cử thường có 70% bỏ phiếu cho Cộng hòa. Năm nay cũng không ngoại lệ củ nên có nhiều người phủ nhận chiến thắng của ông Biden. Còn ở phía Tây Philadelphia, đa số dân da trắng giàu có và điều hành đất nước nên đã có phản ứng chống da đen từ ngày ông Obama đắc cử.

Trong lúc đó , có người chấp nhận sự đắc cử của ông Biden và chỉ mong ông sẽ thiệt tình đoàn kết được hai phe đối lập nhau. Họ nói những người bỏ phiếu cho Cộng hòa đều là những người tốt. Và tất cả là cùng chung một dân tộc, vẫn cùng dân Mỹ với nhau!

Từ khá lâu chưa có kỳ bầu cử nào làm cho nước mỹ chia làm hai rỏ ràng, sâu đậm như kỳ bầu cử này. Kết quả thăm dò dư luận còn chỉ rõ hiện tượng xã hội đó.

Cử tri cộng hòa chiếm một diện tích địa lý lớn rộng, từ  Idaho, Utah và Arizona phía Tây cho tới một phần những Tiểu bang miền Đông. Còn cử tri dân chủ chiếm duyên hải Thái Bình dương, vài vùng kỷ nghệ phía Bắc và nhiều thành phố lớn. Trong gần đây xuất hiện một thành phần cử tri mới, quan trọng, 7 triệu người gốc nam mỹ. Ảnh hưởng của họ mạnh ở Florida, Nouveau-Mexique, Nevada và Colorado.

Còn về mặt nhân xã, nước Mỹ chia ra làm hai cũng rỏ ràng không kém. Phân nửa nước Mỹ, 82 triệu, đã bầu ông Joe Biden gồm những người trẻ, những sinh viên, những viên chức cao cấp, những người sống với tiện nghi tiên tiến, những dân thành phố, dân ngoại ô khá giả, … Nửa kia, 74 triệu, bầu cho ông Donald Trump. Đúng hơn, họ muốn giữ lại cho họ cái mà họ nghĩ là « nước Huê kỳ của họ ». Phần lớn cử tri bầu cho ông Trump là nông dân hoặc thợ thuyền và da trắng. Họ tranh đấu để « gìn giữ một nước Mỹ da trắng và bảo vệ lá cờ mỹ ».

Trước thực tế có hai nước Mỹ, hai thành phần dân chúng mỹ, chánh quyền Biden phải thành công hòa giải, đoàn kết, xoa dịu và biết tôn trọng họ, nếu không thì hai nước Mỹ sẽ tiếp tục sống bên cạnh nhau. 

Bốn năm của ông Trump để lại và sự bất mãn của cử tri cộng hòa sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh chánh trị nước Mỹ trong những ngày tới.Khẫu hiệu « Make America Great Again » vẫn còn vang dội đâu đây ! Donald Trump vẫn phủ nhận sự thắng cử của ông Biden tới cùng. Mà không riêng gì ông Trump, cả cử tri cộng hòa cũng phủ nhận vì cho bầu cử gian lận.

Hôm 6/1, trong lúc Quốc hội đang họp để thông qua kết quả bầu cử 3/11, một ít người trong đoàn người biểu tình ủng hộ ông Trump đã xông vào Quốc hội và bạo loạn. Hành động này đã chia rẽ giới chánh trị. Qua ngày hôm sau, viện thăm dò dư luận YouGov cho phổ biến kết quả có 45% cử tri cộng hòa hoan nghênh và phần lớn họ không thấy chuyện xâm nhập Quốc hội phương hại tới nền Dân chủ. Trái lại, có tới 93% cử tri Dân chủ cho việc xâm nhập vào Quốc hội là có hại cho nền Dân chủ huê kỳ.

Trong lúc đó có 56% dân huê kỳ trả lời là bầu cử Tổng thống hôm 3/11 có gian lận và ông Joe Biden thắng cử không lương thiện nên dân chúng cử tri xông vào Quốc hội ngăn chận việc chánh thức hóa kết quả là đúng quyền hạn của họ.


Vậy nếu ông Joe Biden không hòa giải nhơn dân huê kỳ được như ông muốn thì ông cứ làm ông Tổng thống cả 2 nước Huê kỳ ! Hoặc ôn hòa và thực tế như bản tánh của ông, ông chỉ làm ông Tổng thống cho nửa nước Huê kỳ, còn nửa kia tạm để cho bà Phó Harris cai quản.

Đề huề vì cả hai đều đắc cử một lượt và cùng một cách !


Nguyễn thị Cỏ May




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhật báo The Canberra Times hôm Thứ Hai 1-10-2007 đã có bài tường thuật về buổi lễ cầu nguyện cho nhân dân Miến Điện
Các đối tác quảng cáo thuộc truyền thông sắc tộc của Flex Your Power đang gởi đi các thông điệp báo động tình trạng hâm nóng địa cầu
...để cho ngần ấy nước xâu xé khai thác tài nguyên nên mới bị khủng hoảng. Ép mãi sức dân thì sẽ gây sức bật...
Xe chạy loanh quanh mấy vòng mà vẫn chưa có chỗ đậu. Tứ phía đông nghẹt. Tờ chương trình trong tay
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Mới đây, có người quen hỏi tôi nguyên nhân nào đưa đến sự thống nhất nước Đức" Đây cũng đề tài một bài báo mà tôi đã  viết và đăng trên Việt Báo
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống.
Sau hơn 30 năm, người Việt tại Mỹ đã đạt được những thành công rực rỡ. Ngành nghề nào cũng có bóng dáng người Việt đứng đầu.
Cách đây đúng 40 năm, kinh tế gia (và chính trị gia thiên tả) người Thụy Điển là Gunnar Myrdal đã tìm hiểu về sự nghèo khốn tại Á châu
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.