Hôm nay,  

Nước Mỹ Sang Trang

07/01/202116:03:00(Xem: 4257)
Có lẽ rồi sẽ mất khá lâu để thế giới lấy lại hình ảnh cùng vai trò lãnh đạo của một nước Mỹ quyền lực, qua những gì họ đã chứng kiến trong ngày 6 tháng Một vừa qua. Cuộc bạo động, tấn công vào tòa Quốc Hội từ những người ủng hộ Donald Trump chỉ là giọt nước tràn ly và cuối cùng sau bốn năm Trump cầm quyền và hủy hoại nền cộng hòa và dân chủ Hoa Kỳ, những tưởng là một trong những khuôn mẫu hàng đầu của thế giới.

Cuộc bạo loạn không phải sự tỏ bày quyền tự do ngôn luận, không phải là những cuộc biểu tình được bảo vệ theo hiến định, mà phải gọi đích danh là cuộc nổi loạn, cuộc tấn công vào định chế dân chủ của nước Mỹ. Nó là cái cớ để những quốc gia khác cười ngạo nước Mỹ khi can dự vào nội tình nước họ trong tương lai.

Đáng tiếc hơn là sự xuất hiện của những lá cờ vàng đã bị dăm kẻ nào đó vẫy cao trên thềm Quốc Hội giữa đám đông bạo loạn hay trong các cuộc biểu tình. Nó đại diện cho hành động những kẻ cuồng mê gốc Việt, mạo danh cờ vàng và cộng đồng để tiếp tay cho cái xấu, phản bội lại nước Mỹ đã cưu mang mình và bêu xấu hình ảnh cộng đồng gốc Việt trong bốn năm qua. Có là số đông hay bao nhiêu nhiêu người, sự tệ hại trong tâm hồn và hành động, cái tâm thức nô dịch, cuồng mê lãnh tụ kia rồi cũng sẽ bị lên án, trả giá như chính chủ chăn của họ.

Không có ai đứng trên pháp luật, không có hành động phạm pháp nào sẽ được bỏ qua, những kẻ bạo loạn sẽ bị trừng trị. Và hơn hết, những cấp lãnh đạo âm mưu phản loạn, phản quốc sẽ bị luật pháp công minh nghiêm trị. Chẳng nghi ngờ gì điều này một khi tân nội các chấp chánh và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ được tái lập trong đôi tuần tới.

Bởi cuộc bạo loạn, tấn công vào cơ quan công quyền như Quốc Hội - một trong những công viện quyền lực nhất của Hoa Kỳ, là hậu quả đến từ sự kích động, xúi giục của Donald Trump, của những kẻ thuộc hạ, từ một giới truyền thông bịa đặt, tung hô lãnh tụ cho đến những đồng minh chính trị đã bất chấp sự liêm sỉ và tinh thần quốc gia còn sót lại, nếu họ đã từng có, qua danh nghĩa bảo vệ kết quả cuộc bầu cử đã bị đánh cắp. Một ngụy biện thể hiện sự xuẩn dại và vô đạo nhất của những kẻ đã đưa ra hay tin là như vậy. 

Việc phản đối cuộc bầu cử minh bạch, công bằng và chính xác theo luật pháp và hiến pháp chỉ là cái cớ thể hiện cơn say quyền lực của Donald Trump cùng sự sùng bái lãnh tụ của những thần dân mình. Khi Donald Trump hay những kẻ này viện dẫn 74 triệu người đã ủng hộ cho Trump nhằm biện minh cho hành động của mình, thì đó là một giả định tìm kiếm đồng minh quá đỗi hào phóng.

Không! Chỉ có 74 triệu cử tri đã bỏ phiếu cho Donald Trump.Trong đó có bao nhiêu người đã bỏ lá phiếu của mình chỉ vì một vấn đề đơn lẻ, duy nhất nào đó mà họ quan tâm hay ủng hộ và được Trump đại diện, chứ không phải cho ông ta? Ngay cả khi có thể là họ đã không hài lòng với cá nhân Trump. Chẳng hạn như chống phá thai, như vấn đề đồng tính, như hạn chế di dân, như ủng hộ việc cắt giảm quyền lợi dân sinh, giáo dục... Hoặc đơn giản là sự ủng hộ bất cứ ứng viên thuộc cảm tình hay liên đới đảng phái chính trị của mình, bất chấp đạo đức, khả năng. Hay chỉ vì không đồng ý những đường lối của dăm dân biểu cấp tiến thuộc đảng đối lập đưa ra.


Cũng vậy, thử nhìn vào 81 triệu cử tri bỏ phiếu truất phế Trump. Không biết có bao nhiêu người đã thật sự ủng hộ Joe Biden nhưng chắc chắn một điều là số phiếu cho ông là sự không chấp nhận, là thái độ phản đối, muốn truất phế Donald Trump. Là khao khát bảo vệ quốc gia, bảo vệ những giá trị và truyền thống lâu đời của một nước Mỹ vĩ đại, không để nó tiếp tục bị rơi vào tay kẻ manh nha muốn đưa nước Mỹ vào sự độc tài, phản dân chủ.

Hãy nhìn lại di sản và chân dung Donald Trump lần cuối, trước khi Trump chấm dứt nhiệm kỳ của mình. Đó là một nền kinh tế bấp bênh, đưa người dân vào nguy cơ thất nghiệp với một khoản thâm thủng và nợ công khổng lồ. Là một thái độ vô trách nhiệm, phản khoa học trước đại dịch để dẫn đến cái chết với hàng trăm ngàn người dân, đã có thể được ngăn ngừa. Là sự bất ổn xã hội, xung đột và chia rẽ nặng nề khó hàn gắn trong người dân. Là việc phá vỡ niềm tin vào những định chế cùng sự vận hành lâu đời của các cơ quan công quyền chính phủ, của giới truyền thông uy tín của nước Mỹ.

Không có bất cứ quốc gia nào, kể cả những quốc gia độc tài hay cộng sản lại có phong trào và số người dân chống đối, ghét bỏ người đứng đầu quốc gia của mình đông đảo đến như vậy. Chưa hề có một lãnh đạo quốc gia nào bị thất cử mà người dân thế giới hò reo, nhảy múa ăn mừng như khi xảy ra với Donald Trump. Và cũng chưa từng có cấp lãnh đạo thế giới nào lại bị chính người dân mình cho đến quốc gia đồng minh khác cấm đoán được lai vãng hay sử dụng dịch vụ khi đương nhiệm hay mãn nhiệm. Bên cạnh trách nhiệm pháp lý sẽ đối diện, đó là di sản đáng sỉ nhục cho Donald Trump.

Đồng thời hiện tượng Trump là một lời cảnh tỉnh về ma lực của chủ nghĩa dân túy, có khả năng biến đám đông trở nên cuồng loạn, thiếu vắng lý trí và la bàn đạo đức. Là lời nhắc nhở rằng những nền tảng dân chủ tưởng như vững chãi nhất vẫn có thể lung lay nếu không có sự bảo vệ, tranh đấu của những người cương trực, những tinh thần ái quốc.

Cuối cùng rồi, như Quốc Hội đã chính thức xác nhận tổng thống tân cử Joe Biden là tổng thống thứ 46 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, như tiếng nói của người dân không chỉ đưa Biden vào vị trí lãnh đạo quốc gia mà còn tập trung được cả lưỡng viện lập pháp vào tay đảng Dân Chủ để hậu thuẫn cho đường hướng nghị sự, chính sách tái dựng Hoa Kỳ của ông trong những năm tới, nước Mỹ sẽ trở lại như nó vốn dĩ.

Nước Mỹ đã sang trang. Những ai đã dự phần vào câu chuyện nước Mỹ, dù chỉ là sự lên tiếng của lương tâm trước cái xấu, là sự ủng hộ tinh thần dân chủ hay bằng chính lá phiếu truất phế Donald Trump trong tư cách công dân, cũng có thể tự hào về một thời đáng nhớ trong cuộc đời mình và trong trang sử nước Mỹ.

Xin chia tay những ngày thử thách và nhìn về một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước này.

01/2021
Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà nước Việt Nam là một trong các Chế độ Cộng sản bị Tổng thống George W. Bush lên án trước lương tâm nhân loại trong buổi lễ khánh thành
Tính cho đến nay, đã có tổng cộng 18 ứng viên chính thức ghi danh tranh cử tổng thống Mỹ, trong đó có 10 ứng viên Cộng Hòa và tám ứng viên Dân Chủ
Nội sáu tháng đầu năm nay, trái bóng đầu cơ cổ phiếu Trung Quốc đã ba lần bị xì. Lần đầu vào ngày 28 tháng Hai
Bài phỏng vấn cựu Thủ tướng (TT) và nguyên ủy viên Bộ chính trị (BCT) Võ Văn Kiệt (VVK) của BBC được truyền đi vào cuối tháng 4
Hàn quốc và Việt nam có nhiều nét tương đồng: cùng có lịch sử dựng nước trên 4000 năm, từng bị ngoại bang xâm lấn nhiều lần
Trong thời gian gần đây, giới tiêu thụ Việt Nam bắt đầu bàng hoàng vì hàng hoá Trung Quốc kém chất lượng và thiếu vệ sinh
Vấn đề buôn bán phụ nữ trẻ em ở Thế Kỷ 21 còn tồi tệ hơn buôn bán nô lệ mấy thế kỷ trước đây. Hoa Kỳ rất tích cực trong việc chống nạn
Tính đến năm 2007, Phật Giáo Hòa Hảo đã trải qua 68 năm hành đạo với nhiều nỗi thăng trầm, nhiều lần Pháp nạn, tưởng chừng không thể vượt qua
Ngày nay du khách đến Việt Nam đều hết sức kinh ngạc truớc cảnh tượng người dân, già trẻ, lớn bé
Kết quả cuộc bầu cử đặc biệt ngày 5-6 ở San Jose để điền khuyết ghế nghị viên đơn vị 4 đã có
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.