Hôm nay,  

600 Hay 2000, Tuồng Diễn Quay Lưng Cuối Năm

26/12/202015:07:00(Xem: 3417)
Từ giữa tháng Năm, Hạ Viện Dân Chủ đã đưa ra dự luật HEROS Act với ngân sách 3,000 tỉ đô la, nhằm giúp đỡ người dân cùng các doanh nghiệp, cũng như kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dự luật bao gồm nhiều điều khoản nhưng vài điều liên quan trực tiếp đến người dân và người lao động bao gồm việc cung cấp $1,200 đến mỗi người dân bất kể lớn nhỏ, trợ cấp thêm $600 mỗi tuần cho người thất nghiệp và giúp đỡ cho người thuê hay có nhà bị quá hạn tiền nhà. Một số dân biểu đảng Dân Chủ còn vận động thay đổi dự luật để tăng trợ giúp $2,000 đến mỗi người dân.

Lãnh đạo khối đa số Thượng Viện của đảng Cộng Hòa là Mitch McConnell lập tức bảo đó là chuyện  "khôi hài" và Tổng Thống Donald Trump tuyên bố về dự luật sẽ bị "DOA" (Death on Arrival), trình lên là chết, là bị dẹp bỏ ngay. Tháng Sáu, Thượng Viện Cộng Hoà đưa ra dự luật HEALS Act với ngân sách và điều khoản của riêng mình, nhưng trong đó cũng đề nghị cung cấp mỗi người dân $1,200 và người phụ thuộc là $500.

Nhân đây nhắc lại rằng, nhằm kiểm soát và cân bằng quyền lực trong nhánh lập pháp theo điều lệ hiến pháp Hoa Kỳ, một dự luật muốn trở thành đạo luật thì dự luật tương tự phải được thông qua tại cả lưỡng viện lập pháp. Đó là lý do có sự giằng co giữa hai viện bởi không phía nào sẽ đạt được điều mình đưa ra nếu chưa được bên kia chấp nhận.

Vậy thì vai trò Tổng Thống và Bạch Ốc ở đâu trong các dự luật hay gói cứu trợ nói riêng như vậy?

Không chỉ là người sẽ ký các dự luật để hiệu lưc hóa và chính thức áp dụng, nội các chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc vận động, thương lượng và thỏa thuận các điều khoản trong các dự luật đưa ra. Tổng thống và nội các biết rõ từng điều khoản và ngân sách đề nghị, ủng hộ hay phản đối nếu không có sự đồng ý trước từ phía chính phủ.

Từ đầu Hè, Bộ trưởng Ngân Khố  Steven Mnuchin, Chánh Văn Phòng Bạch Ốc Mark Meadows cùng cố vấn kinh tế Larry Kudlow đã thay mặt tổng thống để vận động và thương lượng về gói cứu trợ. Cuộc thương lượng diễn ra như sự mặc cả một món hàng hơn là một chính sách kinh tế và biện pháp giúp đỡ người dân cùng các doanh nghiệp từ chính phủ, khi Bạch Ốc tăng dần từ vài chục đến trăm tỉ trong mỗi lần đề nghị về gói cứu trợ. Các đề nghị này được bàn thảo, cân nhắc giữa Donald Trump cùng các lãnh đạo đảng Cộng Hòa là McConnell, lãnh đạo khối thiểu số tại Hạ Viện Kevin McCarthy cùng một số lãnh đạo cấp cao khác phía Cộng Hòa.

Hơn nửa năm trôi qua, dù phía Dân Chủ đã nhiều lần thay đổi nhằm cố gắng tìm sự thỏa thuận với Bạch Ốc và Thượng Viện, đợt cứu trợ kinh tế thứ nhì vẫn không tìm được tiếng nói chung và chưa được thông qua cho đến cuối năm. Bởi gói cứu trợ kinh tế làm sao quan trọng bằng cuộc vận động tái tranh cử, là mục tiêu hàng đầu của nội các Trump cùng đảng Cộng Hòa trong nửa cuối năm qua. Nên không ngạc nhiên gì khi nó bị trì hoãn, kéo dài.


Và như người dân đã biết, thỏa thuận gói cứu trợ 900 tỉ đô la giữa lưỡng viện cuối cùng đã được thoả thuận và công bố hồi tuần trước. Điều bất ngờ  lớn nhất là số tiền trợ giúp cho mỗi người dân chỉ còn $600, dù trước đó phía Cộng Hòa cũng bày tỏ sự đồng ý ở mức $1,200. Con số này ở đâu ra?

Điều có thể làm một số người ngạc nhiên hơn nữa là dù dự phần và được tường trình chi tiết trong suốt cuộc thương thảo gói cứu trợ, Donald Trump làm như không biết gì về thỏa thuận này cho đến khi nó được công bố. Trump phủ quyết dự luật và cho rằng số tiền trợ giúp đến mỗi người dân cần là $2,000, nhằm lái chỉ trích về phía lập pháp. Trump phủ quyết cả dự luật ngân sách quốc phòng đã được đa số nhà lập pháp lưỡng đảng thông qua.

Điều gì diễn ra đàng sau vở tuồng này?

Khá rõ ràng là $1,200 hay $2,000 là điều Hạ Viện Dân Chủ đề nghị và luôn sẵn sàng thông qua để giúp đỡ người dân ngay thời điểm khó khăn. Trên thực tế, phía Dân Chủ đã lập tức soạn dự luật bổ sung về mức trợ giúp mới là $2,000 như Trump đưa ra nhưng tất nhiên lại bị Thượng Viện Cộng Hòa gạt bỏ.

Đề nghị $2,000 mà Donald Trump biết rằng sẽ không bao giờ trở thành sự thật chỉ là tiểu tiết ma mị trong tuồng kịch dở cuối năm mà Trump vụng về dựng ra. Hay cố tình như hành động trả đũa giới lập pháp, những đồng minh chính trị bị ông cho là đã phản bội mình. Là gì thì nó có tác dụng như một liều trợ lực kích động lần cuối mà Trump tiêm vào nhóm ủng hộ mình, cho họ tin rằng Trump là người "yêu nước thương dân" (!?).

Khi số tử vong vì Covid-19 tăng cao mức báo động, số người đi lãnh thực phẩm miễn phí giữa mùa Đông đã tăng lên mức kỷ lục và vô số gia đình đang thiếu hụt, mong đợi tấm ngân phiếu từ chính phủ hơn bất cứ lúc nào thì Donald Trump bỏ mặc gói cứu trợ, quay lưng cùng người dân và nước Mỹ để cùng gia đình đi nghỉ Đông, đánh golf trong sự xa hoa và không quên tiếp tục gởi ra những tin nhắn đầy giận dữ và cay đắng ngay trong ngày  lễ. Đó là người đứng đầu quốc gia hay sao?

Những ngày quyền lực cuối cùng còn lại của Donald Trump chẳng ngoài mục đích trao lại tân nội các một nước Mỹ tệ hại nhất có thể. Đó là di hại lớn nhất mà Donald Trump đã đạt được trong bốn năm qua và riêng trong năm 2020 này.

Dẫu sao thì món quà cuối năm mà người dân Mỹ đã nhận được là sự hợp lực thành công trong việc loại bỏ Donald Trump ra khỏi Bạch Ốc, để đón chào tân nội các cùng một năm mới chứa chan niềm hy vọng sẽ mang đến nhiều điều tốt lành hơn.

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các đối tác quảng cáo thuộc truyền thông sắc tộc của Flex Your Power đang gởi đi các thông điệp báo động tình trạng hâm nóng địa cầu
...để cho ngần ấy nước xâu xé khai thác tài nguyên nên mới bị khủng hoảng. Ép mãi sức dân thì sẽ gây sức bật...
Xe chạy loanh quanh mấy vòng mà vẫn chưa có chỗ đậu. Tứ phía đông nghẹt. Tờ chương trình trong tay
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Mới đây, có người quen hỏi tôi nguyên nhân nào đưa đến sự thống nhất nước Đức" Đây cũng đề tài một bài báo mà tôi đã  viết và đăng trên Việt Báo
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống.
Sau hơn 30 năm, người Việt tại Mỹ đã đạt được những thành công rực rỡ. Ngành nghề nào cũng có bóng dáng người Việt đứng đầu.
Cách đây đúng 40 năm, kinh tế gia (và chính trị gia thiên tả) người Thụy Điển là Gunnar Myrdal đã tìm hiểu về sự nghèo khốn tại Á châu
Một buổi lễ cầu nguyện cho Phật Giáo Miến Điện và Việt Nam sẽ được tổ chức cuối tuần này ở Canberra, Úc Châu
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.