Hôm nay,  

Tâm Thư Của Một Bác Sĩ Tại Vùng Tây Âu Gửi Người Mỹ

25/12/202015:22:00(Xem: 2668)

Thân ái kính chúc

qúi vị Ân Nhân Bảo Trợ, qúi vị thành viên Ban Điều Hành, Ban Cố Vấn, Ban Giảng Huấn, qúi vị Thiện Nguyện Viên, qúi vị Học Viên, và qúi vị thân hữu của Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Phật Giáo Điều Ngự,

Mùa lễ Giáng Sinh thật vui tươi, 

Năm Mới 2021 luôn hạnh phúc và bình an.

 

Nhân dịp này Vân Bằng xin phép được nhắc nhở tất cả mọi người chúng ta hãy nghe theo lời hướng dẫn của các cơ quan y tế liên bang, tiểu bang, quận hạt và thành phố  nơi chúng ta cư ngụ và hãy làm những công việc hết sức đơn giản sau đây:

  1. Xin nhớ mang khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài hay tiếp xúc với người không cùng ở trong nhà với mình.  

  2. Luôn luôn giữ khoảng cách ít nhất 6 feet với mọi người ở nơi công cộng. 

  3. Giảm thiểu đi ra ngoài nhà, 

  4. Đặc biệt giảm thiểu đến tối đa việc đi chợ, không nên đi chợ nếu không bắt buộc phải làm vậy. Nếu phải đi chợ thì chỉ nên đi chợ nào có các sắp xếp phòng ngừa Covid rõ ràng thí dụ như có sẵn các chai nước sát trùng hay giấy sát trùng ở ngoài cửa cho khách mua xử dụng tự do. 

  5. Thay vì đi chợ mỗi ngày như trước kia, xin qúi vị có kế hoạch chỉ tập trung đi chợ 1 hay 2 lần mỗi tháng. 

  6. Nếu được, xin xử dụng việc order online. Đặt hàng qua internet để các chợ sẽ giao hàng tận nhà cho chúng ta. Điều này không khó khăn gì để làm nếu như qúi vị có credit cards và điện thoại ở nhà. Khi đặt hàng qua điện thoại với credit card, xin hết sức cẩn thận và chỉ dùng credit card với các chợ có uy tín lâu năm mà mình biết như Costco, Walmart, Whole Foods, Stater Bros, Kmart, hay Amazon v…v… Hầu hết các chợ Mỹ và các tiệm ăn Mỹ đều có hệ thống đặt mua đồ qua online. Ngoài ra không cho ai biết các chi tiết của credit card hay thông tin cá nhân của mình. Nếu thấy nghi ngờ, xin đừng trả lời điện thoại hay cắt đứt cuộc nói chuyện điện thoại ngay.

  7. Trước khi đi chợ, xin viết sẵn ra sẽ phải mua những gì, đi thẳng tới những chỗ có những thứ đó, mua xong đi về ngay nhà. 

  8. Khi về tới nhà sau khi đi chợ hay đi ra ngoài, việc đầu tiên là rửa tay với xà phòng và nước nóng thật kỹ. Cần rửa tay mỗi khi tiếp xúc với hay cầm nắm các vật dụng, các bao plastic hay giấy gói đồ đạc tại các cửa tiệm, khi mở hay đóng cửa, hay khi nhận đồ đạc từ những người giao hàng tận nhà

  9. Khi mua bánh mì, bánh cuốn, phở , hay bất cứ vật dụng gì, xin vứt bỏ các bao, hộp giấy hay plastic từ các tiệm bán hàng, hoặc dùng giấy sát trùng hay nước sanitizer sát trùng lau bên ngoài các bao giấy hay plastic trước khi mở ra để lấy các vật dụng hoặc thức ăn bên trong. Nếu muốn để dành các bao plastic xin hãy sát trùng trước khi cất đi để xử dụng trong tương lai.

  10. Nếu chúng ta phải sống chung hoặc share phòng với nhiều người khác trong cùng một căn nhà, chúng ta cần gia tăng gấp bội phần sự thận trọng như nói trên. 

    1. Rửa tay luôn luôn với xà bông và nước nóng

    2. Đeo khẩu trang luôn luôn. 

    3. Không ăn uống chung. 

    4. Không nói chuyện khi ngồi gần nhau dưới 6 feet. 

    5. Tránh xa tối đa những người hút thuốc trong nhà vì hơi thuốc họ phun ra có thể mang nhiều virus tai hại cho chúng ta. 

    6. Khuyên những người sống chung đi bác sĩ ngay nếu thấy họ có những triệu chứng như ho, hắt hơi, xỉ mũi, uể oải, yếu nhược, mất cảm giác, khứu giác, đau cổ, v…v…

    7. Giặt và xấy khô quần áo thường xuyên.

    8. Tắm rửa thường xuyên

    9. Lúc nào cũng có trong người một chai nước hay hộp giấy Alcohol Sanitizer để xoa tay, để xịt lên tay nắm cánh cửa nhà, phòng tắm, phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng ăn, trước khi chúng ta đụng tay hay đi vào các nơi đó.

 

Hiện nay nạn đaị dịch đang hoành hành thật dữ dội tại nhiều tiểu bang. Tiểu bang California của chúng ta đang đối diện với mức gia tăng hết sức nguy hiểm. Tôi ước mong mỗi người chúng ta sẽ hành động với sự thận trọng tối đa để bảo vệ chính mình, gia đình mình vả̀ tất cả những người chung quanh, đồng thời góp tay chận đứng sự lây lan của vi khuẩn Coronavirus.

 

Cái chết của trên 300,000 nạn nhân của vi khuẩn corona thật là một điều bi thương vô cùng trong đời sống chưa từng có trong hơn 100 năm qua của quốc gia chúng ta. Khi nghĩ đến những người đã bị chết trong cô đơn tột cùng và oan uổng đó, chúng ta nên hy sinh một chút sở thích cá nhân. Mỗi hành động đơn giản như nói ở trên của chúng ta sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất hiện nay để giúp chiến thắng virus này và để bảo đảm rẳng chúng ta sẽ không tự trở thành một nạn nhân oan khiên đó để cho hàng trăm ngàn người chết không trở thành hàng triệu phải chịu oan khiên

Nhân đây tôi xin gửi lại bản dịch lá thư của một Bác Sĩ người Ý gửi người Mỹ khi thấy nước Mỹ coi thường tác hại của nạn Coronavirus. Khi đọc lá thư này trên tuần báo Newsweek, tôi hết sức xúc động và đã dịch ra tiếng Việt để đăng trên trang nhà dieungucentger.org của Trung Tâm từ ngày 20 tháng 3 năm 2020. 


Ước mong qúi vị sẽ vui hưởng những ngày lễ cuối năm trong gia đình riêng của mình trong mùa lễ hội này. 

 

Merry Christmas and Happy New Year

 

 

Phạm Vân Bằng

Giám Đốc Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Phật Giáo Điều Ngự

March 20, 2020 


****

TÂM THƯ CỦA MỘT BÁC SĨ TẠI VÙNG TÂY ÂU GỬI NGƯỜI MỸ.

Viết ngày 11 tháng 3 năm 2020, lúc 2:29 chiều.

Lá thư này được đăng trên NEWSWEEK, một tuần san rất uy tín của nước Mỹ.
Tác giả là một Bác sĩ cao cấp tại một bệnh viện lớn ở Âu châu. Bà yêu cầu đừng
tiết lộ tên Bà vì Bà chưa nhận được phép để nói với báo chí.

Người ghi lại là DIMI REDER.

Người phiên dịch sang tiếng Việt là Giáo Sư Phạm Vân Bằng, Giám Đốc Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Phật Giáo Điều Ngự, nguyên Giáo sư Anh ngữ Đaị Học Vạn Hạnh trước 1975, các học khu Los Angeles và Montebello sau 1975..

Bản dịch này đã được đăng trên trang nhà dieungucengter.org cuả Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Phật Giaó Điều Ngự từ ngày 20 tháng 3 năm 2020

-----------

Tôi là một Bác sĩ tại một bệnh viện lớn tại Tây Âu. Nhìn người Mỹ (và cả người Anh nữa) trong tình trạng còn sớm về việc đại nạn dịch toàn cầu coronavirus tôi thấy giống như mình đang xem một cuốn phim kinh dị quen thuộc, khi những người đóng vai chính trong vở tuồng đó, lại một lần nữa, chia nhau thành từng đôi một, hoặc quyết định đi quan sát một vòng trong cái tầng hầm basement đen ngòm.


Cách cư xử đang xẩy ra trong đời sống hiện nay cho rằng đây cũng chỉ là một trận dịch cảm cúm thôi; các trường học tiếp tục mở cửa; hãy giữ nguyên các chương trình du ngọan và cứ đi vào văn phòng làm việc mỗi ngày. Đó chính là những điều chúng tôi đã làm ở nước Ý. Chúng tôi cũng coi mọi việc như bình thường đến nỗi khi có người cho thấy có triệu chứng bị nhiễm vi khuẩn coronavirus bắt đầu xuất hiện, chúng tôi đã ghi nhận rằng mỗi trường hợp này chỉ là một trường hợp bị cảm cúm nặng thế thôi. Chúng tôi giữ cho kinh tế tiếp tục như thường, chỉ tay đổ tội China và kêu gọi du khách tiếp tục thăm viếng. Đa số chúng tôi tự nhủ và nói với nhau: Cũng không có gì tồi tệ lắm. Chúng tôi còn trẻ, chúng tôi khỏe mạnh ngon lành, chúng tôi sẽ không sao cho dù chúng tôi có bị nhiễm vi khuẩn này chăng nữa.

Chỉ hai tháng sau đó thôi, chúng tôi bắt đầu chết đuối trong đại nạn dịch. Nhìn vào thống kê, — căn cứ vào biểu đồ của China, — chúng tôi chưa tới cao điểm cao nhất, nhưng tỷ số chết đã ở mức 6%, gấp hai lần tỷ số trung bình trên thế giới.

Bỏ các con số thống kê sang một bên. Đây là những gì đang xẩy ra trên thực tế. Hầu hết các bạn thời niên thiếu của tôi bây giờ là các bác sĩ đang làm việc tại vùng Bắc của nước Ý. Ở Milan, Bergamo, Padua, họ đang phải chọn lựa giữa việc dành máy thở ống dưỡng khí để chữa trị cho một người 40 tuổi với hai con, hay một người 40 tuổi trông rất khoẻ mạnh và không có các chứng bệnh nan y khác, hay một người 60 tuổi với bệnh cao máu, chỉ vì họ không có đủ giường bệnh cho tất cả mọi bệnh nhân. Trong khi đó thì trong hành lang bệnh viện có thêm 15 người khác đang bị khó thở và cần máy thở dưỡng khí ngay.

Quân đội đang cố đưa một số những người này tới nơi khác bằng trực thăng, nhưng không thể nào xuể được: làn sóng người bệnh qúa đông, có qúa nhiều người đang bị bệnh và cùng một lúc. Và chúng tôi vẫn còn đang chờ lúc cao điểm nhất của nạn dịch tại Âu châu: có lẽ sẽ vào khoảng đầu tháng Tư (4) cho nước Ý, giữa tháng Tư (4) cho Đức và Thụy Sĩ, cũng khoảng chừng lúc đó cho Anh. Còn ở nước Mỹ, sự lây lan chỉ mới bắt đầu.

Nhưng cho tới khi chúng ta qua được lúc cao điểm của nạn dịch, giải pháp duy nhất để đối phó ngay bây giờ là giới hạn các giao tiếp xã hội. Và nếu chính phủ của các bạn còn đang chần chừ ngần ngại thì việc đặt để các giới hạn giao tiếp xã hội là ở nơi chính các bạn.

Ở nguyên tại chỗ. Không du lịch. Hủy bỏ các chương trình tụ họp gia đình, tiệc liên hoan mừng được thăng chức hoặc tụ họp vui chơi buổi tối. Phải làm như vậy thật khốn nạn quá, nhưng đây là hoàn cảnh đặc biệt. Đừng liều lĩnh. Đừng đi những nơi có trên 20 người trong cùng một căn phòng. Những việc đó không an toàn và không đáng để làm trong lúc này. Nhưng tại sao lại có tình trạng nguy kịch như thế, nếu đa số sẽ sống sót?

Đây là câu trả lời: Nếu dùng sự chết làm cái thước đo (để quyết định sinh hoạt của mình) thì sai lầm. Bị nhiễm trùng có thể làm xáo trộn đời sống của bạn trên rất nhiều mặt, rất nhiều hơn là chỉ giết chết bạn, “Chúng ta còn trẻ” – Tốt. “Dù chúng ta có bị vi khuẩn tấn công, chúng ta sẽ lướt qua được” – Qúa tốt. — Hãy nghĩ đến việc bạn sẽ phải trải qua bốn (4) tháng trời tập vật lý trị liệu trước khi bạn cảm thấy bạn còn là con người. Hoặc có một cái xẹo trong phổi bạn và mức độ sinh họat của bạn sẽ bị hạn chế suốt cuộc đời còn lại của bạn. Ấy là chưa kể, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để bị tấn công bởi các vi trùng khác trong lúc đang được chữa trị tại nhà thương, hay đang chờ đợi để được chẩn đoán với một hệ thống miễn nhiễm đã bị lệch lạc ngay cả khi đối diện với một bệnh cảm cúm thông thường. Không đi đây kia để giải trí hay cho công việc là cái gía rất đáng phải trả đó.

Thế này nhé, có nhiều xác xuất bạn sẽ bị nhiễm trùng mà bạn sẽ không có triệu chứng gì. Tốt quá. Tốt cho bạn. Rất không tốt cho mọi người khác, từ Ông Bà của bạn, tới một người lớn tuổi lạ hoắc đã lên toa xe điện ngầm sau khi mà bạn đã bước xuống khỏi xe này một hay hai trạm trước đó. Bạn thì bình thường, bạn có thể hắt hơi hay ho chút chút, nhưng bạn đang đi loanh quanh đó đây, và bạn giết chết vài người phụ nữ lớn tuổi mà không biết là bạn đã làm như vậy. Điều đó có công bằng không? Bạn nói cho tôi nghe đi.

Đây là ý kiến cá nhân của tôi cũng như quan điểm nghề nghiệp của tôi: Tất cả chúng ta đều có bổn phận phải ở yên một chỗ không đi đứng lang thang, ngoại trừ có những có lý do rất đặc biệt, chẳng hạn như bạn đi làm vì bạn đang làm trong ngành y tế, hoặc bạn đang cứu mạng sống một người và đang mang ai đó tới nhà thương, hoặc bạn cần ra khỏi nhà để mua thực phẩm để sống còn. Khi chúng ta đã tới tình trạng đại dịch toàn cầu thế này, thì điều thực sự quan trọng là không thể rải rắc vi trùng lung tung. Điều hữu ích duy nhất là hạn chế giao tiếp xã hội.

Lý tưởng nhất là chính phủ nên công bố các chỉ dẫn đó cùng lúc cung cấp giúp đỡ tài chánh – bù đắp cho sự thất thoát của các cơ sở buôn bán thương mại, làm giảm thiểu tối đa khó khăn tài chánh cho tất cả mọi người, làm giảm đi việc phải liều lĩnh sinh mạng mình hay sinh mạng nhiều người khác để kiếm tiền sinh sống. Nhưng nếu chính quyền của nước bạn chần chừ, chậm chạp trong việc đối phó với hoàn cảnh hiện nay, thì xin bạn đừng làm cái người đó (rải rắc vi khuẩn). Hãy hành động với tinh thần trách nhiệm.

Ngoại trừ có việc tối cần thiết, xin kiềm chế chính mình. Đây là lớp học về bệnh dịch 101. Nó thật là tệ lậu. Nó thật là qúa đáng – Nhưng may thay chúng ta không có bệnh dịch toàn cầu với tác hại ghê gớm như thế này mỗi năm. Vậy xin vắng mặt nhé. Ngồi yên ở nhà. Không du lịch. Tất cả hoàn toàn chắc chắn chẳng đáng gì đâu. Đây là bổn phận công dân và nghĩa vụ luân lý của mỗi người chúng ta, ở bất cứ nơi nào, cần tham gia vào nỗ lực chung toàn cầu để giảm thiểu mối đe dọa hiện nay đối với toàn thể nhân loại. Hãy hoãn tất cả mọi sự di chuyển hay du lịch không thực sự tối cần thiết cho đời sống và hãy cố gắng truyền bệnh dịch càng ít càng tốt.

Xin hãy có những niềm vui trong tháng sáu (6) tháng bẩy (7), tháng tám (8) khi mà, cứ hy vọng như vậy, bệnh dịch này sẽ qua đi. Xin bạn bảo trọng. Chúc bạn may mắn.

https://www.newsweek.com/young-unafraid-coronavirus-pandemic-good-you-now-stop-killing-people-opinion-1491797utm_source=SilverpopMailing&utm_medium=email&utm_campaign=Updated%20Starting%205%203.12.2020&utm_content=

Lá thư trên đây được dịch sang tiếng Việt để phổ biến gấp cho các học viên và thành viên của Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Phật Giáo Điều Ngự ngày 20 tháng 3 năm 2020.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.