Hôm nay,  

Tổng Thống Mỹ Thứ 46 Là Ai: Donald Trump Hay Joe Biden?

28/10/202015:09:00(Xem: 5731)



Nước Mỹ đã có: ”225,739 người chết và trên 8,000,000.00 người bị lây nhiễm vì Covid-19,nhưng vẫn chưa có thuốc ngừa.”

(Johns Hopkins, 28/10/2020)

PHAM TRAN
Phạm Trần

Nếu các cuộc thăm dò dư luận phản ảnh trung thực trên lá phiếu cử tri thì cựu Phó Tổng thống Dân chủ Joe Biden sẽ là Tổng thống Mỹ thứ 46 sau cuộc bầu cử ngày 3/11 (2020).

Tất cả các hãng thăm dò, kể cả Gallup,Manist và Pew Research Center, ba Công ty chuyện nghiệp hàng đầu ở Mỹ đều có kết quả ông Biden dẫn đầu từ 7 đến 10 diểm hơn Tổng thống Cộng hòa Donald Trump trên toàn nước Mỹ, một tuần trước ngày bầu cử.


Trong thực tế, đó là 54% cho Biden và 47% cho Trump theo Gallup, trong khi tính chung tòan nước Mỹ thì Biden có 52%, Trump được 42% của các Công ty chuyên nghiệp và hai Trường Đại học tư thục Quinnipiac (Connecticut) và Siena College ( Công giáo, New York) nổi tiếng thăm dò chính xác và trung thực lâu năm.

Các cơ quan truyền thông danh tiếng tiêu biểu như CNN, New York Times,NPR/PBS (National Public Radio, Public Broadcasting System), NBC-WSJ (đài NBC-báo Thị trường chứng khoán Wall Street Journal),ABC/Washington Post (dài ABC-báo Washington Post) đều có kết qủa tương tự.

BÀI HỌC 2016


Tuy nhiên đảng Dân Chủ biết và chưa quên cơn ác mộng của kết quả bầu cử năm 2016 khi ứng cử viên Hillary Clinton, tuy dẫn đầu từ 8 đến 11 điểm hơn ông Trump một tuần trước ngày bỏ phiếu, nhưng đã thất cử với 227 phiếu Cử tri đoàn trong khi ông Trump được 304 phiếu.

Bảy (07) phiếu còn lại thuộc về các ứng cử viên độc lập, tự do khác hay do cử tri tình nguyện chọn người họ thích, dù người này không ra ứng cử. Điển hình như nguyên Đại tướng Tổng Tham mưu Trưởng, nguyên Ngoại trưởng Colin Powell (Cộng hòa) đã được 3 phiếu Cử tri đoàn của Tiểu bang Washington. Đại tướng Powell đã bỏ phiếu cho bà Clinton, thay vì ông Trump là người cùng đảng. Trước ngày bầu cử, số cử tri Mỹ tín nhiệm tướng Powell cao hơn cả Clinton và Trump.


Số phiếu Hiến định bắt buộc phải hội đủ để thành Tổng thống là 270 trên tổng số 538 phiếu Cử tri đoàn.

Nhưng con số 538 phiếu ở đâu ra ? Số này, do 50 Tiểu bang và Washington D.C. chọn, tương đương với tổng số 100 Thượng nghị sỹ, 435 Dân biểu liên bang và 3 phiếu đặc biệt dành cho Quân hạt Washington D.C, Thủ đô nước Mỹ.

Tuy nhiên, tính theo số phiếu của cử tri thì liên danh thắng cử Donal Trump-Michael Pence (Thống đốc Indiana) nhận được 62,984,828 phiếu, hay 46.9 % trong khi liên danh thất cử Hillary Clinton-Tim Kaine (Thượng nghị sỹ Virginia) được 65,853,828 phiếu, hay 48,18 %, hơn Trump-Pence 2,869,000 phiếu.

Lý do Trump-Pence thắng vì thu được nhiều phiếu Cử tri đoàn tại các Tiểu bang vùng Trung tây nước Mỹ và tại các Tiểu bang được gọi là “Battle ground States” hay “Swing States” gồm Colorado, Arizona, Florida, Iowa, Michigan, Minnesota, Nevrada, New Hampshire, North Carolina, Ohio, Pennsylvania và Wisconsin dựa theo khuynh hướng của cử tri năm 2016.

Trong cuộc bầu cử năm (2020) các hãng thăm dò ý kiến đã kê khai các Tiểu bang có thể làm thay đổi cuộc diện phiếu bầu là: Arizona, Colorado, Florida, Georgia, Iowa, Maine, Michigan, North Carolina, South Carolina, Ohio, Pennsylvania, Texas, and Wisconsin.

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, có 5 Tổng thống đắc cử nhưng thua phiếu cử tri là: John Quincy Adams (1824), Rutherford B. Hayes (1876), Benjamin Harrison (1888), George W. Bush (2000) và Donald Trump (2016).

NHÌN VÀO THỰC TẾ

Vậy có gì đặc biệt trong cuộc bầu cử Tổng thống giữa ông Biden và ông Trump ?

Trước hết hãy nói về Joe Biden. Ông sinh ngày 20/11/1942, lớn lên tại Thành phố Scranton, Pennsylvania. Sau đó theo gia đình di chuyển xuống Mayfield, Delaware. Lớn lên, ông theo học tại Đại học Delaware, rồi tốt nghiệp Luật tại Đại học nổi tiếng Syracuse University năm 1968. Gia đình ông theo đạo Công giáo.


Năm 1972, Joe Biden đắc cử Thượng nghị sỹ khi 30 tuổi, trở thành 10 Thượng Nghị sỹ trẻ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông tái đắc cử thêm 5 lần, và với số 36 năm làm Nghị sỹ, Joe Biden trở thành một chuyên gia về Ngoại giao Quốc tế với chức Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng viện trong nhiều năm.

Tuy nhiên, Joe Biden lại lận đận trong 2 lần ứng cử Tổng thống của đảng Dân chủ năm 1988 và 2008, trước khi ông được ứng cử viên Tổng thống, Nghị sỹ Barack Obama mời đứng chung liên danh, tranh chức Phó Tổng thống năm 2008.

Ông Biden là Phó Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, trong hai nhiệm kỳ 8 năm (2008-2017).

Cuộc tranh cử năm nay, 2020, chống lại đương kim Tổng thống Cộng hòa Donald Trump là “trận so găng” cam go nhất trong cuộc đời chính trị sóng gió của Biden.

Thông thường, việc chống lại Tổng thống đương nhiệm bao giờ cũng khó cho ứng cử viên đối lập, vì người cầm quyền luôn ở vào thế thượng phong với phương tiện dồi dào hơn đối phương. Thêm vào đó, đảng cầm quyền, trường hợp này là Cộng hòa, phải dồn mọi nỗ lực để bảo vệ ghế Tổng thống cho nhiệm kỳ thứ hai hầu duy trì “thế lực kinh tế và chính trị” cho đảng.

Nhưng lần này, với kinh nghiệm hơn 40 năm vật lộn với chính trị và 8 năm làm Phó Tổng thống cho ông Obama, ứng cử viên Dân chủ Joe Biden không phải là đối thủ dê nuốt của Tổng thống Donald Trump.

DONALD TRUMP TRƯỚC VÀ SAU 2016

Ông Trump sinh ngày 14/06/1946 tại Queens, New York trong một gia đình giầu có trong ngành địa ốc và xây dựng. Gia đình ông Trump, theo đạo Tin Lành, phái First Presbyterian Church. Ông vào Đại học Fordham University 2 năm, trước khi tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại trường Thương mại nổi tiếng Wharton School, Đại học Pennsylvania.

Là một nhà kinh doanh nối nghiệp cha thành công trong ngành địa ốc từ năm 1971, ông Donal Trump đã thành Tỷ phú với nhiều cơ sở Thương mại, Khách sạn, sân Golf ở Mỹ và một số nước trên Thế giới, nhưng ông cũng thất bại và nợ nần nhiều.

Ngoài ra, hệ thống kinh doanh Donal Trump còn làm chủ Công ty tổ chức Hoa hậu Thế giới từ 1996 đến 2015 và sản xuất, người Điều hành chính của Chương trình truyền hình khá nổi tiếng The Apprentice từ 2003 đến 2015

Trước năm 2016, ông Trump chưa từng giữ chức vụ nào trong chính quyền và rất ít kinh nghiệm chính trị , nhưng ông đã gây chấn động Thế giới khi đánh bại bà cựu Ngoại trưởng, cựu Nghị sỹ, cựu Đệ nhất Phu nhân, Hillary Clinton để trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, sau khi vào Tòa Bạch Ốc thì ông Trump đã phạm nhiều lỗi lầm tai hại như ăn nói tiền hậu bất nhất, nói nhiều điều xúc phạm đến người da mầu và thiểu số khác khiến cho tình trạng phân hóa, kỳ thị chủng tộc trong xã hội lên cao.


Ông còn từ chối dứt khoát lên án những nhóm cực đoan, kỳ thị chủng tộc da trắng, thường được gọi là “thượng đẳng da trắng”, phần đông thuộc thành phần lao động, không tốt nghiệp Đại học và tự coi nước Mỹ là “của riêng người da trắng”. Vì vậy, những nhóm này, trong đó có “Pround Boys” và các nhóm võ trang cực đoan, hay “Militia Activists” đã tôn vinh ông Trump là lãnh tụ tối cao của họ.

KHÍCH BÁC MỌI NGƯỜI

Thêm vào đó, ông còn khích bác các đối thủ chính trị bằng những tên gọi bất xứng, tiêu biểu như: “Dumbo” để nói về ông Randolph “Tex” Alles, Giám đốc cơ quan Mật vụ (Srecret Service) ; “Where’s Hunter”, Luật sự, Thương gia, con ứng cử viên Tổng thống Joe Biden, theo tài liệu của Bách khoa Toàn thử mở.

Theo danh sách “nick names” do Ông Trump nói được báo chí ghi lại thì ông còn gọi xách mé ông Biden bằng những tên như : Basement, Beijing, China, Corrupt, Crazy, Quid Pro, Sleepy Joe, Sleepy Creepy, Slow Joe, Joe Hiden và O’Biden.

Trong khi Ứng cử viên Phó Tổng thống của ông Biden, Thượng nghị sỹ Kamala Harris, bị ông Trump đặt cho 2 tên “Monster” và “Phony Kamla”.

Đối với Chủ tịch Hạ viện, Dân biểu Dân chủ Nancy Pelosi, bị gắn cho các tên “High Tax, High Crime Nancy Pelosi, Crazy, MS-13 lover, Nancy Nervous và Nancy Antoinette.

(Note: MS 13 là “Mara Salvatrucha”” , nhóm băng đảng nổi tiếng khủng bố nội địa, thành lập trong khoảng thời gian từ 1970-1980 tại Los Angeles để bảo vệ đi dân gốc El Salvador. Về sau lan rộng ra các sắc dân Nam Mỹ khác sống ở Mỹ)

Ngoài ra, ông Trump còn chế diễu cựu Thị trưởng New York, cựu ứng cử viên Tổng thống, Tỷ phú Michael Bloomberg là “Mini Mike”, và “Mini Mike Bloomberg” ; hay gọi nguyên Thống đốc California, cựu Ứng cử viên Tổng thống Jerry Brown là Governor Jerry “Moonbeam” Brown.

Thậm chí ông còn châm chọc cà Gia đính cựu Tổng thống Cộng hòa George W. Bush với cái tên Bush Original, hay gọi nguyên Thống đốc Florida, nguyên Ứng cử viên Tổng thống Jeff Bush (em TT Bush) với cái tên Low Energy Jeb.

Đối với cựu Tổng thống Bill Clinton, ông Trump đặ cho tên Wild Bill, trong khi bà Clinton cũng nhân được những tên xấu xí như “Crazy, Crooked, Lyn, Heartless và Shank.

Cựu Tổng thống Barack Obama cũng bị ông Trump xúc phạm với tên “Cheatin’ Obama”.(Tài liêu của Bách khoa Toàn thư mở)

Đối với các Lãnh tụ nước ngoài, Donald Trump từng xúc phạm trong các cuộc điện đàm với Bà Thủ tướng Anh, Theresa May và Thủ tướng Đức Angela Markel. Trump gọi bà May “a fool” (kẻ quyết đoán sai lầm) hay “spineless” (tạm dich là “cái đầu bất động”). Trump cũng chửi Bà Thủ tướng Merkel “stupid” (kẻ ngu đần), “nằm trong túi của người Nga”. Theo các báo Mỹ, cả hai Bà Thủ tướng đếu rất bất bình về thái độ kẻ cả bất nhã của ông Trump.

MẬU DỊCH THÂM THỦNG

Vì những lý do trên mà ông Trump đã đánh mất lá phiếu tín nhiệm của cử tri năm 2016. Trong hai năm đầu nhiệm kỳ, tỷ phú Donald Trump đã thành công trong việc phục hồi nền kinh tế trì trệ của nước Mỹ và tạo được nhiều công ăn việc làm. Có lúc con số thất nghiệp đã tụt xuống khoảng hơn 2% từ 8 % trước ngày ông Trump vào Tòa Bạch Ốc.

Tuy nhiên đồng lương của công nhân Mỹ không tăng trong khi chính sách cắt thuế và các ưu đãi dành cho các Đại Công ty đã giúp họ đã giầu càng giầu thêm. Thế rồi cuộc chiến thương mại, dựa trên chính sách “America First” (nước Mỹ trên hết) của ông Trump đã làm giảm uy tín lãnh đạo Thế giới của Mỹ. Nhiều lời nói vụng về ngoại giao của ông Trump cũng đã làm mất lòng các nước Đồng minh cật ruột và lâu đời trong khối Cộng đồng Châu u, khối NATO (Nort Atlantic Organization) và châu Á-Thái bình Dương, đứng đầu là Nhật Bản, Úc Đại lợi và Nam Hàn.

Cuộc chiến mậu dịch Mỹ-Trung Cộng, do ông Trump chủ động tăng thuế nhập nội hàng Trung Cộng vào Mỹ đã thúc đẩy Bắc Kinh trả đũa không mua nông phẩm của nông dân Mỹ, gây thiệt hại nặng nề cho nhà nông.


Ngược lại, để không phải nhập hàng thuế nội địa cao của Trump đánh vào hàng nhập cảng từ Trung Cộng, các Công ty Mỹ đã đi mua hàng của các nước khác rẻ hơn để thay thế, khiến Mỹ mất một khoản rất lớn thuế hập nội.

Hậu qủa là cán cân thương mại của Mỹ với các nước đã liên tiếp ở dạng “âm”. Theo thống kê, do hãng tin AP (Associated Press) công bố ngày 3/9/2020 cho thấy vào tháng Bảy (2020), số hàng Mỹ nhập cảng tăng 18.9 %, cao hơn tháng 6 khi chỉ số âm là 53.5 Tỹ dollars. Số “âm” mậu dịch trong tháng 7 (2020) của Mỹ là 10.9 %, tăng lên 231.7 tỷ Mỹ kim, trong khi trị giá hàng xuất khẩu của Mỹ, tuy có tăng nhưng cũng chỉ ở mức 8.1 %, hay 168.1 tỹ dollars.

Riếng với Trung Cộng thì nước Mỹ có số “âm” 31,6 tỷ Mỹ kim trong tháng 7/2020, hay tăng 11.5% so với Tháng 6.

Như vậy, coi như Tổng thống Trump đã thất bại trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, trái với những khoe khoang thành cộng của chính ông ta.

THÂN THIỆN VỚI KẺ ÁC

Ngược lại, Donald Trump đã tỏ ra thân thiện hơn với 3 Lãnh tụ độc tài trên thế giới gồm Tổng thống Nga, Vladimir Putin; Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, Tập Cận Bình và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un (Kim Chính n). Putin, cựu trùm KGB, từng bị cáo buộc đã điều khiển Tình báo Nga xâm nhập và gây nhũng loạn cuộc bầu cử năm 2016 với mục đích giúp Donald Trump đánh bại bà Clinton. Tuy nhiên, cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller không rang buộc cá nhân ông Trump với hoạt động của tình báo Nga. Ngược lại đã tố cáo một số người trong Ban tranh cử của ông Trump đã gặp, thảo luận với các viên chức Nga, kể cả tình báo, về cuộc tranh cử.

Thêm vào đó, ông Trump cũng đã có một số hành động bất thường, làm mất vị trí lãnh đạo của Mỹ như rút ra khỏi Climate Change Accord, thường gọi là Paris Agreement năm 2016 nhằm làm giảm mức ô nhiễm trái đất; rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, WHO (World Health Organization), và Thỏa hiệp TTP (Trans-Pacific Partnership (TPP), còn được gọi là Trans-Pacific Partnership Agreement), có điểm quan trọng là gắn liền quyền lao động, tự do nghiệp đoàn và tôn trọng nhân quyền với những thỏa hiệp thương mại giữa các nước trong khối.

Đó là nguyên nhân uy tín nước Mỹ đã suy giảm từ khi ông Trump lên cầm quyền với chính sách co cụm nhằm bảo vệ lợi ích cho nước Mỹ trên hết. Theo cuộc thăm dò của Pew Research Center năm 2018 cho thấy mức tín nhiệm quốc tế của Mỹ thời Donald Trump đã giảm tới 70%.

Về cá nhân từng Lãnh tụ đứng đầu nước lớn trên thế giới, ông Trump chỉ được tín nhiệm 27%, đứng chót bảng trong số 5 người. Trong khi Thủ tướng Đức, Angela Markel đứng đầu bảng với 82%; Tổng thống Pháp Emmanual Marcron đứng thứ nhì với 46%; người thứ 3 là Chủ tịch Trung Cộng, Xin Jinping (Tập Cận Bình) được 34%; và hạng bốn là Vladimir Putin, Tổng thống Nga có 30%. (theo PEW, 10/01/2018).

Tại Á Châu, PEW cũng cho biết chỉ có 3 trong số 10 người Nhật tín nhiệm ông Trump, thấp nhất trong 13 năm tại Nhật, (PEW, 12/11/2018)

BIDEN-COVID 19-Trump

Với những diễn biến tâm lý không thuận lợi nêu trên, Tổng thống Trump còn bị nạn dịch Corona (Covid 19) gây chồng chất khó khăn vì ông đã thất bại trong kế hoạch chặn đứng bệnh dịch nguy hiểm này. Trong khi các nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe Thế giới cảnh báo chưa biết đến bao giờ con di khuẩn Covid 19 mới hết đe dọa con người.

Ngược lại, cử tri Mỹ lại tin ông Joe Biden có khả năng chống Corona hơn ông Trump vì Biden biết tin tưởng vào các nhà khoa học, trong khi ông Trump lại không nghe theo cố vấn của họ, không tin vào ”khẩu trang”. Thêm vào đó, ông còn chế giễu việc đeo khẩu trang và đưa ra nhiều dự đoán sai lạc về mức lan tỏa của Covid 19, cũng như hy vọng hão huyền, vô căn cứ vào sự tàn lụi của bênh dịch làm dân hoảng sợ, hoang mang và mất định hướng.

CƠN BÃO BIDEN-HARRIS

Do đó mà ông Biden đã thắng cả hai cuộc tranh luận với Trump. Biden cũng duy trì dẫn đầu cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, trên ông Trump từ ít nhất 7 cho tới 12 điểm liên tục từ tháng 7.

Quan trọng hơn Joe Biden còn được cử tri tin hơn, hay ngang ngửa ông Trump tại các Tiểu bang “chiến trường ” (Battle Ground States), từng đem thắng lợi cho Donald Trump năm 2016 như Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Arizona, North Carolina and Florida.

Lý do một bộ phận không nhỏ cử tri đã chuyển từ Trump sang ủng hộ Biden vì họ thấy ông Trump đã không có khả năng lãnh đạo hay biết đối phó với cuộc khủng hoảng quốc gia như nạn dịch Corona.

Tính tứ tháng 01 đến ngày 27/10 (2020), theo thống kê của Trường Đại học Y khoa nổi tiếng Johns Hopkins, nước Mỹ đã có 225,739 người chết và trên 8,000,000.00 người bị lây nhiễm vì Covid-19, trong khi vẫn chưa có thuốc ngừa.

Kết quả này, theo các Viện thăm dò, đã khiến 6 trong 10 người Mỹ, hay 61%, không chấp nhận cách làm việc của ông Trump. Trong khi ấy, số dân Mỹ chấp nhận cách hành xử trong chức vụ Tổng thống của ông Trump đã tụt xuống 38%, trước ngày bầu cử, theo thăm dò của tổ chức Fivethirtyeight, là hiểm họa chính trị rất cao cho khả năng tái đắc cử của ông Trump.

Do đó mà như ở các Tiểu bang Texas, Wissconsin, North Carolina, South Carolina, Georgia, Alabama. Ohio, Wisconsin,Iowa và Tennessee vẫn được coi là những “thành trì ” lầu đời của Cộng hòa, đã bị làn sóng Joe Biden xâm nhập.

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

Bằng chứng, Joe Biden đã dẫn đầu ở Pennsylvania với 53%, Trump 46%; 53% Biden, 44% Trump ở Nevada ; Florida, Biden 50%, Trump 46%; Wisconsin, Biden được 53, Trump 44%.

Đáng chú ý là tại 3 Tiểu bang Cộng hòa Texas, Arizona và Ohio, hai ứng cử viên chạy sát nút bên nhau. Ở Texas, Trump được 48%, Biden 45%. Ngược lại tại Arizona, quê hương của cố Nghị sỹ, nguyên Ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2008, John McCain, người đã bị ông Trump bất kính khi còn sinh tiền đã nghiêng về Joe Biden với 49% trong khi Trump được 45% ủng hộ.

Bà qủa phụ Cindy McCain và con gái, nhà bình luận, nhà báo, Meghan Marguerite McCain, đã tuyên bố ủng hộ Joe Biden, sau khi TT Trump xúc phạm vong linh Nghị sỹ McCain và những người lính và những ngưởi lính và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã hy sinh trong Thế chiến II tại Pháp.

Trong khi đó tại Ohio, quê hương của Phi hành gia, cựu Thượng nghị sỹ Dân chủ John Glenn, hai ông Biden và Trump ngang ngửa nhau trong các cuộc trưng cầu ý kiến với 47% cho Trump và 46% cho Biden, hay 50% cho Biden, 48% của Trump.

Tại miền Nam nước Mỹ, các hãng thăm dò cũng cho thấy cuộc chạy đua ở Tiếu bang Georgia, quê hương của cựu Tổng thống Jimmy Carter, rất căng thằng với 47% cho Biden, Trupm được 46%.

THÀNH PHẦN CỬ TRI

Về thành phần cử tri, cũng như năm 2016, đa số cử tri nữ ủng hộ Dân chủ. Năm 2016, bà Clinton được 54% cử tri nữ ủng hộ, ông có Trump khoảng 42%. Nhưng nói về sắc dân có tới 87% phụ nữ da mầu đã bỏ phiếu cho bà Clinton.

Năm nay cũng không khác, các hãng thăm dò đồng ý sẽ có từ 54 đến 56% phụ nữ bỏ phiếu cho Joe Biden trong khi ông Trump có thể được từ 42 đến 44%. Nhưng năm 2020, vì có Thượng nghị sỹ bà Kamala Harris, người da mầu, đứng chung liên danh với ông Biden nên sẽ thu hút được nhiều cử tri phụ nữ người da mầu. Các hãng thăm dò cũng dự đoán sẽ có nhiều phụ nữ vùng ngoại ô và tại các Tiểu bang Cộng hòa sẽ bỏ ông Trump vì sau 4 năm cầm quyền, ông vẫn không có tiến bộ nào trong cách đối xử và tôn trọng phụ nữ.

THỰC LỰC VÀ YẾU ĐIỂM CỦA TRUMP

Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cũng cho thấy Tổng thống Trump vẫn bảo vệ vững chắc thành phần nam cử tri da trắng, không có bằng Đại học, và những cử tri da trắng đông đảo nhưng “thầm lặng” tại các vùng quê và ngoại ô thành phố.

Đây chính là lực lượng đã tẩy chay bà Clinton năm 2016 và bỏ phiếu cho Donald Trump ở Michigan, Florida, Pennsylvania, Wisconsin, North, South Carolina, Iowa.

Liên danh Donald Trump-Michael Pence cũng có lợi thế trong các khối cử tri theo đạo Tin Lành, nhờ vào sự liên hệ mật thiết giữa ông Pence và các vị Giám mục và Mục sư lãnh đạo trong các Giáo hội này, đặc biệt tại các Tiểu bang miền Nam nước Mỹ.

Nhưng hai ông Trump và Biden đều không hấp dẫn với khối cử tri trẻ vì hai người cùng lớn tuổi (ông Biden 78 và Trump 74 tuổi). Các cuộc thăm dò cho thấy khối Thanh niên cấp tiến từng ủng hộ ứng cử viên, Nghị sỹ Bernie Sanders đã tổ chức vận động bỏ phiếu cho Joe Biden. Tuy nhiên, liệu ông Biden có khả năng tạo thành một khối “liên hiệp cử tri” như nguyên Tổng thống Barack Obama đã thành công liên tiếp trong 2 nhiệm kỳ hay không vẫn còn là câu hỏi lớn trước một tuần lễ trước ngày bầu cử 3/11.

Về mặt tâm lý, ông Trump đã bị phần lớn báo chí, nhất là những cơ quan truyên thông lớn như New York Times, Washington Post, Los Anegles Time, CNN, CBS, ABC, NBC, Bloomber News Service không ủng hộ mà còn kêu gọi cử tri tẩy chay ông Trump. Một trong những lý do vì ông Trump chưa bao giờ coi báo chí là bạn mà đã cáo buộc báo chí là “kẻ thù của dân”, là thành phấn kết bè kết phái với các nghóm chống Donald Trump.

CỘNG HÒA CHỐNG TRUMP

Bên cạnh tất cả những diễn biến vừa kể, chúng ta còn chứng kiến những thái độ chính trị khác chưa từng có trong lịch sử tranh cử Tổng thống thời cận đại. Nhưng lại rất bất lợi cho ông Trump.

Sau đây là những việc ấy :

-Không có bất cứ nhân vật Cộng hòa nổi tiếng quan trọng nào, đã rời khỏi nhiệm vụ hay đương nhiệm, đi vận động tranh cử cho ông Trump. Gia đình các cựu Tổng thống George W, Bush, Ronald Reagan và General Ford đã đứng ngoài cuộc.

Một loạt các nhân vật Cộng hòa nổi tiếng đã tuyên bố ủng hộ ông Joe Biden, tiêu biểu như:

-Cựu Chủ tịch đảng Cộng hòa, cựu Phó Thống đốc Maryland Michael Steel.
-Nguyên Ngoại trưởng Colin Powell thời Tổng thống George W. Bush.
-Cựu Bộ trưởng Quốc phòng thời chính quyền Obama, Chuck Hagel.
-Cựu Thống đốc Ohio, John Kasich.
-Đương kim Thống đốc Maryland, Larry Hogan không bỏ phiếu cho Trump mà đã bỏ phiếu cho cố Tổng thống Ronald Reagn.
-Thượng nghị sỹ Mitt Romney, nguyên Ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2012 cũng không bỏ phiếu cho ông Trump, nhưng không cho biết đã bỏ phiếu cho ai.
-4 cựu Thượng nghị sỹ gồm: David Durenberger ( Minnesota), Gordon J. Humphrey ( New Hampshire), John Warner (Virginia) và Jeff Flake (Arizona).

Ngoài ra còn có 73 viện chức An ninh từng phục vụ trong các Chính phủ Cộng hòa, kể cả những người đứng đầu CIA và FBI cũng đã tuyên bố chống ông Trump.

Ngoài ra ông Biden còn nhận được sự ủng hộ của ngót 200 Luật sư từng phục vụ ở cấp Tiểu bang và các Chính quyển Cộng hòa từ thời Tổng thống Dwight David "Ike" Eisenhower (1953-1961) đã ra tuyên bố hậu thuẫn cho liên danh Joe Biden-Kamala Harris.

-Về tập thể, Tổ chức Lincoln Project, ra đời ngày 17 tháng 12 năm 2019, quy tụ nhiều chuyên lược gia bầu cử có nhiều kinh nghiệm của đảng Cộng hòa, đã tuyên bố ủng hộ Jose Bide vào Tháng 4/2020.

Họ cùng đứng chung trong Bài Xã luận trên báo New York Times" We Are Republicans, and We Want Trump Defeated" (Chúng tôi là những người Cộng hòa, và chúng tôi muốn thấy Trump bị đánh bại)

Họ minh định rằng:”We’ve never backed a Democrat for president. But Trump must be defeated." (Tạm dịch: “Chúng tôi chưa bao giờ ủng hộ một đảng viên Dân chủ làm Tổng thống, nhưng Trump phải bị loại bỏ.”)


Những Tác giả nói thêm rằng :”Trump was unqualified to deal with the COVID-19 pandemic and the ensuing economic downturn.” (Tạm dịch: Trump không đủ khả năng chống bệnh dịch COVID-19, và kinh tế sẽ xuống dốc theo.”

Những người sáng lập Lincoln Project gồm vó Luật sư

George Conway (*), Steve Schmidt, John Weaver, and Rick Wilson, Jennifer Horn, Ron Steslow, Reed Galen, and Mike Madrid.

(*) Ông George Conway là chồng của Kellyanne Conway, Cố vấn của Tổng thống Trump khi Lincoln Project ra đời. Bà đã đóng góp không nhỏ cho sự đắc cử Tổng thống của ông Trump năm 2016. Bà đã từ chức cuối tháng 8/2020 để đổi lấy sự rút khỏi vai cố vấn cho Lincoln Project của chồng.

Ông Trump và những người ủng hộ Trump lên án Lincoln Project đã “phản bội đảng”, và gọi nhóm này là “losers” (những kẻ bại trận).

Nhưng nếu có “họa vô đơn chí” thì cuối cùng, lần đâu tiên trong lịch sử 175 năm của Tạp chí Scientific American, Ban Biên tập của Tạp chí này đã có quyết định ủng hộ ứng cử viên Dân chủ Joe Biden.

Các Chủ bút nêu lý do họ quyết định chống lại ông Trump vì “The evidence and the science show that Donald Trump has badly damaged the U.S. and its people—because he rejects evidence and science. The most devastating example is his dishonest and inept response to the COVID-19 pandemic, which cost more than 190,000 Americans their lives by the middle of September. He has also attacked environmental protections, medical care, and the researchers and public science agencies that help this country prepare for its greatest challenges. That is why we urge you to vote for Joe Biden, who is offering fact-based plans to protect our health, our economy and the environment.”

(Tạm dich:”Bằng chứng khoa học đã chứng minh Donal Trump đã gây ra thiệt hại cho nước Mỹ và người dân Hiệp chủng quốc, vì ông ta đã phủ nhận những bằng chứng và khoa học. Tỷ dụ nhãn tiền là ông ta đã không thành thật và bất lực trước nạn dịch Covid-19, đã giết hại 190,000 người dân Mỹ tính đến giữa tháng 9 (2020). Ông ta cũng đã tấn công cố gắng bảo vệ môi trường, bảo vệ y tế và các nhà nghiên cứu, và các cơ quan Khoa học, là những người đã giúp đất nước này chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những thách đố khó khăn nhất. Đó là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi các bạn bỏ phiếu cho Joe Biden, người đã đưa ra kế hoạch có cơ sở để bảo vệ sức khỏe, kinh tế và môi trường của chúng ta.” )

BẤT LỢI KHÁC VÀ PHIẾU THIỂU SỐ

Nhìn chung, có thể có người sẽ lo cho ông Trump thất cử, như những cử tri da trắng “thượng đẳng”, khối bình dân không tốt nghiệp đại học, giới thầm lặng, những người già “Cộng hòa muôn năm” và khối cử tri Công giáo chống ngùa thai, theo lập trường của đảng Cộng hòa.

Mặt khác, trọng khối cử tri gốc Nam Mỹ (Hispanic voters), đặc biệt là những cử tri di dân gốc Cuba ở Florida, những người vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày hồi hương, nhờ vào một Tổng thống Cộng hòa chống dòng họ Fidel Castro như ông Trump.


Lý do vì số thống kê dân số cho thấy có khoảng trên 61 triệu người Nam Mỹ đang sống ở Hoa kỳ. Trong số này có ½ đủ điều kiện đã ghi danh đi bầu.

Do đó, hai hai ứng cử viên Biden và Trump đều đã dồn mọi nỗ lực vào những ngày cuối cùng để vận động trối chết với khối cử tri người gốc Nam Mỹ, vì họ rất nặng động và đoàn kết nhất khi lựa chọn ứng cử viên.

Ngược lại, ông Joe Biden lại có vẻ thỏa mãn với số rất nhiều người da mầu và thiểu số đã đi bầu sớm hay gửi mail là phiếu của mình, một dáu hiệu truyền thống đã chứng minh trong các cuộc bầu cử trước đây, khi nào dân đi bỏ phiếu đông thì cơ hội thắng của Dân chủ lên cao.

Ông Biden cũng có lợi điểm là được lòng cử tri Da mầu, gấp trăm lần hơn Donal Trump vì người Mỹ gốc Phi Châu có truyền thống ủng hộ đảng Dân Chủ. Riêng năm 2020, các hãng thăm dò cho biết số cử tri không ưa tính kiêu căng, khinh thường người nghèo và khích bác thiếu số của ông Trump chiếm trên 85% trong tổng số người da mầu ghi danh đi bầu.

Một lợi điểm khác cho Liên danh Biden-Harris vì bà Kamala Harris là người có hai dòng máu với Cha gốc Jamaica và Mẹ gốc Ấn Độ. Số cử tri Mỹ gốc Jamaica, trong số hơn 1 triêu người sống ở Nam Florida, New York, California đã tổ chức ủng hộ bà Harris. Trong số 10 triệu cử tri gốc Nam Mỹ, số cử tri vùng Caribbean chiếm khá đông đã có khuynh hướng nghiệng về Joe Biden-Kamala Harris trong tuần lễ cuối cùng của cuộc tranh cử.

Tuy nhiên mọi dự đoán hay thăm dò dư luận đều chỉ phản ảnh nhất thời ý nghĩ của cử tri trong mọi cuộc tranh cử, dù Tổng thống hay Dân biểu và Nghị sỹ. Nó không bảo đảm sẽ không thay đổi trên lá phiếu. Vì vậy, chỉ khi cuộc bỏ phiếu ngày 3/11 (2020) kết thúc, và mỗi lá phiếu được được kiểm tra hợp pháp thì Donald Trump hay Joe Biden sẽ là Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ mới rõ ràng.

Sau đó, đời sống chính trị Mỹ lại tiếp tục chuyển mình sang một chu kỳ mới, nhưng chưa chắc cơn ác mộng Covid-19 sẽ tàn lụi hay sẽ tiếp tục là gánh nặng của Tổng thống mới. Viễn ảnh này chưa có câu trả lời chừng nào Khoa học vẫn chưa có thuốc chữa trị thành công.

Do đó, sự bình an và nỗi sợ hãi sẽ vẫn theo đuổi chúng ta như hình với bóng, bất kể quyết định của cử tri trên những lá phiếu biết nói . -/-

Phạm Trần
(7 ngày trước Bầu cử 03/11/2020)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.