Hôm nay,  

Thời Đại Mới-Yêu Cầu Mới Đối Với Nền Giáo Dục Đại Học Việt Nam Hôm Nay

17/10/202019:31:00(Xem: 5453)


blank

                             

                                          

Đại hội XIII của ĐCSVN được dự kiến vào đầu năm 2021 với những yêu cầu đổi mới Chính trị, Xã hội. Người dân có thể kỳ vọng những gì nếu ĐCSVN thực sự muốn có thực chất trong đổi mới, trong cải cách, trong cải tổ? Câu hỏi ở đây là ĐCSVN sẽ ưu tiên làm điều gì để có đổi mới căn bản, sâu rộng từ trong đảng ra đến xã hội, người dân? Hẵn nhiên ưu tiên là phải dứt khoát từ bỏ cái đuôi định hướng XHCN thì mới thể tiến lên giàu mạnh nếu không thi mọi việc hô hào đổi mới, cải cách, cải tổ, của Đại Hội XIII, của ĐCSVN chỉ là một cách nói khoa trương để cố giữ quyền lực. Lịch sử chứng minh rằng chỉ có thể chế chính trị quyết định một nước trở nên cường thịnh hay nghèo đói. Điều này được minh chứng rõ ràng Việt Nam 70 năm qua, dưới thể chế chính trị độc tài chuyên chính của ĐCSVN vẫn là một quốc gia nghèo và lạc hậu từ thế chế chính trị lôi theo lạc hậu về phát triển Tự do, Dân chủ và Kinh tế!

Muốn đổi mới sâu rộng có hiệu lưc, hiệu nghiệm, điều căn bản là phải đổi mới tư duy. Nói một cách khác là phải đổi mới thể chế giáo duc đai học. Mục tiêu giáo dục đại học là chuyển từ cung cắp kiến thức sang phát triển tư duy là chính. Dĩ nhiên người CSVN đã quán triệt điều này. Thế mà đợi mãi đến hôm 3-10-2020, Phó Thủ tướng,Ngoại trưởng của CSVN, Phạm Bình Minh, tại buổi lễ khai mạc niên khóa 2020 Đại Học Quốc Gia Sàigòn mới dám phát biểu: "VN muốn hội nhập quốc tế sâu rộng để phát triển kinh tế để trở nên giàu có, cường thịnh thì yêu cầu mới đặt ra phải cải tổ thể chế giáo dục Đại Học ".   
   

Không hiểu vô tình hay cố ý trang mạng VoaTiếngViệt hôm 17-10-2020, tiếng nói chính thức của Chánh phủ Mỹ, có đề xuất ý kiến và tin rất khả thi: "Liệu VN có thành con hổ châu á mới? https://www.voatiengviet.com/a/lieu-viet-nam-co-the-thanh-con-ho-chau-a-moi-/5624766.html Trong bài viết VoatiengViet nêu lên những ưu điểm của VN hiện tai: "Lưc lượng lao động rẽ, được đào tạo tốt, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, nền kinh tế VN có độ mở cao. Chính trị ổn định, khả năng kiểm soát dich binh Covid-19 rất tốt, cùng bối cảnh chiến tranh thương mại, VN hôm nay có nhiều lợi thế để trở thành nền kinh tế mới châu Á. Ngay cả sau năm 2010 nền kinh tế thế giới bị sụt giảm, VN xuất khẩu vẫn tăng lên 16% mỗi năm. VN được xếp hạng cao về cơ sở hạ tầng so với bất kỳ quốc gia nào trong giai đoan phát triển tương tự. Thu nhập  bình quân đầu người hàng năm ở VN hiện nay là $3000 Mỹ Kim. Theo báo cáo triển vọng kinh tế thé giới vừa được quỹ IMF công bố: GDP của VN vào năm 2020 sẽ là $340 tỷ USD vượt Malaysia, Singapore, và dự kiến sẽ vượt cả Philippines (hiện tại GDP của Philippins là 367 tỷ USD) sẽ tiến lên ngôi thứ 3 trong khu vực ASEAN chỉ thua Indonesia và Thai Lan".    

Trong thực tế, suốt 35 năm đổi mới, VN mới duy trì được mức tăng trưởng 6%. Song tác động tăng trưởng các giai đoạn sau lại có xu hướng giảm dần. Trong khi đó Hàn Quốc đã duy trì mức tăng trưởng 8.6% trong suót 37 năm (1963-2000); Đài Loan duy trì mức tăng truỏng 9.2% trong suốt 44 năm(1951-1995). Mặc dầu được thu hẹp đáng kể, thu nhập bình quân của VN vẫn thua Hoa Kỳ hơn 25 lần, Singapore 24 lần, Nhật 16 lần và các nước OECD 15 lần.

 VN, 1 trên 5 quốc gia có tốc độ lão hóa dân số nhanh nhất thế giới. VN còn là 1 trong 20 quốc gia chịu tác động nặng nề nhẩt của thay đổi khí hậu thế giới. VN còn nhiều hạn chế năng lực hội nhập cũng như năng lực thực thi cam kết quốc tế còn hạn chế, vì sự tồn tại của hệ thỗng 2 chính quyền: Đảng cộng sản và Chính Phủ.

Đặc biệt nguồn gốc nhân lực, thiếu đội ngũ luật sư giỏi; lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Số lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao còn thiếu. Năng Suất lao động của VN năm 2018 chỉ bằng 7.3% của Singapore, 19% của Malaysia, 39% của Thái Lan và 48% của Indonesia. Như vậy đề xuất của VOAtiếngViêt hôm 17-10-2020 chỉ là hoang tưởng. 

Bên cạnh đó thế giới đang chuyển mạnh sang thời của Kinh tế trí thức, Công Nghệ Số với vai trò là lực lượng chủ đạo trong phát triển mới. Quá trinh số hóa  và chuyển đổi số dang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu với Kinh tế số, nền sản xuất thông minh , Xã hội số, Thành phố Thông minh, các hình thái mới về tiêu dùng, lối sống xu thế, cải cách, đổi mới tư duy quản trị quốc gia doanh nghiệp, Xu hướng chính sách vì dân gắn liền với phát triển bền vững và công nghệ số.
   

Trên tinh thần của nội dung trên, yêu cầu đổi mới thể chế giáo dục Đai học là điều tất yếu. Trong quá trình phát triển đất nước, thể chế giáo dục đai học và KH&CN đóng vai trò rất quan trọng. Công tác giáo dục đại học và thế hệ trẻ Việt Nam đang đứng trước những vận hội mới to lớn chưa từng có để phát triển vươn lên. Trong Kỷ Nguyên Số cốt lõi vẫn là con người. Con người và năng lực KH&CN quyết định sự phồn vinh của quốc gia  và sư thành công trong cạnh tranh.
  

Trong thực tế tháng 7 năm 2014, nhóm Đối Thoại Đổi mới Chế Độ Giáo Dục Đại Hoc đã được nghiêm túc tổ chức với sự hỗ trợ của nguyên thủ Tuóng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm Đối Thoại này là mạng lưới bao gồm các nhà trí thức trong nước và hải ngoại: GS Ngô Bảo Châu, gs Toán từ viên đại hoc Chicago-UOC-  GS Trần Ngọc Anh từ đại hoc Indiana,  GS Dỗ Quốc Anh từ Viện Sciences Po. Paris, GS Vũ Hà Vân  từ đại học Yale, cùng các vị Bộ trưởng KH&CN, Thứ trưởng GD-ĐT và nhiều trí thức ở trong nước gồm trên dưới 200. Họ tổ chức hai buổi đối thoại 31-7 và 1-8-2014 tại Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ-Sàigòn dưới sự Chủ trì của bà Rena Bitter-Tổng Lãnh sự Sứ quán Hoa Kỳ tai VN, đặt dưới sư dìu dắt của GS Ngô Bảo Châu. Khởi đầu GS Châu phát biểu: "Nền giáo dục đại học của ta làm ngược lạ thế giới, nó đã quá lạc hậu, không còn phù hợp để bắt kịp các đại học lớn của thế giới ngày nay". Bàn về quá trình tuyển dụng nhân sự tại các trường đại hoc Việt Nam, GS Châu cho biết:" Các Đại học VN tạo người từ chính sách sinh viên của mình giống như hôn nhân cận huyết thống. Vì thế các ngành KH&CN ngày càng xuống. Học trò không có điều kiện để giỏi hơn thầy. Học trò của học trò càng tệ hơn nữa.". GS Nguyễn Quân, Bộ trưởng KH&CN cho biết: "Nhiệm vụ của Đại Học là vừa giáo dục vừa Nghiên cứu và phát triển (R&D). Thế nhưng tỷ trọng nghiên cúu ở VN lại nghiêng về các Viện Nghiên Cứu chứ không phải truòng đại học. Cơ chế tư duy và bao cấp vẫn còn tồn tại trong các truòng Đại Học Việt Nam..." http://www.diendantheky.net/2014/08/ao-nhu-viet-nam-va-khat-vong-ve-mot-nen.html 

 Có nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận, từ tự chủ đại học cho đến các vấn đề quản trị đại học, Tài chánh Ngân khoảng dành cho Đại Học, Thể chế đào tạo cán bộ giảng dạy...Các hội viên tham dự hội thảo tích cực thẳng thắn nhiệt tình thảo luận sôi nỗi. Cuối cùng bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự sứ quán Hoa Ky cho biết là bà "rất vinh dự chủ trì buổi thảo luận và bà tin rằng sự hội tụ của những trí tuệ này sẽ là chất xúc tác cho cải cách nên giáo dục Đại Học Viêt Nam trong tương lai."

Trước thềm Đai hôi XIII, không một ai trong hàng ngũ lãnh đao ĐCSVN dám nói đến đổi mới chế độ giáo dục đại học ngoại trừ bài diễn văn hôm 3 tháng 10-2020 của ông Phạm Bình Minh đọc trong buổi lễ khai mạc niên khóa 2020 của trường Đai Hoc Quốc Gia- Sàigòn. Ngày nào chế độ tư duy bao cấp còn trong đại học tai Viêt nam như hiện nay, ngày đó còn rào cản cho sự Đổi mới chế độ giáo dục tại các đại hoc Việt Nam. TBT-CTN Nguyễn Phú TRọng còn đó- ĐCSVN còn đó- Chuyên chinh vô sản vẫn là điểm nghẽn chận đứng Viêt Nam tiến lên thành một quốc gia phú cường./.

Đào NHư

Chicago

Oct.17-2020


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.