Hôm nay,  

Biélorussie, Một Trường Hợp Đặc Biệt, Dân Chúng Nổi Dậy Chống Bầu Cử Gian Lận, Đòi Dân Chủ

03/10/202010:51:00(Xem: 4313)

Chủ nhựt vừa qua 27/9, hãy còn hằng chục ngàn người dân Bíélorusses xuống đường tại Thủ đô Minsk, biểu tình phản đối kết quả bầu cử Tổng thống gian lận của ông Alexandre Loukachenkho và chống ông âm thầm tự tấn phong Tổng thống hôm 23 tháng 9/2020.

Liên Hiệp Âu châu với toàn bộ thành viên và Huê kỳ, Canada đều lên tiếng phủ nhận kết quả bầu cử Tổng thống của ông Alexandre Loukachenko, tức không nhìn nhận ông làm Tổng thống  Bíélorussie mặc dầu ông đã tự tấn phong. Ông Joseph Borrell, Đại diện đối ngoại của 27 Quốc gia thành viên Âu châu, cho phổ biến một văn thư nêu rõ quan điểm của Âu châu: «Liên Hiệp Âu châu tái xác nhận bầu cử Tổng thống hôm 9 tháng 8/2020 ở Bíélorussie vừa không tự do, vừa không công bình, và không nhìn nhận kết quả gian lận».

 


blank

Alexandre Loukachenko trõng lễ tấn phong Tổng thống âm thầm

23/09/20 ttại Monsk (Ảnh BelTA / via REUTERS) 


Tiếng nói đường phố

Đường phố ở Minsk suốt đêm vang tiếng dân chúng la hét phản đối và cả tiếng còi xe inh ỏi điếc tai. Cờ của Bíélorussie bổng trõ thành cờ của dân chúng biểu tình, phất phới trên thành cầu, trên cửa sổ, trên vai người đi đường.

Nói ông Alexndre Loukachenko âm thầm tự tấn phong Tổng thống Bíélorussie vì lễ ấy không được trực tiếp phổ biến trên truyền thông, như trên TV, Radio, như thông thường. Sự đắc cử của ông chỉ được thông tấn xã nhà nước loan tin bằng cách phổ biến lời tuyên bố của ông : «Chúng tôi không chỉ bầu cử một ông Tổng thống, chúng tôi còn bảo vệ những giá trị của chúng tôi, bảo vể hòa bình, chủ quyền và nền độc lập».


Ông Alexandre Loukachenko làm Tổng thống của 9, 5 triệu dân bíélorusses nay được 26 năm nhưng ông thãy phải hi sinh thêm nhiều năm nữa để tiếp tục phục vụ nhơn dân vì đất nước hiện chưa có người đủ tầm vóc thãy thế ông về mặt lý luận.

Thật đúng vậy. Vì biết lý luận theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nhờ làm Tổng thống suốt thời gian dài mà ông có được 17 dinh thự, một đoàn máy bay, nhiều biệt thự lộng lẫy ở nước ngoài và hàng tỷ đô-la gởi ở các ngân hàng ngoại quốc. Những người bám theo ông đều có cuộc sống dư ăn dư để (Gueorgui Stepanov, Le Courrier International, 11/8/20).

Toàn dân bất mản chế độ của Loukachenko. Ai cũng mong muốn dẹp bỏ.nhưng phong trào phản kháng thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo. Nó gồm nhiều nhóm khác nhau.Lực lượng an ninh của nhà cầm quyền đã được điều động từ vài tuần nay chuẩn bị giải tán biểu tình bằng đàn áp dã man. 

Người ta chưa quên những ngày đầu, biểu tình chống kết quả bầu cử đông tới gần 200 000 người, tưởng đâu đã hạ bệ được ông Alexandre Loukachenko, đưa đất nước qua một ngã rẻ mới rõi. 


Ông Alexandre Loukachenko sẽ rút lui?

Trước khi lên đường đi qua Lituanie để gặp bà Svetlana Tikhanovskaia, người đứng đầu phong trào chống Tổng thống Alexandre Loukachenko, ông Tổng thống pháp Emmanuel Macrõn lớn tiếng và mạnh dạng tuyên bố «Chuyện đang diển ra ở Biélorussie là một vụ khủng hoảng chánh quyền, một chánh quyền độc tài không muốn chấp nhận sự hợp lý của nền dân chủ và dùng bạo lực để cố bám.  Vậy rõ ràng là Loukachenko phải đi chổ khác chơi» (Journal du Dimanche, 27/9)     

Khi gặp bà Svetlana Tikhanovskaia hôm 29/9, ông tuyên bố «Chúng tôi sẽ cố gắng, với tư cách cùng là người Âu châu, giúp tìm cách thương lượng». Ông Macrõn là nhà lãnh đạo Tây phương đầu tiên gặp người lãnh đạo phong trào phản khán của Bíélorussie đang luu vong tỵ nạn ở Vilnius, thủ đô nước láng giềng.

Bà Svetlana Tikhanocskaia báo tin với ông Macrõn là bà đã được Quốc Hội pháp mời phát biểu trước Quốc Hội và bà đã nhận lời. Bà ủng hộ ý kiến của Tổng thống Macrõn là   thảo luận với ông Alexandre Loukachenko để tìm giải pháp cho Biélorussie nhưng bà không quên yếu tố Nga vì ông Poutine nhiệt tình ủng hộ ông Alexandre Loukachenkho từ lâu nay.

Theo bà cuộc khủng hoảng này nên có giải pháp càng sớm càng tốt để sau đó, tổ chức lại cuộc bầu cử có dân chủ và công bình. Và phải làm trước cuối năm.

Khi đề nghị thương lượng giữa ông Alexandre Loukachenko với phong trào chống đối, ông Macrõn nghĩ tới sự giúp đở của Tổ chức  «An ninh và Hợp tác Âu châu» (OSCE)

Bà Svetlana Tikhanovskaia cho biết bà cũng đã gặp các Tổng trưởng Ngoại giao của Âu châu

và các nhà lãnh đạo Ba-lan và Lituanie, hai nước láng giềng của Biélorussie.


Hôm chủ nhựt, cảnh sát còn bắt giữ hàng trăm người biểu tình trõng lúc hàng chục ngàn khác vẫn tiếp tục xuống đường phản đối bầu cử gian lận.

Riêng Anh và Canada đưa ra liền biện pháp trừng phạt 8 người trách nhiệm đàn áp biểu tình ở Biélorussie, đứng đầu là Alexabdre Loukachenko, như cấm họ di chuyển ở đây và đóng băng các chương mục của họ ở ngân hàng.

Không thể có giải pháp không có Nga

 

Dân chúng ở Biélorussie rầm rõ nổi dậy chống kết quả bầu cử gian lận được cả thế giới dân chủ phương Tây nhiệt tình ủng hộ, lên án Loukachenko và kêu gọi Loukachenko hãy rút lui có trật tự. Nhưng ai cũng chợt nghĩ vấn đề ở Biélorussie không thể giải quyết mà không có sự hợp tác  của Nga. Vì Nga vẫn coi Biélorussie như là một phần lảnh thổ của mình. 

Về mặt địa lý và lịch sử, Bíélorussie từ thế kỷ XVIII hoàn toàn nằm trõng vùng lảnh thổ của Đế quốc Nga. Mạc-tư-khoa áp đặt lên Biélorussie nền hành chánh theo Nga và dùng tiếng Nga làm quốc ngữ. Tứ năm 1918 tới 1991, ngoài giai đoạn ngắn bị Đức Quốc xã cai trị, Bíélorussie vẫn là một phần của Liên-xô. Sau khi Liên-xô sụp đổ, Biélorussie được độc lập nhưng tới năm 1994, bị cai trị bỡi chế độ độc tài Alexandre Loukachenko do Nga hết lòng nuôi dưởng. Biélorussie, ngoài quan hệ là một thành viên của Liên Hiệp Âu-Á do Nga điều hành,còn được Nga sử dụng như cái khiên đối với áp lực của khối Bắc Đại Tây dương (OTAN).

Năm 1999, Biélorussie và Nga ký chung một Hiệp ước về An ninh và Quốc phòng do Nga lãnh đạo nên Nga có quyền kêu gọi TT Loukachenko trõ giúp về quân sự và ngược lại Nga có thể bất cứ lúc nào can thiệp giúp Biélorussie về an ninh.

 

Nên ai cũng nghĩ giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Minsk phải cần sự hợp tác của TT Poutine. Chính TT Pháp lúc gặp bà Svetlana Tikhanovskaia cũng đã tuyên bố ông sẽ tìm cách để có thương lượng với nhau.


Người ta nói Biélorussie không có kinh tế. Cũng đúng thôi ! Vì không có viện trõ tích cực của Nga thì ngay hôm sau, Biélorussie sụp đổ. Sau Đệ Nhị Thế chiến, Nga đã tận tình giúp tái thiết phần lớn xứ Biélorussie bị chiến tranh tàn phá. Từ đó, Nga đã áp đặt mô hình chánh trị theo Nga, và chế độ tập trung kéo dài cho tới chế độ Alexandre Loukachenko ngày nay. Xí nghiệp bị Nhà nước kiểm soát. Ý niệm giải tư hoàn toàn không có vì cánh cầm quyền khóa kín nền kinh tế. Dân chúng tranh thủ trõng khoai, chăn nuôi trên phần đất chung quanh nhà  để cải thiện cuộc sống.Vì vậy mà Tây phương ít có ai chịu qua đầu tư hãy cung cấy công nghệ tân tiến. Nên về mặt kinh tế, người ta đồng ý bảo Biélorussie là cái «vủng rác kinh tế xã hội chủ nghĩa» còn xót lại ở Đông Âu.


Nhìn từ Biélorussie, Nga chỉ là một nước đồng minh. Nếu so sánh với Ukraine thì sẽ thãy khác hẳn. Ở Ukraine, đa số dân chúng ở phía Tây trõng qua Liên Âu và OTAN. Ở Biélorussie, tuyệt đại đa số dân chúng nói tiếng nga và giữ chánh trị cộng sản vì nghĩ cộng sản đã đem lại sự ổn định, sự tiến bộ xã hội, một tỷ lệ thất nghiệp giới hạn, tuổi thọ cao, một hệ thống y tế đúng đắng (Gueorgui Stepanov, Le Courrier International, 11/8/20).

Ngày nay, dân chúng xuống đường chống kết quả bầu cử gian lận, đả đảo ông Alexandre Loukachenko độc tài cố bám ghế Tổng thống nhưng lại không coi Nga là kẻ thù. hãy ít ra cho tới lúc này !

Về phần ông Poutine, ông cho rằng con domino Biélorussie không thể ngã được. Ông vẫn muôn giữ Biélorussie là một nước chư hầu mặc dầu mối quan hệ với Loukachenko có phức tạp từ lâu. Ông cố tránh phải can thiệp quân sự vì hậu quả sẽ quá nặng nề. Tốt nhứt ráng tìm một giải pháp chánh trị. Điều quan trõng sanh tử là người thãy thế Alexndre Loukachenko phải biết trung thành với ông. Nghĩa là trõng mọi trường hợp, Poutine không thể để Biélorussie thoát ra khỏi tay ông.


Nhiều người nghĩ ông Poutine có thể yên tâm Biélorussie sẽ không giuột khỏi tầm tay của ông khi mà dân biélorusse vẫn chưa phản tỉnh để thoát ra khỏi  vủng lầy xã hội chủ nghĩa.


Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.