Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ghế Súp

28/09/202009:01:00(Xem: 3332)

blank


Nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng (và hoàn toàn) không… trật! Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để kiếm thêm chút đỉnh. Khách lên sau thì ngồi ghế súp.


Dù có nguồn gốc La Tinh (supplementum) nhưng ghế súp thì chắc phải là sáng kiến (riêng) của giới xe đò xứ Việt, như một giải pháp tình thế, khi cái đít nhiều hơn cái ghế.

Trên chính trường Việt Nam ghế cũng ít, đít cũng nhiều. Đã vậy, nhiều vị chính khách nhất định ngồi lì vì sợ “cái đít nó nhớ cái ghế” nên nhu cầu ghế súp còn khẩn thiết hơn trên xe đò nữa. Chỉ có điều khác biệt là người làm chính trị không ăn nói bỗ bã như tui, hay như mấy cha nội tài hay lơ xe. Họ không gọi nhau là “súp chủ tịch nước” hay “súp thủ tướng.”

Ngôn ngữ của chính giới nghe “diplomatic” hơn nhiều – theo ghi nhận của Wikipedia:Phó Thủ tướng Việt Nam là một chức vụ trong Chính phủ Việt Nam, được quy định ngay từ Hiến pháp 1946. Trong Chính phủ Việt Nam từ năm 1955 có nhiều ghế Phó Thủ tướng. Kỷ lục nhất là vào năm 1987 có tới 12 Phó Thủ tướng tại nhiệm và trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII (1981-1987) tổng cộng có tói 17 người đảm nhiệm Phó Thủ tướng.”

Thiệt là ớn chè đậu. Cái gì mà nhiều (hay nhiều quá) thì thường dễ ớn, và rất ít khi được ưa chuộng hay quan tâm. Người Việt chỉ có dịp nghe đến tên tuổi qúi vị phó thủ tướng của nước này khi báo chí nhắc đến những câu “danh ngôn” của họ:




Nói (nghe) đã tệ, cung cách làm việc (xem ra) còn tệ hơn nhiều – theo như ghi nhận của G.S Nguyễn Văn Tuấn:

“Tôi vừa dự một hội nghị chuyên ngành từ Phú Quốc về, và trong thời gian ngắn ngủi đó cũng được nhìn thấy sự quan liêu và lãng phí ghê gớm trong các quan chức cao cấp ở nước ta.

Hội nghị thu hút khoảng 270 người đến tham dự, với sự tài trợ nhiệt tình của các công ti dược. Khách sạn Sasco Blue Lagoon Resort được chọn làm nơi tổ chức, và khách tham dự đã đặt phòng từ một tháng trước. 

Tưởng rằng đã đặt phòng thì chắc ăn sẽ có phòng để ở, nhưng ở Việt Nam ‘sự đời’ không đơn giản như thế. Một số khách đến ngày hội nghị, đến nơi check-in thì được biết là đã… mất phòng! 

Tại sao? Tại vì phái đoàn tùy tùng của ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ra thị sát hay đi holiday gì đó ở đảo Phú Quốc, và vì khách sạn là của Nhà nước, nên họ phải dành phòng cho tùy tùng của ông phó thủ tướng, và tống cổ khách đi khách sạn khác. Một kiểu làm business rất đặc thù của các công ti thuộc Nhà nước Việt Nam.

Chưa hết. Khoảng 10 khách mời và diễn giả (speakers) của hội nghị từ Hà Nội cũng không tham dự được, cũng chỉ vì người ta dành ưu tiên cho chuyến bay của ông Hoàng Trung Hải. Cần nói thêm rằng những người này đã mua vé máy bay (Vietnam Airlines) từ cả tháng trước. Nhưng bất chấp mọi qui luật business, Vietnam Airlines vẫn lấy chỗ của các hành khách này để cho đoàn tùy tùng của ông Hoàng Trung Hải! Một số còn ‘đau’ hơn, vì họ đã bay vào Sài Gòn, nhưng đành phải bay về Hà Nội chứ không có chỗ để đi Phú Quốc…

Sống ớ nước ngoài lâu, tôi chưa bao giờ chứng kiến cái cảnh bộ trưởng hay phó thủ tướng đi mà có xe cảnh sát dọn đường, chưa bao giờ chứng kiến cảnh bộ trưởng, thậm chí thủ tướng, ăn trên ngồi trước. 

Tôi cũng từng có cơ duyên gặp một hay hai bộ trưởng Úc nên thấy được phong cách bình dân của họ như thế nào. Thủ tướng Úc đi công tác các tiểu bang chỉ có 2 người (ông ấy và bảo vệ) và đi trên chuyến bay dân sự như mọi người dân khác. Còn ở Việt Nam, tôi thấy các quan chức cứ như là những ông trời hay thần thánh sao ấy.”

Nhà báo Trương Duy Nhất là một nhân chứng khác:

“Khách sạn Phương Đông, thành phố Vinh. Cửa vào thang máy có 3 khoang. Khoang chính giữa mở nhưng bị một tay bảo vệ mặc sắc phục vàng đứng ngáng giữa chặn lại. Vài người bước vào liền bị bảo vệ lôi ra. Tất cả khách muốn lên xuống phòng đều được hướng dẫn đứng xếp hàng chờ hai cửa khoang thang máy hai bên.

Tôi ngạc nhiên:

– Sao khoang giữa mở mà không cho ai vào?

Tay bảo vệ thật thà:

– Đây là chuyên khoang dành chờ Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.”

Nói tóm lại thì những ông PTT Việt Nam – gần đây – đều là những người gù về tài năng cũng như nhân cách. Câu chuyện ghế súp, tất nhiên, chưa chấm dứt ở đây. Báo Dân Trí lại hân hoan cho biết:

“Chiều 30/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ nhiệm hai Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chuyên trách và ba Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiêm nhiệm…”

Chỉ có Trời (may ra) mới biết là cái ông Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương làm cái mẹ gì ở đất nước này, nói chi đến mấy ông thổ tả được mệnh danh là Phó Trưởng Ban. Và ngay cả Trời chắc cũng không biết tại sao tất cả qúi ông “phó” này trông đều tươi vui sung sướng ra mặt như thế.

Sự hớn hở của họ khiến tôi nhớ đến một bức thư khiếu nại, đọc được cách đây khá lâu, trên Cơ Quan Ngôn Luận Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ TP HCM:

 “Tôi đặt vé xe qua điện thoại của doanh nghiệp vận tải Thanh Thủy để đi từ Vĩnh Long đến TP.HCM, nhưng đến lúc lên xe thì không được ngồi đúng số ghế đã đặt. Nhân viên nhà xe lý giải là do lỡ nhận số khách nhiều hơn số ghế của xe nên gây ra tình trạng dư khách và đề nghị tôi ngồi ghế ‘xúp’. Vì sợ công việc bị chậm trễ nên tôi buộc lòng phải chấp nhận.

Sau khi tới nơi, tôi gọi điện thoại đến đường dây nóng của doanh nghiệp để phản ánh. Tuy nhiên, người tiếp điện thoại (không chịu xưng tên, chỉ tự khẳng định mình là quản lý cấp cao của doanh nghiệp) không hề xin lỗi tôi về sự sai sót cũng như có hướng giải quyết thỏa đáng, mà còn trách tôi tại sao không chịu thông báo ngay lúc trên xe.

Tôi giải thích rằng tôi không thích tranh cãi ồn ào ở chốn đông người, muốn giữ hình ảnh của doanh nghiệp và không muốn phiền các hành khách khác trên xe. Tuy nhiên, người quản lý này cho rằng đã gọi là đường dây nóng thì phải gọi ngay lúc việc xảy ra, bây giờ về đến nhà thì nguội mất rồi, không chấp nhận xử lý bởi vì đó là lỗi của tôi không chịu gọi ngay. Tôi thấy doanh nghiệp này chưa tôn trọng khách hàng.”

Nguyễn Thị Bảo Ngọc (Vĩnh Long)

Chớ có “doanh nghiệp cách mạng” nào mà tôn trọng khách hàng nhưng phải chi khi bị ấn đầu ngồi xuống cái ghế (súp) Phó Chủ Tịch Nước mà Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Định, Nguyễn thị Bình, Trương Mỹ Hoa … cũng dám viết một cái thư lầu bầu mấy câu như trên thì cũng đỡ tủi cho oan hồn của MTGPMN – chút xíu.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.