Hôm nay,  

Từ Cháy Rừng Tại Miền Tây Nước Mỹ Đến Biến Đổi Khí Hậu

25/09/202000:00:00(Xem: 3473)

TU-CHAY-RUNG-TAI-MIEN-TAY-NUOC-MY-BIEN-DOI-KHI-HAU-02

Một xóm nhà trong rừng bị thiêu rụi dọc theo con đường Auberry Road trong khu vực Hồ Meadow Lake sau khi trận cháy rừng Creek Fire quét qua đây hôm 8 tháng 9 năm 2020 gần Hồ Shaver Lake, California. Thống Đốc California Gavin Newsom đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tiểu bang tại 5 quận của California sau khi nhiệt độ nóng kỷ lục đã châm ngòi cho nhiều trận cháy rừng vào cuối tuần Lễ Lao Động. Tình trạng khẩn cấp tiểu bang áp dụng đối với các Quận Fresno, Madera and Mariposa, San Bernardino và San Diego. (Photo Getty Images)


Năm nay, 2020, cháy rừng không những tại California mà còn bùng phát tại cả chục tiểu bang ở Miền Tây nước Mỹ làm hàng triệu mẫu tây đất rừng bị thiêu rụi. Tình trạng cháy rừng ngày càng trầm trọng.
Trong cuộc họp với Tổng Thống Donald Trump hôm 14 tháng 9 năm 2020, Thống Đốc California Gavin Newsom và nhiều lãnh đạo Miền Tây khác đều nói rằng cháy rừng sở dĩ ngày càng dữ dội là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Trong khi đó TT Trump cho rằng các tiểu bang Miền Tây đã không dọn sạch bụi cây và gỗ mục để cho cây cỏ dễ cháy chất đống trong rừng. “Khi cây ngã xuống sau một thời gian ngắn, khoảng 18 tháng, chúng sẽ biến thành cây rất khô. Chúng trở thành những que diêm… các bạn biết đó, không có nước đổ xuống và chúng trở nên rất, rất – chúng dễ bị cháy,” theo Trump phát biểu tại California hôm 14 tháng 9.

Phụ Tá Giáo Sư dạy về Lịch Sử tại Đại Học Oregon là Steven C. Beda, cũng là sử gia về môi trường đã nghiên cứu về các khu rừng tại Bở Biển Thái Bình Dương cho biết, trong bài viết về biến đổi khí hậu được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 16 tháng 9 năm 2020 rằng biến đổi khí hậu và việc quản trị rừng đều đóng góp vào các điều kiện cháy rừng hiện nay, và việc giảm nguy cơ cháy rừng đòi hỏi phải giải quyết cả hai vấn đề.
 
Trận chiến chống cháy rừng
 
Cháy rừng là một phần quan trọng của sinh thái của các khu rừng Miền Tây, theo Beda. Nhiều loại cây tùng hay cây có lá lớn phát triển mạnh trong khu vực này đòi hỏi phải đốt để thiêu hủy hạt của chúng. Những cây khác tùy thuộc vào đám cháy để làm sạch các bụi cây bên dưới và nhiều tàn cây rậm để dọn đất cho sự phát triển.

Đốt cháy cũng là phương tiện mà những người thổ dân tại Miền Tây dùng để quản trị đất đai của họ trước khi người Châu Âu tới định cư. Người Mỹ bản xứ thường đốt rừng để định hình các cuộc di cư, tạo điều kiện cho việc săn bắn hay khuyến khích sự phát triển của cây ăn trái. Ngày nay nhiều cộng đồng dân bản xứ vẫn quản trị các vùng đất của họ bằng việc đốt rừng.

Cháy rừng tự nhiên và việc đốt rừng của người dân bản địa đã giúp giữ các khu rừng Miền Tây khỏe mạnh, bảo đảm rừng đã không trở thành gỗ mục với sự phát triển bụi cây bên dưới hay sự lan tràn của những cây chết. Nhưng khi người da trắng định cư đến vào thế kỷ 19, họ đã xem cháy rừng là mối đe dọa đối với các nông trại, các trại nuôi súc vật và hoạt động lấy gỗ. Họ đã chiến đấu với các trận cháy rừng và hình sự hóa việc đốt rừng thiên nhiên.

Cho đến những năm đầu thế kỷ 20, chiến đấu chống cháy rừng tương đối chưa được tổ chức. Khi một trận cháy bùng phát, nhiều người trong các cộng đồng cùng nhau chữa cháy với các phương tiện mà họ có được và làm hết sức để kiểm soát. Nếu trận cháy do con người tạo ra thì họ đưa người phạm tội ra công lý.

Việc chiến đấu với cháy rừng đã thay đổi vào năm 1910 sau vụ cháy Big Burn, hàng loạt vụ cháy rừng lớn đã thiêu rụi hơn 3 triệu mẫu tây tại Idaho, Montana và Washington, đã thiêu hủy nhiều thị trấn và giết chết 87 người. Sở Lâm Nghiệp Hoa Kỳ đã được thành lập 5 năm trước đó đã bắt đầu huấn luyện và bảo trì các đội chống cháy rừng. Phần lớn thế kỷ 20, việc ngăn chận các trận cháy rừng là mục tiêu của họ.
 
Chính sách ngăn chận
 
Các chuyên gia hiện nay đồng ý rằng nhiều thập niên của việc ngăn chận cháy rừng đã làm cho nguy cơ cháy rừng tồi tệ hơn. Chính sách này đã gia tăng đống cây dễ cháy trong các khu rừng quốc gia mà theo nhiều hoàn cảnh khác nhau đã bị làm giảm bởi các ngọn lửa.

Phải cần thời gian để tạo các đống cây dễ cháy trong các khu rừng Miền Tây để gia tăng các mức độ nguy hiểm, phần lớn bởi vì chính sách ngăn chận trùng hợp với sự phát triển nhanh của kỹ nghệ gỗ. Suốt thế kỷ 20 các công ty gỗ đã thu hoạch nhiều ngàn tỉ cây gỗ từ các khu rừng quốc gia, được thúc đẩy bởi nhu cầu quân sự trong các trận thế chiến và rồi sau đó bởi sự bùng nổ nhà cửa thời hậu Thế Chiến Thứ Hai.

Vào cuối thập niên 1970s việc lấy gỗ bắt đầu giảm tại Miền Tây. Một nguyên nhân là sự cạnh tranh từ các công ty gỗ Miền Nam. Nguyên nhân khác là phong trào môi trường tranh tụng gia tăng đã trở nên thành thạo trong việc sử dụng các luật lệ môi trường liên bang để hạn chế việc lấy gỗ. Chẳng hạn, các nhóm bảo tồn đã làm việc để đưa loài cú có đốm phương bắc được liệt kê trong Luật Các Loài Gặp Nguy Hiểm trong năm 1990, một chiến lược cuối cùng dẫn tới việc lấy gỗ bị cấm tại nhiều triệu mẫu đất rừng tại Bờ Biển Thái Bình Dương.

Nhiều nhà hoạt động ủng hộ môi trường sợ rằng ngay cả các hành động quản trị rừng phi thương mại, như dọn dẹp bụi cây, làm mỏng loại cây mọc trên mặt đất và chặt bỏ các cây đã chết, có thể tái mở cửa cho việc lấy gỗ thương mại. Vì thế vào giữa thập niên 1990s, các tổ chức bảo tồn đã bắt đầu thách thức các hành động quản trị rừng thường lệ.

Và họ thường chiến thắng. Từ năm 1989 tới 2008, các nhóm môi trường đã lập 1,125 hồ sơ kiện chống lại Sở Lâm Nghiệp Hoa Kỳ tìm cách hạn chế việc lấy gỗ hay các hoạt động quản trị, và đã chiến thắng hay dàn xếp ngoài tòa 520 vụ kiện đó. Kết quả, cơ quan đã không thể thực hiện các hành động quản trị mà có thể đã làm giảm đi nguy hiểm của cháy rừng.
 
Ngày càng nóng và khô hơn
 
Khi các khu rừng tại Hoa Kỳ ngày càng trở nên dễ cháy hơn, thời tiết trên thế giới đã và đang thay đổi các cách có vẻ gia tăng các trận cháy rừng, theo Giáo Sư Beda.

Trong khi toàn thế giới đã nóng lên vì thải khí gia tăng, Bờ Biển Thái Bình Dương đã chứng kiến một số gia tăng nhiệt độ mạnh nhất. Khu vực này đã nóng lên 2 độ F kể từ năm 1900, và nhiều mùa hè qua trong khu vực đã trở nên nóng kỷ lục.

Nhiệt độ nóng này đã đi kèm theo bởi các trận hạn hán nghiêm trọng, mà các nhà khoa học cũng cho là phần lớn bởi biến đổi khí hậu. Trong khi lượng mưa đã tăng tại nhiều vùng khác của nước Mỹ trong nhiều thập niên gần đây, lượng mưa hàng năm trung bình tại các tiểu bang Miền Tây đã giảm đều từ năm 1950, đặc biệt tại California.

Được kết hợp với đống cây dễ cháy gia tăng trong các khu rừng quốc gia, những mùa hè nóng và khô này đã tạo ra các điều kiện hoàn hảo cho những trận cháy rừng. Những khu rừng rậm rạp với cây cối mọc ở dưới và cây chết sẵn sàng bùng cháy ở tia lửa nhỏ nhất.

Nhiều nhóm môi trường đã từng chống lại việc quản trị rừng bây giờ cởi mở kêu gọi việc quản trị tích cực hơn nữa tại các khu rừng quốc gia. Nhưng sự gia tăng các trận cháy rừng đã làm tốn ngân sách của cơ quan và làm khó khăn cho những nhà quản trị đất liên bang thực hiện hành động ngăn chận.

Thí dụ, trong khi ngân sách chung của Sở Lâm Nghiệp vẫn tương đối ổn định trong 2 thập niên qua, phần gia tăng của tài trợ của họ hiện phải được cam kết để chữa cháy, khiến cho càng ít tiền hơn đối với việc làm thưa cây và dọn dẹp các bụi cây ở dưới. Việc kiểm soát cháy rừng đã tăng từ 16% của ngân sách của cơ quan trong năm 1995 lên hơn 50% trong năm 2015.

Nói chung, các chính sách quản trị đã tạo ra những hộp bùi nhùi tại các khu rừng Miền Tây, và biến đổi khí hậu đã làm cho những hộp bùi nhùi đó sẽ bùng ra thành cháy rừng hủy hoại. Yếu tố thứ ba là sự phát triển đã mở rộng vào các khu vực mà trước đây là hoang dã, đẩy nhiều người và tài sản vào con đường thiệt hại.
 
Biến đổi khí hậu
 
Biến đổi khí hậu có nghĩa là sự khác biệt khí hậu trên Trái Đất hay khí hậu tại khu vực thường xuyên, theo www.en.wikipedia.org. Hiện nay biến đổi khí hậu là quan tâm chính tại nhiều nước. Biến đổi khí hậu có thể là nóng hơn hay lạnh hơn. Điều này gồm việc hâm nóng toàn cầu và làm lạnh toàn cầu.

Biền đổi khí hậu mô tả sự thay đổi trong trạng thái của khí quyển theo thời gian với quy mô từ nhiều thập niên tới hàng triệu năm. Những thay đổi này có thể được tạo ra bởi những tiến trình bên trong Trái Đất, các thế lực từ bên ngoài hay, gần đây là các hoạt động của con người.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài đáng kể trong nhiệt độ của khu vực hay toàn cầu qua một thời kỳ nào đó. Biến đổi khí hậu là những thay đổi không bình thường của khí hậu, và những ảnh hưởng của những thay đổi này tác động lên nhiều khu vực của Trái Đất. Các điển hình gồm việc tan chảy tảng băng tại Nam Cực và Bắc Cực. Những thay đổi này có thể mất hàng chục, hàng trăm hay có lẽ hàng triệu năm.

Một số người đã đề nghị cố gắng giữ sự gia tăng nhiệt độ của Trái Đất dưới 2 độ C (3.6 độ F). Vào ngày 7 tháng 2 năm 2018, báo The Washington Post tường trình về một nghiên cứu được thực hiện bởi các khoa học gia Đức nói rằng nếu cả thế giới xây dựng các nhà máy chạy bằng than đá mà đã được dự định, thì khí thải carbon dioxide sẽ tăng quá nhiều tới mức thế giới không còn có thể giữ được sự gia tăng nhiệt độ dưới mức hạn chế.
 
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lan rộng tới môi trường vật chất, hệ sinh thái và xã hội loài người. Nó cũng bao gồm nhiều thay đổi kinh tế và xã hội bắt nguồn từ cuộc sống trong một thế giới nóng hơn. Biến đổi khí hậu do con người gây ra là một trong những mối đe dọa lâu dài, theo www.en.wikipedia.org cho biết.
Nhiều ảnh hưởng vật chất của hâm nóng toàn cầu đã được chứng kiến, gồm các sự kiện thời tiết thái quá, sông băng co cụm, những thay đổi trong các sự kiện theo mùa như cây ra hoa sớm hơn, mực nước biển dâng cao, và giảm lượng băng ở Bắc Cực. Ảnh hưởng tương lai của việc hâm nóng toàn cầu tùy thuộc vào sự mở rộng các nỗ lực ngăn ngừa thực thi bởi nhiều quốc gia và giảm khí thải nhà kính. Biển bị acid hóa không phải là hệ quả của hâm nóng toàn cầu, nhưng thực sự có cùng nguyên nhân: sự gia tăng của khí carbon dioxide trong bầu khí quyển.

TU CHAY RUNG TAI MIEN TAY NUOC MY DEN BIEN DOI KHI HAU 04

Phá hủy môi trường sống. Nhiều động vật tại Bắc Cực sống dựa vào tảng băng trên biển, mà đã và đang biến mất trong lúc Bắc Cực đang nóng dần lên.(nguồn: www.en.wikipedia.org)


Biền đổi khí hậu cũng đã ảnh hưởng các hệ sinh thái và con người. Trong kết hợp với biến đổi khí hậu, nó làm cho tình trạng không an toàn của thực phẩm thêm tồi tệ hơn tại nhiều nơi và tạo áp lực lên nhu cầu nước sạch. Điều này khi kết hợp với các sự kiện thời tiết thái cực, dẫn tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe con người. Nhiệt độ gia tăng đe dọa đến sự phát triển bởi các ảnh hưởng tiêu cực đối với sự gia tăng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Ảnh hưởng xã hội của biến đổi khí hậu sẽ còn nhiều hơn bởi các nỗ lực của xã hội để chuẩn bị và thích ứng. Hâm nóng toàn cầu đã góp phần vào việc di dân tại nhiều khu vực trên thế giới.
Các chính sách biến đổi khí hậu ngắn hạn ảnh hưởng đáng kể đến các tác động biến đổi khí hậu dài hạn. Các chính sách giảm thiểu nghiêm ngặt có thể hạn chế việc hâm nóng toàn cầu (vào năm 2100) tới khoảng 2 độ C hay thấp hơn, tương đương tới mức tiền thời kỳ kỹ nghệ. Không có sự giảm thiểu, nhu cầu năng lượng gia tăng và việc sử dụng mở rộng của nhiên liệu hóa thạch có thể dẫn tới việc hâm nóng toàn cầu khoảng 4 độ C. Với cường độ cao hơn của hâm nóng toàn cầu, càng có vẻ các xã hội và hệ sinh thái sẽ gặp phải những giới hạn về cách họ có thể thích nghi bao nhiêu. Việc hâm nóng càng mạnh hơn làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực.
 
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con người
 
Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên con người, hầu hết vì nóng lên và các thay đổi trong lượng mưa, đã được phát hiện trên toàn thế giới, theo www.en.wikipedia.org. Các ảnh hưởng khu vực của biến đổi khí hậu hiện có thể quan sát trên tất cả các lục địa và khắp các đại dương, với các vùng ở vĩ độ thấp, ít phát triển đang đối diện nguy cơ lớn nhất. Bắc Cực, Phi Châu, các đảo nhỏ, và các lưu vực sông lớn tại Á Châu bị ảnh hưởng đặc biệt bởi biến đổi khí hậu.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã phỏng đoán rằng từ năm 2030 tới 2050, biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ gây ra 250,000 người chết mỗi năm, từ suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và căng thẳng vì nóng. Các ảnh hưởng của con người gồm các ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết thái cực, dẫn tới thương tích và mất mạng, cũng như các ảnh hưởng gián tiếp, như thiếu dinh dưỡng vì mùa màng thất thu. Nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau dễ dàng bị lây lan trong khí hậu nóng hơn, như bệnh sốt xuất huyết, ảnh hưởng trẻ em nghiêm trọng nhất, và sốt rét. Trẻ em bị tổn hại nhất đối với việc thiếu thực phẩm, và cùng với người lớn, đối với nhiệt độ nóng thái cực. WHO đã xếp hạng các ảnh hưởng sức khỏe của con người từ biến đối khí hậu như mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21.

Từ năm 1981 tới 2010, biến đổi khí hậu đã làm giảm nhiều vụ mùa màng của bắp tới 4.1%, mì tới 1.8%, và đậu nành tới 4.5%. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng tương đương với các mức vào cuối thế kỷ 20 mang đến nhiều nguy cơ hơn cho sự an toàn thực phẩm trên toàn cầu và khu vực. Nông sản sẽ có thể bị ảnh hưởng âm trong các quốc gia ở vĩ độ thấp, trong khi các ảnh hưởng tại các nước ở các vĩ độ phía bắc thì có thể ảnh hưởng dương hay âm. Cứ gia tăng mỗi độ C trong nhiệt độ trung bình toàn cầu thì có thể, trung bình, giảm sản lượng mì trên toàn cầu 6.0%, gạo 3.2%, bắp 7.4%, và đậu nành 3.1%. Có tới 183 triệu người trên thế giới, đặc biệt những người nghèo, đang đối diện nguy cơ đói như là hệ quả của những ảnh hưởng này. Các khu vực tùy thuộc vào nước sông, các khu vực đã khô và các đảo nhỏ cũng đang đối diện nguy cơ thiếu nước gia tăng vì biến đổi khí hậu.

Các ảnh hưởng của việc hâm nóng lên hải sản đã tác động đến sự phát triển, sinh sản, và sống còn của các nguồn cá toàn cầu. Nhiều phân tích gần đây về các trữ lượng toàn thế giới cho thấy rằng việc bắt cá tối đa đã giảm 4% kể từ năm 1930, dù có sự khác biệt theo địa lý đáng kể trong chiều hướng này, với trữ lượng ở hai cực địa cầu cho thấy gia tăng. Ngay cả theo sự lạc quan hơn về các tình huống biến đổi khí hậu, việc đánh bắt cá toàn cầu được dự đoán sẽ còn giảm từ 4% tới 8% vào giữa thế kỷ này, với sự gia tăng ngoại lệ tại Bắc Băng Dương.

Biến đổi khí hậu đã làm tăng mức quân bình kinh tế toàn cầu, và được dự đoán sẽ còn tiếp tục. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất được dự đoán xảy ra tại vùng sa mạc Sahara của Phi Châu và Đông Nam Á, nơi tình trạng nghèo đói đã trầm trọng. Ngân Hàng Thế Giới (WB) phỏng đoán rằng biến đổi khí hậu có thể khiến 120 triệu người bị đói vào năm 2030. Các mất quân bình hiện nay giữa đàn ông và đàn bà, giữa giàu và nghèo, và giữa các chủng tộc khác nhau đã trở nên tồi tệ hơn như hệ quả của biến đổi khí hậu.

TU-CHAY-RUNG-TAI-MIEN-TAY-NUOC-MY-DEN-BIEN-DOI-KHI-HAU-03

Nhiều chiếc xe được nhìn thấy đậu trên đường bị ngập lụt khi Bão Sally đi qua khu vực hôm 16 tháng 9 năm 2020 tại thành phố Pensacola thuộc tiểu bang Florida. Trận bão đã mang mưa lớn, gió mạnh và bão nguy hiểm tới khu vực này.(Photo Getty Images)

 
Thay lời kết
 
Trong bản tin của CNN hôm 21 tháng 9 năm 2020, cho biết rằng nhiều nhà khoa học đã từ lâu nhận thức được rằng nhiều dấu vết của hâm nóng toàn cầu đã phủ lên tất cả những trận cháy rừng và rất nhiều thiên tai khác. Và nhiều tai họa tồi tệ hơn có thể đang ló dạng ở chân trời. Con người càng làm cho hành tinh nóng bao nhiều, thì nhiệt độ nóng, khô hạn càng tạo ra nhiều trận cháy rừng bấy nhiêu.

Tháng 8 vừa rồi là nóng kỷ lục tại California, theo Cơ Quan Hải Dương và Khí Quyển Quốc Gia cho biết. Cứ mỗi 6 năm qua thì ít nhất từ 1.8 tới 3.6 độ F nóng hơn mức trung bình lịch sử.

Theo Đánh Giá Khí Hậu Quốc Gia, bản xem xét “tình trạng khoa học” lớn về biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng được dự đoán lên Hoa Kỳ, nóng thêm 2.5 độ F có thể được dự đoán sẽ xảy ra trong vài thập niên tới bất kể việc thải khí trong tương lai như thế nào.

Các nhà khoa học dự đoán rằng 13 triệu người Mỹ có thể sẽ bị buộc di cư vào năm 2100 vì mực nước biển dâng cao tại các khu vực dọc theo bờ biển.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.