Hôm nay,  

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Nỗi Đau Còn Đó!

23/09/202016:27:00(Xem: 8553)

                                


Cuối tháng 11 năm 1967, Đại đội 17 – Khóa 25 Sinh viên sĩ quan Thủ Đức chúng tôi được vinh dự làm Đại đội dàn chào, khánh thành Đài Tử Sĩ  của Nghĩa trang quân đội Biên Hòa vừa được Công binh xây dựng. Trung tướng Trần văn Trung – Tổng cục chiến tranh chánh trị- thay mặt Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa  khánh thành . Toàn Đại đội sinh viên sĩ quan chúng tôi trong quân phục vàng , đứng dàn chào hai hàng từ ngoài  đường , dưới chân Bức tượng Thương Tiếc , dài vào đến chân đài Tử Sĩ . Hàng quân chắc dài hơn 200 mét . Trên bậc thang đi lên Đài Tử Sĩ thì tay trái mỗi sinh viên đều cầm thêm bó đuốc đang cháy. Quang cảnh buổi lễ vô cùng trang nghiêm , lắng đọng .

Sau khi  Tướng Trung đọc xong diễn văn , thì nghe có tiếng  ai đó tiếp đọc sang sảng bài văn tế dài cả tiếng đồng hồ. Chen lẫn trong từng đoạn là tiếng tiêu ai oán như gọi hồn núi sông. Có khi là tiếng trống trận bừng bừng khí thế . Rồi tiếp theo là nhạc chiêu hồn tử sĩ trỗi lên nhè nhẹ , hòa trong bài văn tế . Lúc đó toàn vùng đồi nghĩa trang vang lên nhiều âm thanh lẫn lộn , hòa tan vào nhau , khi nhặt khi khoan , lúc hùng dũng , lúc nhẹ nhàng , làm cho tâm hồn mọi người hiện diện nơi đó như say như tỉnh . Ai cũng thấy rợn người , cảm giác như  có hàng ngàn hàng vạn oan hồn đang tụ tập mọi nơi trong vùng đồi thấp nầy . Tiếng trống  rộn ràng như thúc  giục lên đường , hòa tan trong tiếng tiêu nhè nhẹ trong mây:

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi

Buổi lễ kéo dài hơn 2 giờ mới kết thúc mà dư âm còn lắng đọng trong lòng mọi người quá nhiều nỗi xót xa ngậm ngùi. Năm đó vì mới xây dựng , nên Nghĩa trang chỉ mới có chừng ngót  một ngàn ngôi mộ. Sau nầy khi chiến sự leo thang , tốc độ mai táng tử sĩ càng ngày càng gia tăng . Nhất là khi cuộc chiến leo thang đến chót đỉnh vào mùa Hè đỏ lửa năm 1972 . Tử sĩ chở về nghĩa trang càng nhiều thì thành phần cơ hữu của nghĩa trang cũng phải gia tăng theo . Họ là thành phần tạp dịch , lo việc hậu sự của tử sĩ như : tắm rửa tử thi , tẩn liệm , đào huyệt , xây mộ … Từ một trung đội thành một đại đội khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975 .

Song song đó , Công binh cơ giới cũng bận rộn không kém . Họ tiếp tục đào đấp , xây cất thêm những công trình khác .Theo sơ đồ tổng quát toàn khu như đường sá ngăn chia từng khu mộ , bức tường Vành Khăn Tang …Vào sâu trong trung tâm nghĩa trang , còn có đài Tử Sĩ được xây trang trọng trên ngọn đồi thấp có hàng trăm bậc thang đi lên. Trước đài có cổng Tam quan uy nghi… Giữa nghĩa trang là một tháp xi măng cao 43 mét gọi là Trung Dũng Đài , Chung quanh Trung Dũng Đài là một bức tường lớn hình tròn  gọi là Vành Khăn Tang. Không biết ai đặt tên cho bức tường nầy Vành Khăn Tang ? Sao mà nghe ai oán , thê lương , não lòng cho người sống và cả cho những linh hồn người lính đã trở về  cùng cát bụi , đã nằm im lìm theo năm tháng đi qua . Từng dãy mồ tiếp nối , dài thêm theo từng ngày , từng tháng . Bia mộ  nằm thẳng hàng , yên lặng , bình đẳng , hàng hàng , lớp lớp , mút mắt cho đến cuối chân đồi.  Việc xây thêm  mồ mả đó dừng lại vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 . Như một định mệnh , như một sự an bài! 


Nghia-trang-Bien-Hoa-1.jpg

Trung Dũng đài , trước cao 43 mét , nay phần thép 10 mét trên ngọn đã bị cắt mất.


Lúc khánh thành thì nghĩa trang chỉ có ngót nghét ngàn ngôi mộ . Thế mà khi cuộc chiến chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 , tổng số mộ phần ở đây đã lên gần 16 ngàn ngôi mộ . Đó là chưa kể nhiều tử sĩ  đã được thân nhân đưa về  đất nhà , mà con số nầy thì vô phương  tổng kết . Tại nghĩa trang nầy cũng có hơn  mười ông Tướng nằm chung với thuộc cấp của mình . Trong số đó có Đại tướng Đỗ Cao Trí . Nằm lại bình đẳng – Huynh đệ chi binh .

 Theo đồ án dự trù xây cất thì chung quanh vành tròn bức tường Vành Khăn Tang nầy , sẽ thi công nhiều công trình điêu khắc nghệ thuật ghi lại những chiến tích oai hùng chống ngoại xâm của dân tộc ta qua các triều đại , từ thuở vua Hùng mở nước kéo dài cho đến ngày nay . Việc thi công trên còn đang tiếp diễn hàng ngày,  thì xảy ra biến cố  30 tháng 4 năm 1975 . Những phá hoại lớn bắt đầu từ đó ở nghĩa trang nầy qua nhiều bàn tay của bên thắng cuộc . Chính quyền Cộng sản quản lý nghĩa trang nầy cắt bỏ 10 mét phần đầu của Nghĩa Dũng đài đem đâu mất , phần nầy bắng thép , chắc mắc . Bức tượng Thương Tiếc bị xe cần cẩu giựt sập , chở đi biệt tăm . May quá có một ký giả người Pháp chụp được hình lúc pho tượng bị kéo sập, phổ biến lên mang nên nhiều người xem được . Còn nhiều thứ  trong nghĩa trang bị đánh cắp , chia chát nhau không ai dám kiểm soát . Con cóc làm sao dám kiện ông Trời ? 

Đứng trên khu vực dưới chân Nghĩa Dũng đài, ta thấy cả một cánh đồng mộ chí trùng trùng điệp điệp, dài đến mút mắt . Một quang cảnh tiêu điều , hoang vu nhưng lại có giá trị lịch sử , trong suốt thời gian điêu tàn vận nước vừa qua:

                    Tủi thân người lính nằm trong mộ

                    Nợ máu xương nầy …biết hỏi ai ?

                   Đêm bấc hồn oan theo bóng đóm

                   Vật vờ ghềnh bãi …ánh ma trơi

                     

Đại đội 17 –Khóa 25 Sinh viên sĩ quan trừ bị Thủ Đức chúng tôi , vào tháng 11 năm 1967 , là những nhân chứng tận mắt ngày bắt đầu xây dựng Nghĩa trang quân đội Biên Hòa . Và nhiều sinh viên  khóa 25 nầy còn sống sót cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong đó có tác giả , lại cũng chứng kiến sự khép cửa Nghĩa trang vĩnh viễn . Một giai đoạn đau buồn của đất nước Việt Nam đã đến và cũng đã đi qua . Cầu xin anh hồn của 16 ngàn tử sĩ cùng độ trì, phù hộ cho Nghĩa trang không bị tàn phá tiếp . Xin hỏi núi cao , xin hỏi sông dài , hỏi em bé lên ba , hỏi bà già tám chục , thì chắc chắn rằng  hồn thiêng sông núi và toàn dân  Việt đều một lòng  muốn bảo vệ  Nghĩa trang yêu dấu nầy . Lúc nào toàn dân ở trong nước cũng như ở hải ngoại  cũng dành một góc trang trọng trong lòng , tôn kính những người con anh hùng đã nằm xuống. Mười sáu ngàn tử sĩ nầy đã đem máu đào bảo vệ từng tấc đất ngọn rau và họ đã đền nợ nước . Mà than ôi ! Kết quả khác nào như việc làm vô ích của những con dã tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì ? Xin đọc bài thơ  Nghĩa trang  dưới đây:

Nghĩa trang 

Ở đây lớp lớp mồ vô chủ

Nào có ai dành một nén hương ?

Ở đây tối tối hồn oan khóc

Tiếng dế đêm sâu não nuột buồn


Bao nhiêu mộ chí nằm nghiêng đổ

Bạn với trâu bò mỗi giấc trưa

Lối nhỏ hoang tàn gai mắc cỡ

Nào ai thăm viếng lúc sang mùa ?


Người từ tuyến lửa chở về đây

Tử sĩ Binh Long ngăn đá đầy

Từng dãy Poncho về bãi H.

Trực thăng lên xuống bụi mù bay


Về đây rũ sạch trần duyên cũ

Lặng lẽ đi về cõi tịch liêu

Về đây hoàn tất phần chung sự

Đồi thấp thiên thu lộng gió chiều


Ở đây bình đẳng nằm thanh thản

Kẻ trước người sau…những dãy mồ

Ở đây tất cả là huynh đệ

Mật thiết nhau từ mảnh vải sô


Đồi vắng chiều hôm ai đứng đó

Bàng hoàng lịch sử đã sang trang

Xa xa Châu Thới xanh màu núi

Thánh giá nghiêng xiêu lệ mấy hàng


Người sống hôm nay còn thẹn mặt

Với hồn tử sĩ với trăng sao

Ngoài kia pho tượng …đi đâu mất

Chiếc bệ còn nguyên nỗi nghẹn ngào


Ở đây tháng Bảy mùa ân xá

Luống những điêu tàn chẳng khói hương

Ai thỉnh cho hồi chuông siêu độ ?

Giải oan hồn phách lạc mười phương


Bao nhiêu suối lệ , bao nhiêu máu

Rồi cũng ô hô kiếp dã tràng

Một sớm Xuân về nghe bão tới

Sơn hà xao xuyến lệ dầm chan


Từ đấy miền Nam…thành khánh tận

Sạch trơn bờ cõi…trắng tay chung

Nổi trôi vận nước bèo mây dạt

Xí xóa cho rồi cuộc phế hưng


Tủi thân người lính nằm trong mộ

Nợ máu xương nầy …biết hỏi ai ?

Đêm bấc hồn oan theo bóng đóm

Vật vờ ghềnh bãi …ánh ma trơi


Nhân chứng là đây…từng dãy mộ

Đoạn trường  chi lắm núi sông ơi !

Có nghe tiếng quốc buồn bi thiết

Hòa tiếng mưa rơi cuối…cuối trời


Hồ Thanh Nhã



Thương-Tiếc-8.jpg

Bức tượng Thương Tiếc trước năm 1975 – Và Bức tượng Thương Tiếc bị giật đỗ sau năm 1975 .


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.