Hôm nay,  

Hoài Niệm Vu Lan

20/09/202013:50:00(Xem: 3233)
vu-lan-pghh-1
(Hình tài liệu Viêt Báo.)



Mỗi độ thu sang, lá vàng lá úa xác xao rụng rơi trong gió, như âm vang ai oán của điệu vãn than cuối cùng, đang cuốn trôi vào định luật vô thường của vũ trụ, rồi hóa kiếp về cùng cát bụi, đắm chìm trong sương khói của thời gian…

Tôi chợt nhớ mùa Vu Lan đang đến, vội cài lên ngực áo đóa hồng trắng, nghe lòng tê tái một niềm đau. Nhìn cánh hoa tang bất hạnh đã gắn liền trên ngực áo của tôi, của những người con, những chúng sanh vì nghiệp nặng phước mỏng, đã sớm vắng bóng mẹ hiền... để rồi cả một đời còn lại sẽ phải lang thang lạc lõng khắp hang cùng, ngõ hẹp, để tìm bóng dáng của tình thâm, dù vẫn biết rằng: sự hiện hữu của Tổ Tiên tôi, của ông bà tôi và cả cha mẹ tôi nữa, vốn dĩ luân lưu trong huyết thống… Chính cội nguồn thương yêu thiết tha đó vẫn luôn nhắc nhở chúng ta công lao tạo dựng nên “thân mạng” cho những người con được sanh ra trên cõi đời nầy, điều mà đã in sâu trong tâm thức của chúng ta. Đó là một ý nghĩa nhân văn sâu sắc nằm trong một truyền thống biết yêu thương và mang ơn Tổ Tiên ông bà cha mẹ của mình. Đó là ân đầu tiên trong bốn trọng ân mà  Đức Tôn Sư đã ân cần nhắc nhở chúng ta như:

“Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn phận phải biết ơn tổ-tiên nữa.

Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ còn đang sanh tiền, có dạy ta những điều hay lẽ phải ta rán chăm-chỉ nghe lời, chớ nên xao-lãng làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhân-đạo, ta rán hết sức tìm cách khuyên-lơn ngăn-cản. Chẳng thế, ta cần phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi-bệnh hoạn ốm đau, gây sự hòa-hảo trong đệ huynh, tạo hạnh-phúc cho gia-đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa-mãn. Rán cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ. Lúc cha mẹ quá vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu-thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm-luân.

Còn đền ơn tổ-tiên, là đừng làm điều gì tồi tệ, điếm nhục tông môn, nếu tổ-tiên có làm điều gì sai lầm, gieo họa đau thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu cầu và hy-sinh đời ta làm điều đạo-nghĩa, rửa nhục tổ-đường”.

Ân dầy nghĩa nặng của cha mẹ có thể kết thành những dòng thơ mật ngọt, tuyệt tác, cao vời nhất. Hạnh hiếu được coi là một đức tính cao đẹp nhất, được đề cao nhiều nhất mà bút mực không sao nói hết cái trọng ân của cha mẹ.

Chúng ta, phải hiểu ơn công lao bể trời của đấng sanh thành để chúng ta biết gần gũi yêu thương, chăm sóc ngay mẹ cha khi còn sanh tiền. Đừng chần chờ vì vô thường sẽ đến trong phút giây, đừng để hối tiếc, đừng để một ngày mai bóng tối bao trùm mà hạnh hiếu ta chưa kịp đáp đền. Đức Tôn Sư cũng thường nhắc nhở trong Sấm Thi Quyển Ba:

“Nếu ai biết chữ tu trì,
Cha mẹ còn sống vậy thời cho ăn.
Không làm để ở lung lăng,
Chưởi cha mắng mẹ lăng xăng thiếu gì.
Ở cho biết nhượng biết tùy,
Vui lòng cha mẹ vậy thời mới ngoan”.

Và hơn hai ngàn năm trước, thời Đức Phật còn tại thế, trong một lần du hành Ngài gặp một đống xương khô, Ngài liền dừng lại đảnh lễ. Ngài Anan liền hỏi Phật vì sao mà phải lễ bái đống xương khô, Đức Phật dạy rằng: “Đống xương khô này hoặc Tổ Tiên đời trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta phải chí tâm kính lễ”.

Đức Phật cũng dạy ân đức cha mẹ khó đền đáp dù các con có báo hiếu bằng cách cắt thịt da dâng cho cha mẹ lúc cha mẹ đói khát cũng như dù có đốt thân cúng dường chư Phật cũng không đáp được công ơn cha mẹ.

Ngoài việc giữ tròn chữ hiếu với cha mẹ Đức Phật cũng dạy: Vì bổn phận làm con, chúng ta cũng phải biết khuyến khích cha mẹ thực hành thiện pháp. Chúng ta cũng cần làm các việc có lợi ích cho mọi người như bố thí và luôn thể hiện để quảng bá tư tưởng hiếu đạo đến mọi người, để luôn nhớ chữ hiếu trong Đạo Phật vô cùng quan trọng. Đạo Phật cũng được gọi là Đạo Hiếu, để biết rằng: Có gì sung sướng bằng, khi chúng ta còn mang trên ngực áo cánh hoa hồng thắm. Sự hiện hữu của cha mẹ trong gia đình khác nào sự hiện hữu của thiên thần, còn cha còn mẹ là còn thiên đường của cuộc đời, còn được lẽ sống ngày mai vì: “Trên vạn nẻo đường khó khăn về bến giác cha mẹ là vì sao sáng của vũ trụ bao la để hướng dẫn đời chúng ta ở con đường thiện lành mà hạnh hiếu là hạnh đầu tiên để chúng sanh lần bước vào cõi Phật”.

vu-lan-pghh2
(Hình tài liệu Viêt Báo.)



Hiếu là gốc là bước đầu căn bản để hành xử đạo nhân, đạo làm người và lòng yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ lẫn đồng bào dân tộc. Ai mà không làm được những điều căn bản đó thì sẽ không phải là người tốt trong xã hội được. Chúng ta đã thấm nhuần căn bản giáo lý của nhà Phật, nên chúng ta phải thông hiểu cái đạo lý nầy:“Tột cùng thiện là hiếu, tột cùng ác là bất hiếu”.


Muốn đạt được tâm Phật không gì hơn gìn tâm hiếu. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng nét đẹp tươi thắm của một đóa hồng nhung, mùi hương nồng nàn từ đấng sanh thành đã khó nhọc một quãng đời dài lao lý mà họ đã ban tặng cho chúng ta. Chúng ta đang hạnh phúc vì trên cõi vô thường thế gian vẫn còn có cha mẹ để mà phụng dưỡng, đền đáp phần nào công lao biển trời, sung sướng vì trên ngực áo của ta luôn có cánh hồng nhung, một đóa hồng duyên nghiệp mà chúng ta đã tác tạo nhiều đời kiếp.

Bông hồng cài áo là một phong tục đẹp và cao quí mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đề xướng, chọn hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan, lễ mẹ hằng năm của nhà Phật, và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962 vào mùa Vu Lan với mục đích để nhắc nhở cho con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, Tổ Tiên, mặt khác cũng nhắc cho chúng ta nhớ ơn những đóng góp to lớn của những anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Đồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hóa nhân dân, đó là “Uống nước phải nhớ nguồn”, nhắc nhở mỗi con người của chúng ta bài học sâu sắc về chữ hiếu thiêng liêng và trọng trách của một người con. Chính vì vậy mà người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng không bao giờ quên được lời vàng ngọc của Tôn Sư trong quyển sấm thi bài Giải Thoát Cửu Huyền:


“Rán tu đắc đạo cứu Cửu Huyền,
Thoát chốn mê đồ đến cảnh Tiên.
Ngõ đáp ơn dày công sáng tạo,
Cho ta hình vóc học cơ huyền”.
Và hơn thế nữa người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng nằm lòng ghi nhớ để sớm ngày ân cần tu tập, thực thi lời giáo huấn của Ngài trong Quyển Ba của Sấm Giảng Thi Văn:
“Tu cầu cứu vớt Tổ Tông,
Với cho bá tánh máu hồng bớt rơi.
Tu cầu cha mẹ thảnh thơi,
Quốc vương thủy thổ chiều mơi phản hồi”.

Lễ Vu Lan cũng được phát nguồn từ sự tích Tôn Giả Mục Kiền Liên, một trong những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Vì thương nhớ người mẹ vắng bóng, nên Ngài đã dùng thần thông tìm khắp các cõi. Thấy mẹ đang bị đọa vào cảnh ngạ quỷ, đói khát và bị hành hạ rất là khổ sở. Ngài liền đem cơm dâng cho mẹ. Nhưng, than ôi! Cơm đưa tới miệng thì bị hóa thành lửa. Ngài rất là đau lòng, vội vàng trở về xin gặp Đức Phật và xin với Phật, một cách thức để cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Mẹ ông vì nghiệp ác quá nặng, một mình ông không thể cứu được, ông hãy nhờ vào oai lực của các chư tăng mười phương, trong ngày rằm tháng bảy”.
Y lời dạy của Phật, Bồ Tát Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ. Phật cũng dạy chúng sanh: “Ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng cần làm theo cách nầy” và từ đó lễ Vu Lan ra đời.

Rằm tháng bảy âm lịch cũng là ngày “Xá Tội Vong Nhân” mà nhân gian gọi nôm na là ngày cúng thí thực, nên người ta sắm lễ vật và rất nhiều thức ăn, hoa quả để cúng dường các Đại Đức, Chư Tăng, Ni để các ngài nhơn danh Tam Bảo mà cầu nguyện cho Cữu Huyền Thất Tổ, thập loại chúng sanh khỏi bị đọa ở cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh... đồng thời cũng thí thực cho những vong hồn đang đói khổ, chưa siêu thoát, không nơi nương tựa không người cúng kiến.

Trong dịp nầy hầu hết các chùa cũng như các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khắp nơi trên thế giới, trong tinh thần từ bi, và vì muốn cứu vớt mang tha lực đến các chúng sanh trong các cõi…mặt khác cũng trang nghiêm cầu siêu cho cha mẹ tổ tiên nhiều đời, nhiều kiếp được siêu thoát.

Ngày Rằm tháng Bảy cũng còn được gọi là ngày Tự Tứ. Vì thể lòng từ bi, nên tất cả các Tăng Ni phải tu học trong ba tháng an cư kiết hạ, kể từ rằm tháng tư cho đến hết rằm tháng bảy, vì thời tiết ở Ấn Độ xưa, ba tháng nầy mưa liên tục, đất rất là ẩm ướt, các loại côn trùng bò lên đầy đường. Tăng Ni đi khất thực sẽ dẫm đạp lên côn trùng, làm chết hại những chúng sanh nhỏ bé và cũng để tự mình tu học, để thấy những sai trái của mình. Đó là việc làm rất hay và hữu ích cho việc tiến tu. Người lớn thương chỉ lỗi, người nhỏ giác ngộ nhận lỗi và sửa đổi thì mới thành người tốt. Do đó, Đức Phật rất vui, nên ngày Tự Tứ cũng được gọi là ngày Phật hoan hỷ.

Nhân mùa Vu Lan, chúng tôi xin chia sẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của “Chữ Hiếu” trong tinh thần hiếu đạo, nhớ ơn sanh thành trong ý nghĩa “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, nghĩa sanh thành muôn kiếp khó đáp đền”. Tất cả chúng ta được tác thành sinh mạng trên cõi đời nầy bởi tình yêu thiêng liêng của Tổ Tiên cha mẹ, tạo nên nền văn hóa nhân bản đầy tình thương, biết thọ ơn nhau để chan hòa trong tình thương đại chúng, chính những cội rễ văn hóa nhân loài đó đã mang một phương thức đền đáp ân nghĩa sanh thành, dưỡng dục để xây dựng một lối sống cao đẹp ứng xử trong trời đất và trải nghiệm với muôn vàn các mối liên hệ nhau để tồn tại và phát triển và cũng để cùng nhau hướng tâm tu học chuyển hóa thân tâm, thoát khỏi khổ đau.

Nhân mùa báo hiếu, chúng ta hãy cùng nhau thông qua lễ hội Vu Lan để yêu thương nhau, để luôn biết ơn cha mẹ ông bà và luôn hướng về gia đình và hãy luôn nhớ lời dạy vàng ngọc của Đấng Tôn Sư, hầu thấm nhuần bốn đại trọng ân mà Ngài đã ân cần nhắc nhở cho chúng ta, cho tín đồ của Ngài, trong đó có ân đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hành, hy sinh gắng gổ mới mong làm tròn bổn phận của người Học Phật Tu Nhân, đó là: “Ân Tổ Tiên Cha Mẹ”. Hãy cùng nhau tạo phúc lành, cùng nhau hưởng hồng ân của đất trời, để được an trú trong miền đất an lạc, Niết Bàn trong cõi trần nầy vậy.

Lê Yến Dung (Vu Lan Tháng 7 Al/2020)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.