Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Ba Cuộc Cách Mạng Xã Hội và Ba Mô Hình Kinh Tế Tư Bản Mỹ (Bài 27)

18/09/202014:31:00(Xem: 10904)

Một cách khái quát, nước Mỹ:

  1. thành hình năm 1776 theo mô hình kinh tế tự do của Adam Smith;

  2. mở rộng vai trò của nhà nước theo dạng Dân Chủ Xã Hội của John M. Keynes qua các chính sách New Deal của TT Roosevelt (1933) và Great Society (1964) của TT Johnson;

  3. trở lại với thị trường tự do theo Milton Friedman từ lúc TT Reagan đắc cử năm 1980.


Các nhà lập quốc Mỹ và Adam Smith, Roosevelt-Keynes và Reagan-Friedman sống cùng giai đoạn nên phải đối diện với những thách đố chung vào các khúc quanh lịch sử: cách mạng cơ khí, cách mạng Nga 1917, Đại Khủng Hoảng 1929, Hitler thập niên1930, Chiến Tranh Lạnh và Việt Nam 1950-80, toàn cầu hóa 1990… Cho nên tư tưởng của Adam Smith, Karl Marx, Keynes, Friedman, và gần đây nhất là Thomas Piketty (sau cuộc Đại Suy Trầm 2008) cùng sự tiến hóa của mô hình kinh tế tư bản kiểu Mỹ không phải đơn lẻ “từ trên trời rơi xuống” mà là kết quả của những tranh luận gay gắt ở các giai đoạn thăng trầm làm thay vận mệnh nhân loại. Bài này vén một bức màn tí teo nhìn vào ba khúc ngoặc trọng đại nói trên ở Mỹ.


Khi Hoa Kỳ thành hình năm 1776 vai trò của nhà nước trong kinh tế rất hạn chế chỉ để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, đất đai, tài sản cùng giải quyết kiện tụng thương mại. Thị trường tự do được điều hành bởi bàn tay vô hình (the invisible hand) của Adam Smith. 


Thế Chiến Thứ Nhất rồi sau đó là cách mạng Nga 1917, Đại Khủng Hoảng 1929 lần lượt xãy đến có vẻ đúng như tiên đoán của Karl Marx rằng chủ nghĩa Tư Bản đang tàn lụn. Nhưng đại chiến thứ nhất cùng đại khủng hoảng toàn cầu lại sản sinh thêm trào lưu Quốc Xã tuy đối nghịch nhưng nguy hiểm không kém Cộng Sản.


Cho nên kinh tế gia John M. Keynes chủ trương không thể để mặc bàn tay vô hình của Adam Smith điều tiết thị trường tự do. Trái lại nhà nước bắt buộc phải mang trọng trách giải quyết nạn thất nghiệp, tình trạng giàu nghèo và bất công xã hội để ngăn chận bạo loạn và sự trổi dậy của cực đoan cánh tả (Mác Xít) hay cánh hữu (Phát Xít). Keynes vốn ưa chuộng nếp sống tư sản và tự do nên đưa ra mô hình Dân Chủ Xã Hội như một giải pháp ngăn chận độc tài Cộng Sản (Lenin-Stalin) và độc tài Quốc Xã (Hitler).


Dù Keynes ở Anh Quốc nhưng Âu Châu lúc đó vẫn còn thuộc địa và bị xâu xé giữa các quyền lợi quốc gia nên không xây dựng Dân Chủ Xã Hội. Ngược lại để đối phó với Đại Khủng Hoảng 1929 Tổng Thống Roosevelt ở Mỹ cho ra đời kế hoạch New Deal (1934) gồm trợ cấp thất nghiệp và xã hội (Social Security Act). Dân Mỹ phản đối chiến tranh nên cô lập không can thiệp ra ngoại quốc từ sau Thế Chiến Thứ Nhất. Cho nên mô hình Dân Chủ Xã Hội theo Keynes phát triễn ở Hoa Kỳ sớm hơn Châu Âu.


Vai trò của nhà nước Mỹ tăng vọt theo chi phí cho Thế Chiến Thứ Hai; sau đó là các kế hoạch đầu tư hạ tầng (hệ thống xa lộ liên bang) và giáo dục cho cựu quân nhân (GI Bill) để giải quyết thất nghiệp sau chiến tranh. Đồng thời nước Mỹ lại hướng ngoại khi chi tiêu cho quốc phòng, viện trợ tái thiết Âu-Nhật, chiến tranh Triều Tiên nhằm ngăn chận hiểm họa cộng sản; Hoa Kỳ can thiệp vào Trung Đông để bảo vệ nguồn dầu hoả cho tư bản toàn cầu. Ngược lại châu Âu hướng nội để phát triễn mô hình Dân Chủ Xã Hội (dưới cánh dù bảo vệ an ninh của Mỹ) chú trọng cải thiện dân sinh vì quá sợ chủ nghĩa cộng sản và dân tộc cực đoan. Trong khi đó chủ nghĩa thực dân nhanh chóng tàn lụi.


Đến thời Tổng Thống Johnson ở Mỹ lại thêm một bước nhảy vọt Great Society (1964) tiếp nối cho New Deal (1934) của Roosevelt, khi chính quyền can thiệp giải quyết kỳ thị nam nữ, màu da (Civil Right Act) và chống nghèo (War on Poverty) - tức là nhà nước không chỉ cung cấp mạng lưới an sinh mà còn tích cực thay đổi bộ mặt xã hội. 


Nhưng không thể gọi Mỹ là Dân Chủ Xã Hội vì Tổng Thống Johnson sa lầy trong chiến tranh Việt Nam; Mỹ lại hậu thuẩn cho nhiều chính quyền độc tài. Trong khi Âu Châu tiến xa theo Dân Chủ Xã Hội thì Hoa Kỳ bị cánh tả lên án là thực dân kiểu mới. Ngược lại cánh hữu tố cáo nhà nước quá nhiều quyền hạn xâm phạm đến tự do cá nhân và kinh tế thị trường, và mô hình Dân Chủ Xã Hội của Keynes chỉ là chủ nghĩa xã hội trá hình tiến dần đến chia đều tài sản.


Các chi phí cho xã hội (Great Society) và Chiến Tranh Lạnh tăng nhanh, cộng thêm cuộc khủng hoảng dầu hỏa 1972 khiến lạm phát nhảy vọt. Thuế cao, chi tiêu nhà nước đè bẹp đầu tư tư nhân, thất nghiệp lan tràn và những cuộc biểu tình rầm rộ cho dân quyền và chống chiến tranh khiến dân Mỹ cảm thấy bi quan. Nhiều người tiên đoán Nhật sẽ qua mặt Mỹ.


Tổng Thống Reagan đắc cử năm 1980 với câu nói “Nhà nước gây tai hại thay vì giải đáp” (Government is not the solution to our problem, Government is the problem); chủ trương thị trường tự do (laissez faire) và giảm thuế để khuyến khích đầu tư (supply side). Kinh tế gia Milton Friedman có tầm ảnh hưởng lớn từ năm 1980-2008.


Khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1990 thì hai cánh tân bảo thủ (neo-conservatism) và tân tự do (neo-liberalism) cùng bốn đời Tổng Thống Bush (cha) Clinton, Bush (con), Obama thúc đẩy trào lưu toàn cầu hóa gồm dân chủ hóa và tự do mậu dịch. Bush (cha) và Clinton thắng lợi khi can thiệp quân sự vào Iraq và Kosovo; ngược lại Bush (con) sa lầy trong chiến tranh Iraq lần 2. Thương mại toàn cầu khiến nhiều người Mỹ mất việc trong khi laissez faire và tự do tài chánh (financial liberation) là những đợt sóng ngầm dẫn đến cuộc Đại Khủng Hoảng 2008. Các xáo trộn xã hội năm 2016 dẫn đến trào lưu dân tộc cánh hữu Donald Trump 2016. 


Từ năm 2008 và nhất là sau Đại Dịch Vũ Hán 2019 vai trò của nhà nước tăng vọt nhằm chống đỡ nền kinh tế. Sách “Capital in the 20 Century” của Thomas Piketty là những phân tích dẫn đến sự trổi dậy trở lại của trào lưu Dân Chủ Xã Hội Bernie Sander, Elizabeth Warren và thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) rằng chính quyền phải giải quyết hố sâu giàu nghèo và bất công xã hội. Ngược lại cánh hữu nổi lên theo Donald Trump chống mậu dịch tự do và đòi cắt giảm vai trò của nhà nước trong kinh tế.  Trump, Sander và Warren đồng ý Hoa Kỳ không thể làm sen đầm quốc tế thay vì tạo công ăn việc làm trong nước Mỹ. Còn Biden theo cánh trung nhưng ngày càng yếu, cho nên dù bầu cử 2020 kết quả ra sau thì Mỹ sẽ nghiêng về phía tả hay hữu. 


Sự trổi dậy của Trung Quốc, toàn cầu hóa và điện toán hóa tác động lên lịch sữ nhân loại không thua gì cách mạng cơ khí, chủ nghĩa thực dân, cộng sản, phát xít và hai cuộc Đại Chiến. Nhiều người cho rằng nước Mỹ đang quặn mình chuẩn bị cho một cuộc cách mạng lần thứ 4. Có những dân tộc chọn lựa đúng (Mỹ 1776, Trung Quốc mở cửa thị trường 1980) hay sai (Nga 1923, Đức 1933, Trung Quốc Cách Mạng Văn Hóa 1966) vào các khúc quanh của lịch sử. Thiên cơ bất khả lậu, chưa ai dự đoán tương lai nước Mỹ và thế giới sẽ ra sao.

 

Đó là sơ lược lịch sử kinh tế nước Mỹ trong vòng 4 trang giấy (thay vì 4000 trang!).

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một buổi lễ cầu nguyện cho Phật Giáo Miến Điện và Việt Nam sẽ được tổ chức cuối tuần này ở Canberra, Úc Châu
Chỉ xem qua bích chương giới thiệu về chương trình Đại nhạc hội Mùa Hè Rực Rỡ - Yêu Đời và Yêu Người
Nhân một bản tin của thông tấn VN sau đây, tôi sẽ phân tích tình hình và đưa ra biện pháp để giải quyết rốt ráo vấn đề nầy: Sáu tháng
Việt Nam hiện nay sau một thời gian dài chiến tranh, đang ở vào thời kỳ mùa xuân của dân tộc. Đất nước đang nở rộ, phát triển về mọi mặt
Trong dã tâm bá quyền này, Bắc Kinh đã trơ tráo thông báo rằng sẽ mở các chuyến du lịch bằng tàu lớn, để du khách có thể thưởng ngoạn
Tính đến ngày 25 tháng 9, những cuộc biểu tình rộng lớn của hàng chục ngàn nhà sư Miến Điện tại thủ đô Rangoon đã trải qua ngày thứ 9
Ở nhiều nước văn minh cũng như kém văn minh, tham nhũng và lãng phí của công bị coi như chuyện xấu xa trong xã hội
Đầu tháng 9 năm ngoái, 2006 khi tôi phổ biến lá thư ngỏ đầu tiên lên tiếng với cộng đồng về việc chồng tôi bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt ở Việt Nam
Kể từ ngày đảng cộng sản Việt Nam chiếm miền Nam đến nay là 32 năm. Cuộc tranh đấu giành tự do dân chủ và nhân quyền cho đất nước
Đây là dự luật có ý nghĩa to lớn đối với Phong Trào Dân chủ Việt Nam. Nó chứng minh sức mạnh của xu thế hội nhập và thời đại toàn cầu hoá
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.