Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Ba Cuộc Cách Mạng Xã Hội và Ba Mô Hình Kinh Tế Tư Bản Mỹ (Bài 27)

18/09/202014:31:00(Xem: 10911)

Một cách khái quát, nước Mỹ:

  1. thành hình năm 1776 theo mô hình kinh tế tự do của Adam Smith;

  2. mở rộng vai trò của nhà nước theo dạng Dân Chủ Xã Hội của John M. Keynes qua các chính sách New Deal của TT Roosevelt (1933) và Great Society (1964) của TT Johnson;

  3. trở lại với thị trường tự do theo Milton Friedman từ lúc TT Reagan đắc cử năm 1980.


Các nhà lập quốc Mỹ và Adam Smith, Roosevelt-Keynes và Reagan-Friedman sống cùng giai đoạn nên phải đối diện với những thách đố chung vào các khúc quanh lịch sử: cách mạng cơ khí, cách mạng Nga 1917, Đại Khủng Hoảng 1929, Hitler thập niên1930, Chiến Tranh Lạnh và Việt Nam 1950-80, toàn cầu hóa 1990… Cho nên tư tưởng của Adam Smith, Karl Marx, Keynes, Friedman, và gần đây nhất là Thomas Piketty (sau cuộc Đại Suy Trầm 2008) cùng sự tiến hóa của mô hình kinh tế tư bản kiểu Mỹ không phải đơn lẻ “từ trên trời rơi xuống” mà là kết quả của những tranh luận gay gắt ở các giai đoạn thăng trầm làm thay vận mệnh nhân loại. Bài này vén một bức màn tí teo nhìn vào ba khúc ngoặc trọng đại nói trên ở Mỹ.


Khi Hoa Kỳ thành hình năm 1776 vai trò của nhà nước trong kinh tế rất hạn chế chỉ để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, đất đai, tài sản cùng giải quyết kiện tụng thương mại. Thị trường tự do được điều hành bởi bàn tay vô hình (the invisible hand) của Adam Smith. 


Thế Chiến Thứ Nhất rồi sau đó là cách mạng Nga 1917, Đại Khủng Hoảng 1929 lần lượt xãy đến có vẻ đúng như tiên đoán của Karl Marx rằng chủ nghĩa Tư Bản đang tàn lụn. Nhưng đại chiến thứ nhất cùng đại khủng hoảng toàn cầu lại sản sinh thêm trào lưu Quốc Xã tuy đối nghịch nhưng nguy hiểm không kém Cộng Sản.


Cho nên kinh tế gia John M. Keynes chủ trương không thể để mặc bàn tay vô hình của Adam Smith điều tiết thị trường tự do. Trái lại nhà nước bắt buộc phải mang trọng trách giải quyết nạn thất nghiệp, tình trạng giàu nghèo và bất công xã hội để ngăn chận bạo loạn và sự trổi dậy của cực đoan cánh tả (Mác Xít) hay cánh hữu (Phát Xít). Keynes vốn ưa chuộng nếp sống tư sản và tự do nên đưa ra mô hình Dân Chủ Xã Hội như một giải pháp ngăn chận độc tài Cộng Sản (Lenin-Stalin) và độc tài Quốc Xã (Hitler).


Dù Keynes ở Anh Quốc nhưng Âu Châu lúc đó vẫn còn thuộc địa và bị xâu xé giữa các quyền lợi quốc gia nên không xây dựng Dân Chủ Xã Hội. Ngược lại để đối phó với Đại Khủng Hoảng 1929 Tổng Thống Roosevelt ở Mỹ cho ra đời kế hoạch New Deal (1934) gồm trợ cấp thất nghiệp và xã hội (Social Security Act). Dân Mỹ phản đối chiến tranh nên cô lập không can thiệp ra ngoại quốc từ sau Thế Chiến Thứ Nhất. Cho nên mô hình Dân Chủ Xã Hội theo Keynes phát triễn ở Hoa Kỳ sớm hơn Châu Âu.


Vai trò của nhà nước Mỹ tăng vọt theo chi phí cho Thế Chiến Thứ Hai; sau đó là các kế hoạch đầu tư hạ tầng (hệ thống xa lộ liên bang) và giáo dục cho cựu quân nhân (GI Bill) để giải quyết thất nghiệp sau chiến tranh. Đồng thời nước Mỹ lại hướng ngoại khi chi tiêu cho quốc phòng, viện trợ tái thiết Âu-Nhật, chiến tranh Triều Tiên nhằm ngăn chận hiểm họa cộng sản; Hoa Kỳ can thiệp vào Trung Đông để bảo vệ nguồn dầu hoả cho tư bản toàn cầu. Ngược lại châu Âu hướng nội để phát triễn mô hình Dân Chủ Xã Hội (dưới cánh dù bảo vệ an ninh của Mỹ) chú trọng cải thiện dân sinh vì quá sợ chủ nghĩa cộng sản và dân tộc cực đoan. Trong khi đó chủ nghĩa thực dân nhanh chóng tàn lụi.


Đến thời Tổng Thống Johnson ở Mỹ lại thêm một bước nhảy vọt Great Society (1964) tiếp nối cho New Deal (1934) của Roosevelt, khi chính quyền can thiệp giải quyết kỳ thị nam nữ, màu da (Civil Right Act) và chống nghèo (War on Poverty) - tức là nhà nước không chỉ cung cấp mạng lưới an sinh mà còn tích cực thay đổi bộ mặt xã hội. 


Nhưng không thể gọi Mỹ là Dân Chủ Xã Hội vì Tổng Thống Johnson sa lầy trong chiến tranh Việt Nam; Mỹ lại hậu thuẩn cho nhiều chính quyền độc tài. Trong khi Âu Châu tiến xa theo Dân Chủ Xã Hội thì Hoa Kỳ bị cánh tả lên án là thực dân kiểu mới. Ngược lại cánh hữu tố cáo nhà nước quá nhiều quyền hạn xâm phạm đến tự do cá nhân và kinh tế thị trường, và mô hình Dân Chủ Xã Hội của Keynes chỉ là chủ nghĩa xã hội trá hình tiến dần đến chia đều tài sản.


Các chi phí cho xã hội (Great Society) và Chiến Tranh Lạnh tăng nhanh, cộng thêm cuộc khủng hoảng dầu hỏa 1972 khiến lạm phát nhảy vọt. Thuế cao, chi tiêu nhà nước đè bẹp đầu tư tư nhân, thất nghiệp lan tràn và những cuộc biểu tình rầm rộ cho dân quyền và chống chiến tranh khiến dân Mỹ cảm thấy bi quan. Nhiều người tiên đoán Nhật sẽ qua mặt Mỹ.


Tổng Thống Reagan đắc cử năm 1980 với câu nói “Nhà nước gây tai hại thay vì giải đáp” (Government is not the solution to our problem, Government is the problem); chủ trương thị trường tự do (laissez faire) và giảm thuế để khuyến khích đầu tư (supply side). Kinh tế gia Milton Friedman có tầm ảnh hưởng lớn từ năm 1980-2008.


Khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1990 thì hai cánh tân bảo thủ (neo-conservatism) và tân tự do (neo-liberalism) cùng bốn đời Tổng Thống Bush (cha) Clinton, Bush (con), Obama thúc đẩy trào lưu toàn cầu hóa gồm dân chủ hóa và tự do mậu dịch. Bush (cha) và Clinton thắng lợi khi can thiệp quân sự vào Iraq và Kosovo; ngược lại Bush (con) sa lầy trong chiến tranh Iraq lần 2. Thương mại toàn cầu khiến nhiều người Mỹ mất việc trong khi laissez faire và tự do tài chánh (financial liberation) là những đợt sóng ngầm dẫn đến cuộc Đại Khủng Hoảng 2008. Các xáo trộn xã hội năm 2016 dẫn đến trào lưu dân tộc cánh hữu Donald Trump 2016. 


Từ năm 2008 và nhất là sau Đại Dịch Vũ Hán 2019 vai trò của nhà nước tăng vọt nhằm chống đỡ nền kinh tế. Sách “Capital in the 20 Century” của Thomas Piketty là những phân tích dẫn đến sự trổi dậy trở lại của trào lưu Dân Chủ Xã Hội Bernie Sander, Elizabeth Warren và thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) rằng chính quyền phải giải quyết hố sâu giàu nghèo và bất công xã hội. Ngược lại cánh hữu nổi lên theo Donald Trump chống mậu dịch tự do và đòi cắt giảm vai trò của nhà nước trong kinh tế.  Trump, Sander và Warren đồng ý Hoa Kỳ không thể làm sen đầm quốc tế thay vì tạo công ăn việc làm trong nước Mỹ. Còn Biden theo cánh trung nhưng ngày càng yếu, cho nên dù bầu cử 2020 kết quả ra sau thì Mỹ sẽ nghiêng về phía tả hay hữu. 


Sự trổi dậy của Trung Quốc, toàn cầu hóa và điện toán hóa tác động lên lịch sữ nhân loại không thua gì cách mạng cơ khí, chủ nghĩa thực dân, cộng sản, phát xít và hai cuộc Đại Chiến. Nhiều người cho rằng nước Mỹ đang quặn mình chuẩn bị cho một cuộc cách mạng lần thứ 4. Có những dân tộc chọn lựa đúng (Mỹ 1776, Trung Quốc mở cửa thị trường 1980) hay sai (Nga 1923, Đức 1933, Trung Quốc Cách Mạng Văn Hóa 1966) vào các khúc quanh của lịch sử. Thiên cơ bất khả lậu, chưa ai dự đoán tương lai nước Mỹ và thế giới sẽ ra sao.

 

Đó là sơ lược lịch sử kinh tế nước Mỹ trong vòng 4 trang giấy (thay vì 4000 trang!).

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.