Hôm nay,  

Một Chút Ân Tình Hồng Kông…

11/09/202000:00:00(Xem: 4286)

BIEU TINH O HONG KONG

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ vẫy điện thoại cầm tay khi họ cùng tham gia cuộc biểu tình tại Edinburg Place hôm 27 tháng 9 năm 2019 tại Hồng Kông, Trung Quốc. Những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã bước vào tháng thứ 4. Họ biểu tình khắp Hồng Kông, khi lãnh thổ nằm dưới sự cai trị của TQ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10. Phong trào chống chính quyền tiếp tục kêu gọi Đặc Khu Trưởng Hành Chánh Carrie Lam đáp ứng các yêu sách còn lại của họ, gồm điều tra độc lập cảnh sát bạo hành, thu hồi chữ bạo loạn để mô tả các cuộc biểu tình, và quyền bầu cử phổ thông chính đáng.(Photo AFP/Getty Images)

 
Rất nhiều người quen, bạn bè đã kể cho tôi nghe thời gian họ sống ở những trại tỵ nạn Hồng Kông sau chuyến vượt biên của họ từ Việt nam. Riêng tôi có ấn tượng nhất với Hồng Kông là khi máy bay đáp xuống phi trường Hồng Kông, tôi có cảm giác chiếc máy bay đi xuống cầu thang từng bậc, từng bậc… Xuống tới đất mới hiểu là người phi công rất giỏi mới đáp được vậy chứ không phải dở mà đáp máy bay kiểu lạ lùng. Bởi mảnh đất Hồng Kông quá nhỏ mà nhà cao tầng lại quá nhiều nên máy bay không thể đáp lài lài, từ từ xuống như bên Mỹ. Và mảnh đất nhỏ nhưng phồn vinh vả hiện đại ấy đã gợi lại trong tôi hình ảnh của Sài gòn trước năm 1975. Tình cảm của người lữ khách quá cảnh qua Hồng Kông một lần vẫn còn mãi sự ân cần tiếp đón, niềm nở của người Hồng Kông với những người vừa thoát ra khỏi Việt nam cộng sản. Hình ảnh cô tiếp viên hàng không HongKong Air Line vui vẻ, nhỏ nhẹ nói với người đồng hương của tôi, “Hãy ăn hộp cơm xá xíu ngay đi cho nóng, cho ngon. Đến bữa chiều, cô lại có thức ăn mới cho qúy khách; không cần phải để dành.” Người đồng hương vừa thoát khỏi ngục tù bao la Việt nam, rất an tâm ăn hộp cơm trưa do máy bay cung cấp thay vì cất vào giỏ trong tâm thức sống hôm nay không biết ngày mai nên cái gì để dành được thì để dành cho tương lai bất trắc triền miên trong chế độ cộng sản mà cô vừa thoát ra khỏi Việt nam…

Hồng Kông, tôi trở lại. Những lời thì thầm trong tôi như lời cảm ơn mảnh đất ân tình và lòng người tốt bụng ở Hồng Kông đã ba mươi năm thời gian trôi qua, không biết chị đồng hương năm xưa có còn nhớ hay quên người tiếp viên hàng không của HongKong Air line đã đối xử với những người vừa vượt thoát từ Việt nam như một con người. Và chúng ta làm gì được cho Hồng Kông hôm nay để đáp lại một chút ân tình xưa cũ?

Ôi Hồng Kông. Sau kỳ họp thường niên của quốc hội cộng sản Trung cộng hôm 22 tháng 5 năm 2020. Hồng Kông đã bị khai tử với dự luật về an ninh cho Hồng Kông.
  
Khi Vương quốc Anh trao trả chủ quyền Hồng Kông lại cho Trung cộng năm 1997, chấm dứt chế độ thuộc địa của Anh trên hòn đảo này, đầu đảng Trung cộng lúc đó là Đặng Tiểu Bình đã bảo đảm cho người dân Hồng Kông tiếp tục được hưởng các quyền tự do căn bản như dưới thời cai trị của người Anh trong khoảng thời gian ít nhất là 50 năm.

Hồng Kông sẽ theo quy chế “nhất quốc, lưỡng chế” đến năm 2047.
  
Chính sách này không ngoài mục đích duy trì sự thịnh vượng và nền tự chủ của mảnh đất tư bản tự do bé xíu nằm ngay trước ngưỡng cửa của một đại lục cộng sản bao la trong thời kỳ manh nha đổi mới kinh tế, và cũng là nơi trở thành một địa điểm quan trọng làm trung gian gạch nối cho các trao đổi thương mại và tài chánh cho nền kinh tế tương lai đầy tham vọng của Trung cộng.
  
Tuy nhiên chỉ ít năm sau đó, Trung cộng bắt đầu thực hiện từng bước một để dần rút bớt những quyền tự do mà hơn 07 triệu người dân Hồng Kông đã được hưởng trong nhiều năm qua. Năm 2003, Bắc Kinh đã ra dự luật cho phép giới cầm quyền tay sai ở Hồng Kông có quyền đóng cửa những tờ báo có quan điểm chống chính phủ và mở những cuộc điều tra, xét hỏi mà không cần đến giấp phép từ toà án. Đề nghị này đã bị huỷ bỏ sau khi nó châm ngòi cho những cuộc biểu tình rầm rộ lên đến nửa triệu người và cũng từ đó người dân Hồng Kông bắt đầu ngờ vực về những lời hứa hẹn của giới lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh.
  
Đến kỳ đại hội toàn quốc năm 2020, các giới chức lãnh đạo Trung cộng đã cho công bố một quyết định quyết liệt nhất dành cho tương lai của Hồng Kông là luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông. Coi như họ lấy đi hết những quyền tự do nào còn sót lại của người dân Hồng Kông và đặt hòn đảo này dưới sự kiểm soát toàn diện và tuyệt đối của Trung cộng.
  
Dự luận bảo vệ an ninh quốc gia cho Hồng Kông do Trung cộng áp đặt đã đưa quân đội Trung cộng đến trú đóng trong lãnh thổ Hồng Kông để thay thế lực lượng quân sự của Vương quốc Anh sau khi lực lượng này rời đi. Năm 2019, quân đội Trung cộng ồ ạt tiến vàoThẩm Quyến, sát bên Hồng Kông để sẵn sàng ra tay đàn áp các cuộc biểu tình đòi dân chủ đang nổ ra. Trung cộng đã thừa nước đục thả câu, lợi dụng khi cả thế giới đang bận giải quyết đại dịch Covid-19 thì họ đưa ra luật an ninh mới này. Riêng tại Hồng Kông, trong thời gian qua đã thành công trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh ở giai đoạn cao điểm, chính quyền Hồng Kông bắt buộc phải ra lệnh đóng cửa ngưng mọi hoạt động và hậu quả là các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh trong khu vực cũng phải dừng lại.
  
Hành động của Bắc Kinh kích động thêm sự tức giận đã có sẵn từ các nhà hoạt động dân chủ tại Hồng Kông và có thể đưa tới những cuộc biểu tình thậm chí còn lớn hơn và bạo động hơn so với trước khi có đại dịch. Nhưng hành động này của Bắc Kinh cũng đã gửi đến người dân Hồng Kông thông điệp về quyền thể hiện sự bất đồng chính kiến hay tự do ngôn luận ở Hồng Kông hiện đã bị tước đoạt. Nền báo chí tự do ở Hồng Kông đã chấm hết quyền tự do thông tin từng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công trong lãnh vực kinh tế của Hồng Kông. Dẫy lên nỗi lo ngại về một cuộc đàn áp chính trị của Bắc kinh tại Hồng Kông đã khiến cho nhiều người ngoại quốc đang sinh sống và làm việc phải di cư về nước, các công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại Hồng Kông phải lo di tản ra khỏi Hồng Kông, người dân Hồng Kông có điều kiện phải tìm đến một quốc gia khác để có cuộc sống an toàn hơn.
  
Những động thái từng bước nuốt chửng Hồng Kông của nhà cầm quyền Bắc kinh được Đài Loan theo dõi kỹ lưỡng nhất nhằm tránh hoạ cho Đài Loan nhưng có được không? Tổng thống Thái Anh Văn đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai với bài diễn văn bác bỏ mô hình “nhất quốc, lưỡng chế” dành cho đảo quốc này. Người dân Đài Loan hẳn đã thấy Trung cộng không hề quan tâm về lời hứa của họ là để cho Hồng Kông được quyền tự trị. Bà Thái đã lên tiếng kêu gọi hai chính phủ cùng chung sống “hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại”. Nhưng Bắc Kinh đã phản ứng lại bằng cách tấn công đảng của bà Thái và nói rằng việc thống nhất là điều “không thể tránh khỏi”.
  
Người dân Hồng Kông đã nhìn thấy tương lai của họ là không còn lựa chọn nào khác ngoài xuống đường biểu tình cho dù phải đối diện với lao tù cộng sản. Họ có thể bị thua trong trận chiến này nhưng sẽ mở mắt cho thế giới thấy rõ hơn bộ mặt, bản chất của Bắc Kinh không như Tập Cận Bình vẫn luôn tìm cách phô trương cho thế giới thấy Trung cộng là một cường quốc tuân thủ các quy tắc toàn cầu.
  
Hồng Kông đã cho Đài Loan và cả thế giới thấy rõ hơn bản chất thực sự của Trung cộng là đừng bao giờ tin lời cộng sản. Nhưng nay đã muộn rồi. Hàng nhiều ngàn người dân Hồng Kông bất chấp luật anh ninh quốc gia mới để xuống đường với nhiều rủi ro, thì hàng trăm, hàng ngàn cảnh sát cộng sản của Bắc kinh đưa tới Hồng Kông cũng đã nhanh chóng tóm lấy những người bất đồng chính kiến để thi hành luật an ninh mới. Một quan chức cấp cao của Trung cộng bất nhân đến độ đã mô tả luật an ninh mới như một món quà sinh nhật cho Hồng Kông sau khi cảnh sát đã bắt giữu 370 người biểu tình trong một ngày.  
  

Giới lãnh đạo Bắc Kinh đã bất chấp các quốc gia phương tây lên tiếng chỉ trích về mưu đồ trắng trợn rút đi những quyền tự trị đã được Bắc Kinh hứa hẹn cho Hồng Kông khi được Vương quốc Anh bàn giao lại vào năm 1997. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi luật này là một “vi phạm nghiêm trọng và trắng trợn”. Johnson cho biết Vương quốc Anh sẽ phản đòn lại với một số đạo luật mới tạo điều kiện dễ dàng hơn cho khoảng ba triệu người dân thuộc địa cũ có đủ tư cách pháp lý để di cư sang Anh. Lưỡng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những quan chức Trung cộng đã đe dọa đến quyền tự trị hạn chế của Hồng Kông, sự trừng phạt lan rộng đến cả những ngân hàng và công ty nào làm ăn với họ. Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết, Úc cũng đang xem xét việc có thể sẽ mở cửa cho người dân Hồng Kông có một nơi an toàn để định cư… Nhưng nước xa đâu cứu được lửa gần với điểm cốt lõi của luật an ninh mới này không chỉ để cấm đoán những hoạt động mà người dân Hồng Kông thường làm trước đây để bày tỏ quyền tự do của họ; luật này còn cho phép cảnh sát địa phương được thêm quyền hành để bắt bớ, đàn áp những người bất đồng chính kiến, và các cơ quan an ninh trong nội địa Trung cộng nay được hoạt động một cách hợp pháp và công khai ở Hồng Kông. Điều 29 của đạo luật nói rõ là các cá nhân có thể bị buộc tội hợp tác với một quốc gia hay một định chế, một tổ chức hay một cá nhân ở bên ngoài Trung cộng bị cáo buộc là tìm cách áp đặt những biện pháp trừng phạt hay phong tỏa, hoặc tham gia vào các hoạt động thù địch khác chống lại Đặc khu Hành chính Hồng Kông hay nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
  
Thế là hết khi quyền tối thượng để diễn giải cái luật mập mờ này lại không nằm ở hệ thống tư pháp Hồng Kông, là một định chế pháp lý mà các công ty luật quốc tế đã quen làm việc với từ bao lâu nay. Nay nó nằm ở uỷ ban thường vụ của quốc hội bù nhìn Trung cộng. Tệ hại nhất trong tất cả các điều khoản là luật an ninh mới còn có hiệu lực ở phạm vi quốc tế, nghĩa là những vụ vi phạm luật còn được áp dụng ngay cả khi đó là những hoạt động xảy ra ở nước ngoài, và thậm chí khi cá nhân đó không phải là cư dân Hồng Kông. Điều này cũng có nghĩa là bất cứ ai trong chúng ta nếu tham gia vào một cuộc biểu tình chống Trung cộng hay chống lại sự đàn áp của cơ quan an ninh Hồng Kông thì cũng có thể bị khép vào tội vi phạm luật an ninh quốc gia của Trung cộng.
  
Hồng Kông đã mất. Một nhà văn lưu vong là Mã Kiến (Ma Jian) ngay sau khi Hồng Kông được bàn giao lại cho Trung cộng cũng đã bày tỏ sự lo sợ đó khi ông viết: “Từ ngày 01 tháng 07 đó, sự dạt trôi bắt đầu: Hồng Kông trở thành một hòn đảo nổi, lênh đênh đây đó trên tấm bản đồ.”
  
Tuy người Hồng Kông vẫn luôn kiên cường mỗi khi phải đối diện với những mưu đồ bất chính từ Bắc Kinh. Năm 2003 thế giới đã được chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất trong thành phố kể từ khi ký kết bàn giao để phản đối dự luật chống lật đổ chính quyền mà nhiều người dân cảm thấy sẽ hạn chế quyền tự do của họ; dự luật cải cách hệ thống bầu cử Hồng Kông năm 2014 đã làm dấy lên Phong trào Dù vàng; dự luật dẫn độ năm 2019 đã đưa đến sự kiện hai triệu người xuống đường trong các cuộc biểu tình trong nhiều tháng và chỉ ngưng lại bởi đại dịch Covid-19. Nhiều người hy vọng là người dân Hồng Kông vẫn tiếp tục giữ vững được tinh thần biểu tình bản sắc của họ. Như lời tuyên bố của nhà tranh đấu trẻ Joshua Wong trong khi đang đi biểu tình: “Chúng tôi sẽ không đầu hàng. Đây không phải là lúc bỏ cuộc.”
  
Nhưng điều quan trọng là thế giới phương Tây có tiếp tục hỗ trợ cho họ không nếu như Bắc Kinh bất chấp dư luận và thẳng tay đàn áp như họ đã ra lệnh cho cảnh sát Hồng Kông mạnh tay với người biểu tình ngay trong ngày đầu tiên khi luật anh ninh mới bắt đầu có hiệu lực.
  
Hồng Kông coi như đã mất.
  
Chút nợ ân tình với mảnh đất Hồng Kông từng là nơi tạm dung cho người tỵ nạn Việt nam và người Hoa đại lục sau khi đã phải bỏ nước ra đi trên những con thuyền mong manh để tìm tự do. Nay thì đến người dân Hồng Kông đang trở thành những thuyền nhân tìm đường bỏ trốn khỏi thành phố quê hương của họ, đào thoát chủ nghĩa cộng sản cũng bằng ghe thuyền, và trong số đó có những người không may mắn đã không đến được bến bờ tự do.
  
Hôm cuối tháng 08, lực lượng tuần duyên Trung cộng đã bắt giữ được 12 nhà hoạt động Hồng Kông vượt biển sang Đài Loan để tỵ nạn chính trị. Trong nhóm thuyền nhân này có Andy Li, là một nhà hoạt động trẻ tuổi đã từng bị bắt tại Hồng Kông hồi đầu tháng 08 trong một cuộc bố ráp bởi một đơn vị cảnh sát mới được thành lập để thi hành luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh. Đây cũng là đơn vị cảnh sát đã tấn công toà soạn báo Apple Daily và bắt giữ người sáng lập là ông Jimmy Lai, là một tỷ phú Hồng Kông ủng hộ mạnh mẽ cho phong trào dân chủ Hồng Kông.
  
Phong trào vượt biển sang Đài Loan của thuyền nhân Hồng Kông lần này làm người ta nhớ tới Chiến dịch Hoàng tước (Operation Yellowbird), khi một số cơ quan tình báo và nhà hoạt động phương Tây tìm cách hỗ trợ cho những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn sau khi họ bị đàn áp và đã tìm đường chạy trốn khỏi đại lục qua ngả Hồng Kông, trong đó có một số trốn bằng đường biển với sự trợ giúp của những tổ chức bí mật trước giới chức an ninh Trung cộng đang cố chặn bắt họ.
  
Không ai có thể biết số phận của những thuyền nhân bị bắt rồi đây sẽ ra sao khi họ bị giam giữ trong lục địa. Nhiều người dân Hồng Kông lo sợ những điều tồi tệ hơn nữa sắp xảy ra khi đảng cộng sản Trung cộng đang tìm cách siết chặt hơn sự kiểm soát của họ đối với thành phố bán tự trị này. Gần đây, chính phủ Đài Loan đã cho mở một văn phòng lo giúp đỡ người tỵ nạn Hồng Kông khi sự an toàn và tự do của họ bị đe doạ bởi những lý do chính trị. Và 50% người Hồng Kông muốn rời bỏ thành phố đã không còn là Hồng Kông của họ. Một trong những người Hồng Kông đầu tiên đến tỵ nạn tại Đài Loan vào năm ngoái là ông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing-kee) cho biết việc người Hồng Kông dùng thuyền vượt biển không làm ông ngạc nhiên lắm và ông đoán là sẽ còn nhiều người nữa tìm cách trốn khỏi Hồng Kông sau khi luật an ninh mới có hiệu lực kể từ đầu tháng 07.
  
Ông Lâm là người được thế giới biết đến qua tin tức báo chí vì đã từng bị giới chức an ninh Trung cộng bắt cóc vì lý do họ không hài lòng với những cuốn sách nói đến những chuyện thâm cung bí sử của các giới chức cao cấp Bắc Kinh đã được bán tại cửa hàng sách của ông ở Hồng Kông. Ông Lâm chỉ được giới chức an ninh Trung cộng thả tự do vào năm 2016 sau khi ông chấp nhận xuất hiện trên truyền hình nhận tội phỉ báng lãnh tụ. Đến tháng 04 vừa qua ông đã cho tái khai trương cửa hàng sách Causeway Bay Books tại Đài Bắc. Một tháng sau khi mở cửa, tổng thống Đài Loan bất ngờ ghé thăm cửa hàng sách của ông, để lại thủ bút của bà ghi trên một mảnh giấy: “Đài Loan tự do ủng hộ quyền tự do của Hồng Kông.” Người đàn bà thép của xứ sở Đài Loan đã mặc xác China Daily mạt sát các nhà lãnh đạo Đài Loan vì đã “công khai khuyến khích những người vi phạm pháp luật ở Hồng Kông trốn tránh hậu quả về những hành động của họ”. Bộ Ngoại giao Trung cộng càng hăm doạ mạnh hơn là Trung cộng có thể không công nhận loại sổ thông hành“công dân Anh quốc ở nước ngoài” mà chính phủ Anh đã cấp cho người Hồng Kông được coi như giấy thông hành hợp lệ.
  
45 năm nhìn lại chặng đường Việt nam, thuyền nhân Việt nam ít nhiều đã được mảnh đất Hồng Kông cưu mang một thời gian khó. Nay thuyền nhân Hồng Kông cũng phải ra khơi đi tìm tự do. Chúng ta làm được gì để chia sẻ với những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản toàn cầu, cộng sản Bắc kinh không chừa bất cứ thủ đoạn nào để bức hại ngay người dân của họ. Có lẽ điều người Việt ở Mỹ có thể làm được để giúp lại người Hồng Kông là ủng hộ tồng thống Trump tái đắc cử nhiệm kỳ II để ông xóa sổ giặc Tàu một lần cho yên châu Á - Thái bình dương và cả thế giới tự do.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.