Hôm nay,  

Thu hẹp bất công xã hội Mỹ, chủ bài của Ứng Viên Tổng Thống Mỹ Biden

25/08/202016:43:00(Xem: 1555)

«Kỳ thị chủng tộc kềm hãm đà phát triển của Mỹ». Vào lúc kinh tế Hoa Kỳ điêu đứng vì đại dịch Covid-19 và các cộng đồng người da màu bị thiệt hại nghiêm trọng nhấ t- cả về mặt y tế lẫn tài chính, lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp Ngân Hàng Trung Ương Mỹ FED, Raphael Bostic, xem những bất công trong xã hội là trở lực đối với tăng trưởng tại nền kinh tế số 1 thế giới. 

Thống đốc Bostic là tiếng nói được ứng cử viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân Chủ lắng nghe. Joe Biden hứa hẹn những gì để hàn gắn rạn nứt trong xã hội Mỹ ngày càng bị phân hóa đó ? Liệu đây có là chiêu bài đủ sức thuyết phục cử tri Hoa Kỳ ngày 03/11/2020 dồn phiếu cho ứng viên bên đảng Dân Chủ ? RFI mời quý vị theo dõi phân tích của nhà báo Phạm Trần, từ thủ đô Washington.

Gần hai tháng trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, xây dựng một xã hội công bằng hơn là một trong những cam kết của ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng Dân Chủ Joe Biden, đối thủ của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump vào lúc đảng Cộng Hòa vừa chính thức ủy nhiệm nguyên thủ Mỹ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.

Vài tuần lễ kể từ khi phong trào đấu tranh Black Lives Matter chống kỳ thị người Mỹ da đen lan rộng trên toàn quốc, thống đốc chi nhánh của Ngân Hàng Trung Ương FED tại Atlanta, bang Georgia, Raphael Bostic công khai tuyên bố « kỳ thị chủng tộc là một vấn nạn đối với kinh tế Hoa Kỳ » do vậy, đã đến lúc thu hẹp những bất công xã hội phải là một trong những nhiệm vụ của FED để bảo đảm công việc làm cho người dân Mỹ.

Sau hơn 100 năm kể từ khi FED được thành lập, Raphael Bostic là vị thống đốc gốc châu Phi đầu tiên đứng đầu Federal Reserve of Atlanta, một trong số 12 thành viên của Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ.

Từ bất bình đẳng về kinh tế đến y tế

Cái chết của người Mỹ da đen George Floyd cuối tháng 5/2020 và nhất là virus corona càng làm lộ rõ cách biệt giữa hai cộng động người Mỹ da trắng và da đen. Về cách biệt kinh tế và tài chính, tờ Washington Post số ra ngày 04/06/2020 tiếc là nước Mỹ đã không có một chút tiến bộ nào từ năm 1968 tới nay. Tương tự như những năm 1960, hiện tại 44 % người Mỹ da đen sở hữu căn hộ họ cư ngụ, trong lúc tỷ lệ này là 74 % trong cộng đồng Mỹ da trắng.

Vẫn theo tờ báo này, với bằng cấp và trình độ  tương đương, thu nhập và tài sản của một người Mỹ da trắng lớn « gấp 10 lần » so với một người Mỹ da đen. Ngay cả 3 % thì vẫn có tới 1 người Mỹ gốc Phi trên 4 không có việc làm toàn bộ thời gian hoặc muốn làm việc nhiều hơn nữa theo như nghiên cứu được FED công bố giữa tháng 5/2020.

Về mặt y tế, thống kế của Mỹ cho thấy cộng đồng người Mỹ da đen đã trả giá đắt : Tháng 4/2020 bang Illinois, miền đông bắc Hoa Kỳ, ghi nhận 42 % ca tử vong vì Covid-19 là người Mỹ da đen trong lúc cộng đồng này chỉ chiếm 14 % dân số toàn bang. Riêng tại thành phố Chicago, gần 3/4 những bệnh nhân thiệt mạng là người Mỹ gốc Phi. Nhiều yếu tố giải thích hiện tượng này : thứ nhất đa phần không có bảo hiểm y tế cho nên đã đợi đến đường cùng mới vào bệnh viện. Thứ hai là cộng đồng Mỹ gốc Phi cũng như người gốc Nam Mỹ và nhất là thổ dân sống trong những căn hộ chật hẹp và đông người, do vậy tỷ lệ lây nhiễm cao hơn so với các cộng đồng khác tại Hoa Kỳ, như ghi nhận của giáo sư xã hội học, Hedwig Lee, đại học Wahington tại thành phố Saint Louis bang Missouri.

Hơn một nửa thế kỷ sau bài diễn văn I have a Dream của mục sư Martin Luther King, John Allen, giám đốc viện nghiên cứu Brookings, trụ sở tại Washignton ghi nhận : từ về vấn đề y tế đến nhà ở, từ cơ hội tìm việc làm đến giáo dục, người Mỹ gốc Phi « tiếp tục phải trả giá đắt  từ những năm tháng nô lệ ».

Ở cương vị đối thủ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, Joe Biden cam kết bơm thêm 700 tỷ đô la vực dậy kinh tế sau khủng hoảng Covid-19, hướng tới một tầng lớp trung lưu, mở rộng các biện pháp bảo hiểm y tế và nhất là tạo cơ hội bình đẳng hơn cho con em các hộ gia đình nghèo vẫn có thể bước vào các trường đại học.

Trả lời đài RFI, nhà báo Phạm Trần từ Washington ghi nhận những hố sâu giầu nghèo và những bất bình đẳng trong xã hội Mỹ có khuynh hướng gia tăng trong bốn năm qua dưới thời tổng thống Trump

Phạm Trần: Xã hội Mỹ bao giờ cũng có những vấn đề đó tồn tại. Tuy nhiên sau gần bốn năm Donald Trump cầm quyền, tình hình này gia tăng. Lý do : tổng thống Trump và một số những người cực đoan trong đảng Cộng Hòa không chủ trương nâng đỡ những người thiểu số, thậm chí coi họ như những người ăn bám trong xã hội. Bằng chứng cụ thể là chia rẽ giàu nghèo : chính sách kinh tế của tổng thống Trump nhằm giảm thuế cho các đại công ty Mỹ. Số tiền giảm thuế đó càng giúp các đại công ty và những người giàu có ở Hoa Kỳ giàu thêm, cho dù số này chỉ chiếm 1 % dân số cả nước. Những điều đó gây bất bình trong công luận, đặc biệt là những người da màu.

Và dịch Covid-19 càng làm lộ rõ thêm chênh lệch giữa các công đồng khác nhau tại Hoa Kỳ?

Phạm Trần: Phần lớn những người nghèo là người da màu và dân thiểu số. Thí dụ như thổ dân, ở xa thành phố và nhà thương, không được giúp đỡ. Mỹ không có chương trình phát triển các chiến dịch xét nghiệm hay giúp đỡ thuộc men cho họ. Thành thử những dân tộc thiểu số, bình thường đã chịu nhiều thiệt thòi, với nạn dịch lần này tình hình càng bi thảm hơn. So sánh, người da trắng có khả năng tài chính tốt hơn, có việc làm tốt hơn, có phương tiện chữa trị hơn. Phần lớn người da trắng ở thành phố và các vùng công nghiệp, có cơ hội được giúp đỡ nhiều hơn. Nói tóm lại, các thiểu số, đặc biệt là người Mỹ da đen thiệt thòi hơn người da trắng. Các thăm dò, nghiên cứu cho thấy cả về y tế, giáo dục ... người da trắng có cơ hội được giúp đỡ nhiều hơn.

Vào lúc Nhà Trắng tỏ ra bất lực trước đà lây nhiễm của địch Covid-19, kinh tế điêu đứng, vậy phải chăng hai sự kiện này tạo lợi thế cho đối thủ của tổng thống Trump là ông Joe Biden nhất là khi ứng viên của bên đảng Dân Chủ đặt sinh mạng con người lên trên hết. Ông Biden tuyên bố dẹp dịch phải là ưu tiên và không loại trừ việc ban hành trở lại các biện pháp phong tỏa để ngăn ngừa virus corona lây lan. Tuy nhiên song song thì cần tạo những cơ hội công bằng cho tất cả mọi người tìm lại được công việc làm …

Thưa nhà báo Phạm Trần, ông đánh giá thế nào về tính khả thị của những hứa hẹn ứng cử viên Joe Biden đề xuất trong cương lĩnh tranh cử lần này ?

Phạm Trần: Thật sự khó đoán được cử tri Mỹ nghĩ gì về Joe Biden khi họ đến phòng phiếu. Nhưng hiện tại có nhiều phản ứng thuận lợi về ứng cử viên tổng thống này. Ông Joe Biden khi chính thức nhận trọng trách ra tranh cử tuyên bố sẽ bảo vệ nước Mỹ trước tất cả mọi hành động Hoa Kỳ bị tấn công. Còn quá sớm để biết được về tính khả thi của những cam kết mà ứng viên Biden đề xuất. Tuy nhiên Joe Biden khẳng định ông không hành động vì bản thân, vì quyền lợi của mình, của phe nhóm ủng hộ ông ấy. Ứng cử viên Biden kêu gọi đoàn kết và xem cuộc tuyển cử lần này là cơ hội để phục hồi danh dự của nước Mỹ, phục hồi sự tín nhiệm vào nước Mỹ, phục hồi tư cách của người lãnh đạo Hoa Kỳ.  

Liệu rằng chủ trương hướng tới lý tưởng một xã hội công bằng hơn có cho phép ông Biden chinh phục được Nhà Trắng hay không khi biết rằng trước đây những biện pháp mang tính xã hội của chính quyền Barack Obama từng bị chính giới đả kích kịch liệt và một phần công luận Mỹ bác bỏ ?   

Phạm Trần: Vắn tắt chúng ta thấy tất cả các cuộc thăm dò về hai ứng viên Trump và Biden, trong ba tháng vừa rồi theo dõi tình hình, tôi chưa bao giờ thấy Trump hơn điểm Biden.Ứng cử viên đảng Dân Chủ dẫn đầu với khoảng từ 51 cho đến 53 % ý định bỏ phiếu. Tổng thống Trump chỉ được từ 40 đến 42 %. Riêng về bảo hiểm y tế Obamcare – ông Biden chỉ trích chính sách của Trump muốn hủy bỏ Obamacare. Theo ông Biden, luật y tế mang tên tổng thống Obama đã giúp cho ít nhất 20 triệu người Mỹ có bảo hiểm (...) và trong thăm dò, có tới 70 % người Mỹ chống đối việc rút bỏ Obamacare. Ở Mỹ, không phải ai cũng có khả năng mua bảo hiểm y tế.

Cảm ơn nhà báo Phạm Trần, từ Washington đã nhận lời tham gia vào chương trình của RFI Việt ngữ.

Ý kiến bạn đọc
28/08/202022:25:30
Khách
Muốn thoát cảnh nghèo khó thì phải vươn lên bằng cách lao động chăm chỉ và chịu khó rèn luyện kỹ năng thích hợp với thị trường. Chứ không phải bằng cách nhà nước đóng thuế thật nhiều những người có thu nhập cao rồi lấy tiền nuôi những người làm biếng ăn không ngồi rồi. Biết bao người Việt qua Mỹ tị nạn không có tiền, không biết tiếng Anh mà nay đã có sự nghiệp vững vàng nhờ sự chịu khó trong lao động và học hành của mình. Nước Mỹ cũng tạo nhiều cơ hội cho những người nghèo và người thiểu số da màu như trợ cấp học phí đại học, ưu tiên vào làm việc ở những cơ quan nhà nước, trợ cấp tín dụng thuế cho những người đi làm có thu nhập thấp. Trưng thu tài sản của người giàu hợp pháp bằng cách đánh thuế để nuôi người nghèo làm biếng thì sẽ đưa đất nước đi vào ngõ cụt kiểu North Korea. Chuyện tăng thuế người giàu để nuôi người nghèo chỉ là một cách mị dân để kiếm phiếu của Đảng Dân Chủ, vì bất kỳ một xã hội nào thì người nghèo cũng chiếm đa số, mà người nghèo hay giàu đều cũng chỉ tính là một lá phiếu như nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sang Mỹ ăn nhiều bơ thịt, tạng người trẻ Việt có vẻ cao ráo gồ ghề hẳn ra, hình ảnh cô em Bắc Kỳ nho nhỏ đôi khi cũng nhạt nhòa theo với Nguyễn Tất Nhiên.
Trong danh sách những gì mà bạn cần dự định làm cho ngày lễ, sự chuẩn bị an tòan là việc cần để ý hàng đầu trong danh sách.
Gần đây, trong các mạng nhện i-meo, tự nhiên lại rộ lên phong trào đua nhau ca tụng Các Mác, y như  phong trào "trăm hoa đua không nở" vậy.
Ngày 15/11/2007 Tân hoa xã, cơ quan thông tấn của đảng Cộng sản Trung quốc cho ban hành một Bạch thư bằng Anh ngữ nhan đề
Hôm ấy là ngày Chủ Nhật 25-11-2007 nhằm ngày 16 tháng 10AL năm Đinh Hợi, chúng tôi một nhóm Phật tử tại Orange County
Hội đồng thành phố San Jose tối ngày 20.11.2007 đã biểu quyết thông qua việc đặt tên cho một khu phố
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ (THTNDC), tập hợp những thanh niên có mong muốn góp sức xây dựng một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh
Cũng là trò, là thầy - cô cả, song ở giai đoạn tôi học, nó khác! Tất nhiên so với thời kỳ kết thúc chiến tranh tôi tận mắt chứng kiến cảnh thầy trò ở Miền Nam
Khi một biến cố xảy ra mà ngần ấy phe đều thấy mình đúng - và đối phương sai lầm -  người ta tất nhiên phải phân vân về lẽ đúng sai.
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.