Hôm nay,  

Vì sao người Úc ủng hộ Tổng thống Trump?

19/08/202009:11:00(Xem: 2102)

Vẫn biết người Úc không có quyền bầu tổng thống Mỹ, nhưng chính trị Mỹ ảnh hưởng đến tình hình chính trị thế giới, nhất là đến quan hệ Mỹ Úc Trung nên không có gì phải ngạc nhiên khi người Úc rất quan tâm đến cuộc bầu cử Mỹ 2020.

 

Kamala Harris - cô gái da nâu nhỏ bé …

Tờ The Australian tờ báo duy nhất phát hành toàn nước Úc, và có thể nói là tờ báo uy tin nhất nước Úc, ngay khi nghe tin bà Kamala Harris được chọn làm Ứng cử viên Phó Tổng Thống đã đăng một hí họa có hình ông Biden chỉ vào bà Harris mà nói:

“Đã đến lúc hàn gắn một quốc gia bị chia rẽ bởi phân biệt chủng tộc… vì thế tôi giao cho bạn cô gái da nâu nhỏ bé này trong khi tôi đi nghỉ”.

Bức hí họa bị tờ The Guardian và một số chính trị gia cánh tả Úc công kích cho là kỳ thị màu da khi dùng các từ ngữ “cô gái da nâu” chỉ đích danh bà Harris.

Chủ bút tờ The Australian trả lời các từ ngữ nói trên là của chính Ứng cử viên Tổng thống Joe Biden đã giới thiệu bà Harris như sau:

"Sáng nay, trên khắp đất nước, các cô gái nhỏ thức dậy - đặc biệt là các cô gái da đen và da nâu, những người thường cảm thấy bị coi thường và đánh giá thấp trong cộng đồng - nhưng hôm nay, hôm nay, chỉ có thể, lần đầu tiên họ nhìn thấy mình theo một cách mới: như đặc thù của tổng thống và phó tổng thống."

Theo tôi bức hí họa mỉa mai phương cách tranh cử chính trị bản sắc (identity politics) dựa vào mầu da, sắc tộc và giới tính, nhằm thu hút cử tri của đảng Dân Chủ, đồng thời nói lên sự quan tâm của người Úc về cuộc tranh cử tại Mỹ lần này.

 

Diều hâu và két…

Còn bản tin tựa đề: “Nước Úc cần Trump thắng cử vì chúng ta không thể đơn phương đối đầu với Trung cộng” được phổ biến trên Sky News Australia ngày 9/8/2020.

Theo bản tin Thượng nghị sĩ đảng Tự Do James McGrath tuyên bố thẳng thừng Tổng Thống Trump cần thắng cử để thế giới đứng lên chống lại Bắc Kinh vì “Trung cộng là mối đe dọa lớn nhất nhằm duy trì trật tự thế giới hiện nay”.

Theo ông McGrath, đối với Bắc Kinh, Tổng thống Trump sẽ phản ứng mạnh hơn ứng cử viên Joe Biden: “khi phải đối phó với những kẻ bắt nạt mình, chúng ta không thể xoa bóp, hòa dịu bọn chúng, chúng ta phải đứng lên chống lại bọn chúng”.

Theo Thượng nghị sĩ McGrath về đối ngoại: “Biden không phải là diều hâu, ông ấy giống như một con két”.

Ông McGrath cho biết Úc cần bảo đảm có một liên minh sẵn sàng chống lại Trung cộng, vì thế Úc cần ủng hộ một tổng thống Mỹ mạnh mẽ cứng rắn và người ấy chính là ông Trump.

 

Người Úc nghĩ gì về Mỹ và Trung…

Theo cuộc khảo sát của Viện Lowy Úc vào tháng 3/2020 phổ biến ngày 26/6/2020 thì chỉ có 51% người Úc tin tưởng Mỹ hành động có trách nhiệm với thế giới.

Nhưng có đến 55% người Úc tin rằng quan hệ với Mỹ quan trọng hơn với Trung cộng, trong khi chỉ 40% cho rằng quan hệ với Trung cộng quan trọng hơn với Mỹ.

Lên đến 78% cho biết việc liên minh với Mỹ rất quan trọng hoặc khá quan trọng đối với an ninh của Úc, tăng sáu điểm so với khảo sát năm 2019.

Niềm tin của người Úc vào Bắc Kinh giảm xuống mức thấp kỷ lục từ 52% vào năm 2018 xuống còn 23%, mất 29 điểm.

Lên tới 40% hàng hóa xuất cảng từ Úc đã nhập cảng vào Trung cộng, nên 94% người Úc muốn chính phủ tìm kiếm các thị trường khác để giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung cộng.

Đồng thời có đến 88% ủng hộ cuộc Đối thoại An ninh Tứ giác, đối thoại bốn bên giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, do Tổng thống Trump mở ra từ năm 2017.

Cuộc thăm dò còn cho thấy khi xảy ra xung đột giữa các giá trị dân chủ và lợi ích kinh tế với Trung cộng, lên đến 60% người Úc nói rằng chính phủ nên coi các giá trị dân chủ của Úc quan trọng hơn thương mãi và 84% tin rằng Úc nên trừng phạt các quan chức Trung cộng vi phạm nhân quyền.

Về cá nhân Tổng thống Trump chỉ 30% người Úc bày tỏ tin tưởng ông "sẽ làm điều đúng đắn liên quan đến các vấn đề thế giới", tỷ lệ này đã tăng năm điểm so với chỉ số 25% vào năm 2019.

Cuộc khảo sát thực hiện đã 6 tháng, khi ấy đại dịch coronavirus chưa bùng nổ tại Úc, Bắc Kinh chưa công khai bộ mặt ngoại giao “lang sói” bắt nạn nước nhỏ, quan điểm của người Úc nhìn chung đã xem Trung cộng như một mối đe dọa đến an ninh nội trị Úc.

Nay đại dịch đánh mạnh vào Úc, từ ngày 5/8/2020 lần đầu tiên trong lịch sử thành phố Melbourne bị giới nghiêm từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng, người dân chỉ được ra đường mỗi ngày 1 giờ để tập thể thao bằng cách đi hay chạy bộ, mỗi nhà mỗi ngày chỉ được một người đi chợ mua sắm, mọi người phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và không được rời khỏi nhà quá 5 cây số, trường học đóng cửa, hầu hết các doanh nghiệp đóng cửa, mọi quy định được kiểm soát gắt gao với những hình phạt nặng nề cho người vi phạm.

Mọi hoạt động kinh tế của tiểu bang Victoria đều ngừng trệ, Victoria bị cô lập với các tiểu bang khác và với thế giới.

 

Cộng đồng Việt …

Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc sinh hoạt dựa trên nguyên tắc phi đảng phái chính trị nên sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm với chính phủ khi cần, nhưng đồng thời công khai nêu quan điểm khi chính phủ hành xử thiếu minh bạch.

Cộng đồng đã chính thức ngỏ lời cùng Chính Phủ Andrews nếu cần có thể sử dụng Đền Thờ Quốc Tổ tại Victoria như một trung tâm y tế tạm thời chữa trị cho những nạn nhân nhiễm dịch bệnh.

Nhưng đồng thời Cộng đồng bằng nhiều cách khác nhau, kể cả việc biểu tình phản đối Chính Phủ Lao Động Andrews thiếu minh bạch ký kết hợp đồng liên quan đến chiến lược “Vành Đai, Con Đường”.

Vừa rồi gia đình tôi nhận được một lá thư viết bằng tiếng Việt từ Dân biểu liên bang Bill Shorten cho biết ông và đảng Lao Động không chủ trương tham gia chiến lược “Vành Đai, Con Đường” vì không có ưu tiên nào lớn hơn nền an ninh quốc gia và chủ quyền nước Úc.

 

Úc Mỹ đồng minh chiến lược…

Từ năm 2012, Quốc Hội Úc đã chính thức thông qua Đạo Luật cấm Huawei phát triển mạng 5G và nhiều Đạo luật nhằm giới hạn người nước ngoài đầu tư vào Úc.

Năm 2018, Úc thông qua hai Đạo luật chống can thiệp của chính phủ nước ngoài, trọng tâm nhắm vào Bắc Kinh can thiệp nội trị và an ninh nước Úc.

Vào đầu tháng 7/2020, Chính phủ Úc công bố tăng ngân sách quốc phòng trên 40% lên đến $270 tỉ Úc kim trong vòng 10 năm tới, Thủ tướng Scott Morrison cho biết:

"Chúng ta muốn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được cởi mở tự do, không bị hiếp đáp. Chúng ta muốn một khu vực trong đó các nước lớn nhỏ đều có thể tiếp cận nhau một cách tự do theo luật pháp quốc tế. Không có gì là vô lý hay tham vọng quá đáng, các nước đều theo đuổi quyền lợi riêng và không muốn bị can thiệp từ bên ngoài, Úc cũng muốn theo đuổi những quyền lợi của mình."

Cuối tháng 7/2020, hai bà Ngoại trưởng Úc Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynolds đã sang thủ đô Washington họp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper để bàn về chiến lược phòng vệ Thái Bình Dương từ những đe dọa quân sự của Bắc Kinh.

Về lại Úc theo luật hiện hành hai bà đã bị cách ly 15 ngày đủ thấy sự quan tâm của Chính phủ Úc trong công cuộc chung bảo vệ thế giới tự do.

Từ sau Đệ nhị thế chiến hai nước Úc và Mỹ đã trở thành hai đồng minh chiến lược luôn sát cánh bên nhau không phân biệt chính trị đảng phái nội bộ quốc gia.

Từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, Mỹ và Úc có khá nhiều khác biệt về chính sách, nhưng ông Trump và Chính phủ của ông luôn đối thoại, tìm hiểu và triệt để tôn trọng người Úc, thật khó nghĩ ra điều gì có thể trách cứ ông.

Trung cộng nay cũng đã là vấn đề nội trị nước Mỹ, theo cuộc khảo sát Pew công bố vào tháng 3/2020, có tới 91% người Mỹ xem sức mạnh và ảnh hưởng của Trung cộng trên thế giới là mối “đe dọa” đối với nước Mỹ.

Dự thảo Cương Lĩnh của đảng Dân Chủ vừa phổ biến cho biết sẽ cứng rắn với Trung cộng, nhưng vẫn xem Trung cộng như một yếu tố quốc tế hơn là yếu tố nội trị đang tàn phá nước Mỹ về nhiều mặt.

Cương Lĩnh cho biết sẽ thành lập một liên minh quốc tế nhưng không nói rõ liên minh với ai và để làm gì, mọi điều viết trong đấy chỉ nhằm đả kích ông Trump thay vì đưa ra đường lối, chiến lược rõ ràng.

Quyền bầu cử Tổng thống là quyền của công dân Mỹ, nhưng quyền nhận xét và ủng hộ ông Trump, ông Biden hay trung dung là quyền của bạn của tôi và của tất cả mọi người trên toàn thế giới.

Ngày 3/11/2020 sẽ tới và rồi sẽ trôi qua, tôi xin phép trung dung không đả kích ông này ủng hộ ông kia, chỉ mong giải thích một số góc cạnh chính trị một cách trung thực nhất, chỉ có sự thật mới có thể thuyết phục chính mình và bạn đọc.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

19/8/2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.