Hôm nay,  

Hồng Kông Trong Gọng Kìm của Trung Cộng

09/07/202018:57:00(Xem: 2338)

Ngày 22 tháng 6 năm 2020, dự luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông được đưa ra tại quốc hội của Đảng Cộng Sản Trung Hoa để thông qua, và đêm 30 tháng 6 rạng sáng ngày 1 tháng 7, 2020, sau một phiên họp kín của Ủy Ban Thường Vụ Đại Biểu Nhân Dân (mà thế giới gọi là quốc hội bù nhìn tại Bắc Kinh) dự luật này đã trở thành luật. Ngày mà Luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông này ra đời cũng trùng ngày mà Hồng Kông được trao trả lại cho China 23 năm trước 01-07-1997 theo thể chế “một nước hai chế độ” (one country two systems). Theo đó Hồng Kông vẫn còn quyền tự trị trong 50 năm từ 1997 đến 2047, và trên lý thuyết Hồng Kông chỉ lệ thuộc vào Bắc Kinh về quân sự và ngoại giao mà thôi.

Thế nhưng Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã quyết định xé bỏ bản hiệp ước song phương mà họ đã ký, và đã nộp cho Liên Hiệp Quốc, thời Đặng Tiểu Bình với đại diện Anh Quốc của chính phủ bà Margaret Thatcher, nhằm xóa sổ nền tự do và tự trị của Hồng Kông, để đưa ra một đạo luật hà khắc và kiểm duyệt gắt gao giết chết quyền tự do ngôn luận và dân chủ mà người Hồng Kông có quyền được hưởng cho đến năm 2047. Đạo luật bao gồm 6 chương và 66 điều khoản, trong đó ba điều 2, 4 và 6 nhằm tiêu diệt sự đối kháng của người dân Hồng Kông. Bốn tội danh rất mơ hồ sẽ bị án đến tù chung thân là hoạt động lật đổ chính quyền, ly khai, khủng bố và thông đồng với ngoại bang. 

Theo The Epoch Times, riêng điều thứ 38 là ngang ngược, thái quá, không chấp nhận được, vì nó sẽ áp dụng đối với những hành vi phạm tội bên ngoài Hồng Kông và do những người không phải công dân Hồng Kông thực hiện. Ngoại Trưởng Mike Pompeo của Hoa Kỳ tuyên bố đây là sự xúc phạm đối với tất cả các nước trên thế giới. Luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông đã chấm dứt quyền do của người dân được bầy tỏ quan điểm chính trị của họ, chính quyền tự do chính trị này đã biến Hồng Kông thành một trung tâm tài chính, thương mại tầm vóc quốc tế. 

Giáo sư Andrew Nathan về chính trị tại đại học Columbia cảnh giác những người ngoại quốc ủng hộ phong trào đòi dân chủ cho Hồng Kông khi đi du lịch trên thế giới nên tránh các nước có ký thỏa hiệp dẫn độ với China, vì họ có thể bị bắt và dẫn độ về Bắc Kinh vì điều khoản 38 này.

Phó Tổng Thống Mike Pence cũng tuyên bố hành động China đã phản bội lại thỏa thuận quốc tế mà họ đã ký kết, và người dân yêu chuộng tự do không thể chấp nhận được. Biện pháp tức thời của Hoa Kỳ là xóa bỏ ngay đặc quyền mà Mỹ đã dành cho Hồng Kông để không lọt vào tay Trung Cộng.

Hạ Viện Mỹ trong hai ngày 1 và 2 tháng 7-2020 đã thống nhất thông qua đạo luật tự trị Hồng Kông, luật này sẽ chế tài các cá nhân, công ty còn làm ăn với các quan chức và nhà nước China đang thực thi Luật An Ninh Quốc Gia mà Bắc Kinh vừa áp đặt lên Hồng Kông. Bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch hạ Viện nói rằng đạo luật này của Hoa Kỳ sẽ “giúp kết thúc chiến dịch tàn ác của China.” Một ngày sau, Thượng Viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật này, và được đệ trình lên Tổng thống Trump chờ ký duyệt. Đây là sự hợp tác hiếm có giữa hai viện Quốc Hội Hoa Kỳ về vấn đề Hồng Kông.

Ngay sau khi Luật An Ninh được Bắc Kinh đưa ra và có hiệu lực ngay, ba thủ lĩnh của phong trào đòi dân chủ cho Hồng Kông là Joshua Wong (Hoàng Chí Phong), Nathan Law, và Agnes Chow đồng loạt bước xuống khỏi phong trào Demosito. Đây là một hành động khôn ngoan của nhóm Hoàng Chí Phong để bảo toàn lực lượng trong khi chờ đợi phương thức đấu tranh mới. Nathan Law, hiện đang theo học tại đại học Yale tuyên bố tranh đấu cho tự do của Hồng Kông là bảo tồn những giá trị của thế giới. 

Một tuần sau, ngày 8 tháng 7, China chiếm một khách sạn nổi tiếng ngay trung tâm Hồng Kông làm văn phòng an ninh quốc gia để thực thi luật này. Một chiến dịch càn quét các ‘sách báo đồi trụy” được phát động, và hàng ngàn sách báo tạp chí khảo cứu giá trị quý hiếm về văn hóa, giáo dục, nhân bản, cổ võ cho dân chủ tự do, hay chống lại chế độ áp bức của Bắc Kinh, đã bị tịch biên và thiêu hủy. Thư viện trống vắng cả người lẫn sách truyện tác phẩm. Người ta nhìn thấy những gì đã diễn ra tại Liên Xô thời Stalin, tại Hoa Lục thời Mao Trạch Đông, hay tại ba nước Đông Dương Việt-Miên-Lào, hay Bắc Hàn, v.v…, hiện đang diễn ra tại Hồng Kông.

Ngày 3 tháng 7, tổ chức  The Economic Freedom of the World Network thuộc Canada’s Fraser Institute với các tư tưởng gia của 39 quốc gia đã ký tên trong một Lá Thư lên án Bắc Kinh áp dụng Luật An Ninh Quốc Gia nhằm phá hoại Hồng Kông – một trung tâm thương mại phồn thịnh nhất sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ông Fred McMahon/chủ tịch của tổ chức trên nói những hành động phản đối và áp lực của Hoa Kỳ lên bắc Kinh sẽ có hiệu quả hơn là các quốc gia chỉ lên tiếng suông. Và thế giới cần đồng loạt phản ứng lại (global response). Ông kêu gọi các quốc gia dân chủ cần phải tiến hành thủ tục trục xuất ngay Trung Cộng ra khỏi tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vì Trung Cộng thường xuyên vi phạm các điều lệ của WTO như họ đang vi phạm thỏa ước đã ký và cam kết với Liên Hiệp Quốc và nước Anh về  Hồng Kông.

Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bà Morgan Ortagus lên tiếng về sự đe dọa của Trung Cộng với quyền riêng tư của Hoa Kỳ, qua dịch bệnh virus từ Vũ Hán, và nay là Luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông. Bà nhấn mạnh “tất cả chúng ta đều có tội khi không nhìn thấy thực sự Trung Cộng là ai”.

Giáo Sư Alexander Huang, phân tích gia chính trị tại đại học Tamkang ở Đài Bắc nói người dân Đài Loan đã lạnh xương sống khi nhìn thấy thảm cảnh ở Hồng Kông vì Luật An Ninh Quốc Gia. Họ cũng thấy viễn ảnh nay là Hồng Kông, mai sẽ là Đài Loan. Tuy nhiên, sự ủng hộ của người dân Đài Loan với bà Tổng Thống Thái Anh Văn và xu hướng chống Trung Cộng của hòn đảo này đã tăng rõ rệt từ 18% năm 1992 lên 57% năm 2019 và lên 67% năm 2020. Ngoài ra, Trung Cộng cũng nhìn thấy đàng sau lưng Đài Loan là Hoa Kỳ với Tổng Thống Donald Trump, bởi thế tiến chiếm Hồng Kông là việc khả thi trước mắt. Thế giới đang lung lay vì lo toan chống đỡ với con virus từ Vũ Hán, và mỗi nước đều đang có vần đề riêng của họ, nên Chủ Tịch Tập Cận Bình tin rằng việc chiếm đoạt sớm Hồng Kông sẽ không là vấn đề.

Vấn nạn ở đây chính là hơn 7 triệu dân Hồng Kông, họ sẽ di cư qua Anh Quốc, qua Đài Loan tìm cuộc sống mới, hay sẽ ở lại tiếp tục chiến đấu trong một trận chiến không còn cân sức nữa? Những thủ lĩnh như Hoàng Chí Phong sẽ tiếp tục ở lại Hồng Kông? Họ sẽ dễ dàng bị chính phủ Hồng Kông bây giờ bắt giữ dưới nhiều hình thức tội trạng khác - theo lệnh của Bắc Kinh, hay họ sẽ di tản ra ngoại quốc để giữ lại ngọn lửa đấu tranh? Thế giới đang nhìn về Hồng Kông và cầu nguyện. (Tin Tổng Hợp).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
Quan niệm đúng đắn về phát triển bền vững cũng như nhu cầu năng lượng cần thiết cho phát triển là hai vấn đề cấp thiết mà nhân loại cần phải lưu tâm trong những năm sắp đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.