Hôm nay,  

Em Bé Và Họng Súng

09/06/202010:59:00(Xem: 3157)

                                                          

Chúng ta thấy gì qua những cuộc biểu tình và bạo lực tiếp theo sau cái chết của người thanh niên da đen George Floyd bị người cảnh sát da trắng  Derek Chavin dùng đầu gối đè cổ nghẹt thở chiều ngày 25-5-2020 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota? Hàng trăm cánh sát dã chiến với trang bị tác chiến và măt nạ chống khói độc đối đầu với hàng ngàn người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và đòi được sống bình đẳng với người Mỹ da trắng. Đó là cuộc đấu tranh chính đáng chống lại áp bức, chống lại bất công của một xã hội đa chủng đa văn hóa như nước Mỹ.

A person wearing a suit and tie

Description automatically generated


Tuy nhiên một bức ảnh đã gây được sự chú ý của báo giới và quần chúng cũng như sở cảnh sát của Long Beach-LBPD. Tấm ảnh cho người ta thấy môt cảnh sát chỉa họng súng vào một bé gái da đen đang ngồi trên vai của cha nó trong một cuộc biểu tình chống lại kỳ thị chủng tộc tai Mỹ. Tấm ảnh phơi bày sự vô cảm đến độ tàn nhẫn, mất cả lương tri và bản chất “người”. Đó là tấm ảnh do người Mỹ-Richard Grant- chụp được trong môt cuộc biểu tình tại Long Beach. Theo Richard Grant đó là tấm ảnh gây ấn tượng nhất mà ông đã từng chụp.
(hinh minh họa bên trái) Có ý kiến cho rằng đó là tấm ảnh giả. Dù sao đi nữa tấm ảnh ấy đã phơi bày một sự thật đáng được ghê tởm. Tấm ảnh này cũng gây ra một chấn động không nhỏ tại sở cảnh sát Long Beach. Hôm 3 tháng 6, trong một thông báo, Sở Cảnh Sát Long Beach kêu gọi: “Sở cảnh sát Long Beach chúng tôi tiếp tục bảo vệ và ủng hộ mọi người dân tỏ bày đòi hỏi những quyền lợi hợp hiến của họ. Nhưng chúng tôi không dung thứ bạo động chống lại các viên chức thuộc cộng đồng cảnh sát chúng tôi.  Thông báo của LBPD không hề đá động gì đến những rũi ro, hiểm nguy có thể xảy đến cho bé gái da đen.A group of people standing in front of a building

Description automatically generated

Theo báo Newsweek, một bé gái da đen, Simone Bartee, 5 tuổi theo cha mẹ tham gia cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Houston, đang tỉ tê khóc. Thấy thế, một cảnh sát viên da trắng với đầy đủ trang bị chống biểu tình, ngồi xuống bên cạnh bé gái, hỏi: “Chuyện gì thế con gái?”. Cô bé liền hỏi:”Chú có bắn cháu không chú?”. Cảnh sát viên lật kính che mặt quàng vai đứa bé, nói: ”Chúng tôi ở đây để bảo vệ cho con. Chúng tôi đến đây không phải để làm đau cháu đâu nhé. Con cứ biểu tình, cứ chơi và làm tất cả những gì con muốn, nhưng không đập phá gì hết...” 

                            https://twitter.com/iamsimeonb/status/1268214300096765954)

“ Chú có bắn cháu không chú?”..đó là một câu hỏi đến từ tâm hồn trong sáng của bé da đen và câu trả lời của người cảnh sát da trắng đến từ một nhân cách lớn. Đó là lý do của một quốc gia có tên Hợp Chủng Quốc vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận hôm nay và mãi mãi mai sau...

NHẬN ĐỊNH

Hai câu chuyện kể ở trên có chung một nhân vật là hai em bé theo cha mẹ tham gia biểu tình chống kỳ thị màu da. Những cháu còn quá trẻ, ở tuổi vị thành niên không thể nào có đầy đủ ý thức về một cuộc đấu tranh chính trị hay một cuôc biểu tình chống lại những vấn đề bất công của xã hội. Cháu Simone rõ ràng được cha mẹ dẫn theo tham gia biểu tình trong lúc cháu hoàn toàn không ý thức gì về sự phân biệt chủng tộc.  Sự tham gia biểu tình hay đấu tranh chính trị của các cháu vị thành niên không đem lại một lợi ích gì cho các cháu mà trái lại nó có thể gây tổn thương cho những tâm hồn còn trong trắng. Thiết nghĩ phải có một giới hạn tuổi nào đó cho những ai muốn tham gia những cuộc biểu tình, nếu không, các cháu ở tuổi vị thành niên có thể trở thành những vật hy sinh cho những mưu đồ chính trị ../.

Đào Như

Chicago

June 9-2020

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.