Hôm nay,  

Suy Nghĩ của Một Người Mỹ Gốc Việt về Tháng Lịch Sử Người Da Đen (Black History Month)

29/05/202014:42:00(Xem: 8663)

 


Tác giả: Nikki Châu (Châu Ngọc Trân), thành viên của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến) 

Chuyển ngữ: Thắng Đỗ, thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến)

Tháng Lịch Sử Người Da Đen có nghĩa gì với một người Mỹ gốc Việt như tôi? Các từ “Da đen”, “Người Mỹ gốc Phi châu”, và “Người Mỹ gốc Việt,” tự chúng đã là các tên gọi nặng nề. Ngay cả khi được sử dụng chỉ để đòi lại căn cước và phẩm giá, chúng vẫn đầy rẫy sự phân chia chủng tộc, dù là thời nay hay trong quá khứ. Suy ngẫm về lịch sử người Da đen, làm sao tôi có thể tránh đối diện với sự dã man của của người da trắng Châu Âu qua trí tưởng tượng và chính sách của họ đã bắt rễ từ hơn 500 năm trước?

Lịch sử của người Da đen bao gồm các nhà phát minh, nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ, khoa học gia, kỹ sư, nhà đấu tranh, triết gia, lực sĩ, doanh thương và các vị lãnh đạo tài năng. 

Lịch sử của người Da đen cũng bao gồm các nền văn minh rực rỡ, các nền văn hóa, các truyền thống tâm linh, các truyền thống ẩm thực, và các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại.

Lịch sử của người Da đen ở Mỹ bao gồm những con người như sơ Rosetta Tharpe, người tiên phong trong dòng nhạc Rock & Roll; Octavia Butler, từng thắng giải thưởng thần đồng Mac Arthur và tác giả về khoa học giả tưởng, cũng như nhà toán học Katherine Johnson, người tiên phong trong ngành khoa học không gian và các điện toán, với các công trình thực hiện tại cơ quan NASA đóng vai trò then chốt cho phi thuyền Apollo đáp được xuống mặt trăng.

Lịch sử của người Da đen cũng bao gồm các thuộc địa và đế quốc. Lịch sử của người Da đen ở Mỹ bao gồm 500 năm của chế độ sở hữu nô lệ hợp pháp, tách ly chủng tộc, phân biệt khu vực sinh sống theo chủng tộc, và bỏ tù tập thể. Lịch sử của người Da đen tại Mỹ bao gồm những nhân vật như W. E. B. Du Bois, Harriet Tubman, và Rosa Parks. Đó là những nỗ lực còn đang tiếp tục để chống lại nạn kỳ thị chủng tộc, đấu tranh cho quyền dân sự và quyền làm người của người Da đen.

Trên cương vị một người Mỹ gốc Việt khi suy ngẫm về Tháng Lịch Sử Người Da đen, tôi liên tưởng đến lịch sử của Mỹ và Việt Nam, và làm thế nào người Mỹ gốc Việt có thể đồng minh với Người Da đen trong quá trình tranh đấu chung để đòi tự do và được giải phóng.

Sinh trưởng tại Việt Nam, tôi đã từng biết về “Mỹ” qua ba má tôi và những cuốn phim của Hollywood. Nước Mỹ là nơi mà ai ai cũng có tự do, nơi có đầy Ovaltine, sữa tươi và Coca Cola, và người nào cũng sống trong một căn nhà như trong phim “Home Alone”. Mỹ là nơi mà điều kiện sống tốt đến nỗi gia đình tôi – và ba triệu người khác – đã đánh cuộc bằng mạng sống của mình, khi bỏ xứ ra đi trên một chiếc thuyền để đến một xứ sở cách xa hơn 7.000 dặm Anh.

Sinh trưởng tại Việt Nam và Mỹ, ba má tôi thường dùng cụm từ “người Mỹ” để ngụ ý một người da trắng. Chúng tôi là người Việt, những người khác là Da đen, Trung Hoa, Nhật, Mễ, Phi-líp-pin, v.v. Nước Mỹ đương nhiên là xử sở của người da trắng. Phải nhiều năm sau, tôi mới thực sự hiểu lịch sử của Mỹ châu, và người da đen đã đến lục địa này bằng cách nào.

Người Bồ đào nha khởi xướng Cuộc Buôn Nô Lệ Xuyên Đại Tây Dương vào khoảng năm 1480. Người Tây ban nha mang những nô lệ từ Phi châu đến vùng đất bây giờ là tiểu bang South Carolina vào năm 1526. Các quốc gia Âu châu nhanh chóng theo chân. Theo ước lượng, khoảng 10 đến 12 triệu người Phi châu đã bị buộc lìa quê hương của họ từ thế kỷ 14 đến 17. Họ bị tải đi một cách tàn nhẫn qua 5.000 dặm Anh để lao động dưới các điều kiện khắc nghiệt ở trong các đồn điền sản xuất đường, thuốc lá, lúa và vải sợi. Nguồn nhân công miễn phí kéo dài hàng mấy trăm năm này đưa đến sự thịnh vượng và quyền lực vĩ đại cho Âu châu, người Âu châu và người Mỹ gốc Âu châu (những người đã bứng gốc người Da đỏ bản xứ để cướp đất của họ). 

Khi tôi đề cập đến phần này của lịch sử Hoa kỳ với các người Mỹ gốc Việt khác, tôi thường nghe câu trả lời: “nhưng chuyện đó đã lâu lắm rồi.” Tôi hiểu tại sao họ ngại ngùng không muốn nghĩ đến đề tài đó.

Trong một Việt nam hậu chiến, ba tôi đã mất hết, mất tất cả các tài sản vật chất cũng như tinh thần. Ông đã bị tước đi quyền làm người. Ông đã cảm thấy bị làm nhục. Ông đã cảm thấy mất giá trị, đối với xã hội cũng như với chính mình. Ông đã mất quyền được di chuyển, được có việc làm, và được sống yên lành. Với ông và nhiều người tị nạn Việt nam, nước Mỹ là cơ hội thứ hai để khôi phục những gì họ đã đánh mất.

Ba má tôi thường nói về lòng biết ơn và chịu ơn những người đã giúp chúng tôi. Hiện tôi đang ở Việt nam và nhân dịp Tết, đến thăm viếng họ hàng và bạn của ba má không nghỉ. Tôi mệt rã rời vào cuối ngày. Khi trò chuyện với má, bà nhắc tôi ai đã tử tế với chúng tôi, đã cho chúng tôi mươn tiền, và ai đã cho chúng tôi ở nhờ hồi mấy thập niên trước. Cuộc thăm viếng vào dịp Tết này chỉ là sự trả ơn nhỏ nhoi nhất tôi có thể làm. “Mình trả ơn, con,” bà vẫn nói, “mình trả lại cái ơn họ đã cho mình.”

Tôi hiểu tâm trạng chịu ơn của người Việt với nước Mỹ. “Đất nước này đã cho gia đình tôi tất cả những gì chúng tôi hiện đang có” là câu nói tôi thường nghe. Tôi đóan rằng họ không muốn nghĩ về giai đoạn lịch sử xấu xa này tại Mỹ, với chế độ nô lệ và kỳ thị chủng tộc, vì họ cho làm thế là phản bội “ân nhân” của mình.

Nhưng “ân nhân” của chúng ta bao gồm cả người Da đen nữa. Máu, mồ hôi và nước mắt của người Da đen đã xây dựng nước Mỹ trong 350 năm mà họ không được đền bù gì. Người Da đen đã cống hiến rất nhiều cho Hoa kỳ và thế giới trong các lãnh vực như khoa học, kỹ thuật, âm nhạc và còn nhiều nữa, kể cả các quyền dân sự.

Vào ngày 1 tháng 2, 1960, khi bốn sinh viên Da đen bất chấp các luật lệ kỳ thị mang tên Jim Crow và ngồi ở một quầy ăn trưa “chỉ dành cho người da trắng”, họ đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh về quyền dân sự dẫn đến Đạo Luật Di Dân và Quốc Tịch của năm 1965. Đạo luật này hủy bỏ các giới hạn di dân dựa trên chủng tộc đã được thiết lập từ năm 1917 để cấm người Á Châu được nhập cư vào nước Mỹ.

Đạo Luật Di Dân và Quốc Tịch đã cho phép các anh chị em họ của tôi, sau khi vượt biên trái phép bằng thuyền vào thập niên 1970, trở thành công dân Mỹ và sau đó bảo trợ cho ba má họ - dì và dượng tôi – được di dân hợp pháp đến Mỹ hai thập niên sau, và được rời Việt nam bằng máy bay. Luật này đã cho phép các đứa cháu tôi lớn lên trong tình thương của ông bà.

Người Da đen không chỉ là “ân nhân” và người đồng xứ sở của chúng ta, họ còn là thân nhân và gia đình nữa. Nhiều người Việt sau khi nhập cư, đã kết hôn với người từ các chủng tộc khác nhau. Nhiều gia đình gốc Việt hiện có thành viên lai: Việt lai Da đỏ bản xứ, Việt lai Phi-líp-pin, Việt lai Pháp, Việt lai Trung Nam Mỹ, và đương nhiên, Việt lai Da đen. 

Chính một phụ nữ Da đen, Mildred Loving, đã khiến hôn nhân hỗn hợp chủng tộc tại Mỹ trở thành hợp pháp. Mildred Loving và người chồng da trắng bị đi tù khi họ kết hôn với nhau. Họ kiện tiểu bang Virginia và thắng kiện. Vào năm 1967, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ buộc hủy bỏ tất cả các bộ luật tiểu bang cấm cản hôn nhân hỗn hợp chủng tộc. Quyết định đó đã cho phép chính tôi được kết hôn hợp pháp cùng một người Mỹ gốc Âu châu với tổ tiên từ Ba lan và Đức. Cuộc hôn nhân này được tiểu bang California công nhận, trong khi má tôi và tôi hãnh diện mặc chiếc áo dài truyền thống của Việt nam.

Khi suy nghĩ về Tháng Lịch Sử Người Da Đen, tôi tự nhắc là chính người Việt cũng có nhiều sắc da khác nhau. Khi tôi có con, chúng sẽ là người Việt nam, hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ như trong truyền thuyết. Cùng lúc, con cái của người Da đen và Việt nam cũng sẽ là con rồng cháu tiên – hậu duệ của một thủy long và một sơn tiên.

Ngày nay, tôi hiểu rằng những gì tôi được kể về nước Mỹ khi còn bé chỉ đúng một phần. Không phải ai ở Mỹ cũng sống trong căn nhà như trong phim “Home Alone”. Mấy thế kỷ bất công xã hội và kinh tế đã tạo ra sự bất bình đẳng khổng lồ. Tài sản trung bình của một gia đình da trắng bằng 13 lần tài sản của một gia đình Da đen. Phần lớn tài sản này được chuyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và đây chỉ là một trong nhiều hình thức bất công và kỳ thị mà người Da đen trên đất Mỹ vẫn phải tiếp tục đối diện cho đến bây giờ.

Bây giờ là năm 2019, mà người Da đen vẫn còn phải tranh đấu để được đối xử công bằng dưới luật pháp; người Da đen vẫn còn phải tranh đấu để có cơ hội giáo dục tương đương. Trước đây không lâu, người Da đen đã không được đi học cùng trường với người da trắng. Ruby Bridges, học sinh Da đen đầu tiên được học ở một trường da trắng, ra đời bốn năm sau má tôi.

Suy ngẫm về Tháng Lịch Sử Người Da Đen, tôi nhớ rằng ba má tôi mang tôi đến Mỹ để có được cơ hội học hành và kiếm việc làm tốt hơn, và mục tiêu của Chính Sách Nâng Đỡ Những Người Từng Chịu Bất Công (Affirmative Action) cũng là mang các cơ hội đó đến với những anh chị em da màu, như nhà thơ Langston Hughes đã từng viết, “Chính tôi cũng hát về Nước Mỹ.”

Là người Việt, tôi thường được nhắc nhở về lịch sử của mình. “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu,” tôi nghe thế. “30 tháng tư,” ba tôi vẫn nhớ ngày đó hàng năm. Từ khi còn là một đứa con gái nhỏ, tôi được dạy phải thắp nén hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên và những gì họ đã làm trong mỗi dịp cúng giỗ. Là người Mỹ cũng thế, tôi có trách nhiệm hiểu biết về lịch sử của người Da đen, cả quá khứ lẫn hiện tại, bởi vì lịch sử của người Da đen chính là một phần không thể thiếu của lịch sử Hoa kỳ.

Má tôi thường nói “sống có tình có nghĩa” và bảo tôi cần “nhớ ơn.” Là người Mỹ gốc Việt, Tháng Lịch Sử Của Người Da Đen có nghĩa tôi cần công nhận sự đóng góp của người Da đen cho xã hội và các đóng góp này đã cho tôi một số quyền lợi; nó có nghĩa tôi cần công nhận vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh cho công lý và công bằng; nó đòi hỏi tôi phải tự xét để hiểu về những định kiến kỳ thị người Da đen đã có sẵn trong tôi; và nó kêu gọi tôi đòi hỏi nước Mỹ phải tôn trọng bản Tuyên Ngôn Độc Lập, đã ghi rằng tất cả mọi người đều có các Quyền không thể tách rời về Sự Sống và Tự do. Tôi mong mỏi nhiều người Mỹ gốc Việt tham gia cùng với tôi trong nỗ lực này.

Ghi chú của tác giả: Các giống người di dân từ Phi châu rất đa dạng và có xuất xứ khác biệt và phong phú nhất trong tất cả các chủng tộc khác ở Mỹ châu. Tôi cố tình chọn các từ “Da đen”, “bà con Da đen”, “người Da đen”, thay vì “Người Mỹ gốc Phi châu” để công nhận sự phong phú và đa dạng về nguồn gốc chủng tộc và lịch sử di dân của họ.

******

BLACK HISTORY MONTH REFLECTION AS A VIETNAMESE AMERICAN

 

How do I reflect upon Black History Month as a Vietnamese American? Already, the words “Black”, “African American”, and “Vietnamese American” are fraught labels. Even as these words are used today to reclaim identities and dignity, they are filled with current and historical racialization of our respective peoples. How do I think about Black history beyond the brutal consequences of white European imagination and policies that took roots over 500 years ago?

 

Black history is full of brilliant inventors, musicians, authors, poets, scientists, engineers, activists, philosophers, athletes, entrepreneurs, and leaders. Black history is filled with flourishing civilizations, cultures, spiritual traditions, culinary traditions, and great works of art.

 

Black history in the U.S. is people like Sister Rosetta Tharpe, the pioneer of rock ‘n roll, MacArthur genius and science fiction author Octavia Butler, and mathematician Katherine Johnson, the pioneer in space science and computing whose work at NASA was critical for the Apollo Moon landing. 

 

Black history is also filled with colonialism and imperialism. Black history in America is over 500 years of legalized chattel slavery, racial segregation, redlining, and mass incarceration. Black history in the U.S. is people like W. E. B. Du Bois, Harriet Tubman, and Rosa Parks. It is the ongoing fight against discrimination, the fight for civil rights, and the right to be human for Black people.

 

As I think of Black History Month as a Vietnamese American, I think about the history of the United States and Vietnam, and how Vietnamese Americans can be in solidarity with Black people in our interconnected human struggle for freedom and liberation.

 

Growing up in Vietnam, I learned about “Mỹ”, “America” through my parents and Hollywood movies. Mỹ, the place where all people were free, where there were plenty of Ovaltine and fresh milk and Coca Cola, and everyone lived in a house like the one in the movie “Home Alone”. Mỹ was where life was so good that some members of my family — and 3 million others — were risking their lives, leaving their homeland on a boat, to get to a land over 7000 miles away.

 

Growing up in Vietnam and the United States, my parents would refer to a “người Mỹ”, an American, as a person with white skin. We are Vietnamese, others are Black, Chinese, Japanese, Mexican, Filipino, etc. “Nước Mỹ”, America, naturally meant the country of the white people. It would take me years to learn the true history of the Americas, and how Black people came to these continents. 

 

By 1480, the Transatlantic Slave Trade had begun, spearheaded by the Portuguese. The Spanish brought enslaved Africans to present-day South Carolina in 1526. Other Europeans would soon follow suit. From the 1500s to the 1800s, it’s estimated that between 10 to 12 million Africans were forced to leave their homes and ruthlessly taken to a land 5,000 miles away to labor under brutal conditions on sugar, tobacco, rice, and cotton plantations. This unpaid labor for hundreds of years provided great wealth and power to Europe, Europeans, and European Americans (who uprooted Indigenous peoples and occupied their lands).

 

When I talk about this part of U.S. history with other Vietnamese Americans, I sometimes get the response: “But that was a long time ago.” I understand why that resistance is there. 

 

In postwar Vietnam, my dad lost everything, all material and spiritual possessions. He was dehumanized. He was humiliated. He lost his sense of worth, both to society and to himself. He lost his freedom to move around, to have a job, and just to exist. To him, and to many other Vietnamese refugees, coming to America was a second chance to restore what was lost. 

 

My parents often talk about gratitude and indebtedness to those who have helped us. I am currently in Vietnam and have been visiting relatives and friends of my parents for Tết nonstop. I’m exhausted at the end of every day. When I talk to my mom, she reminds me who were kind to us, who let us borrow money, and who let us stay in their homes decades ago. My Tết visits are the smallest repayment possible. “Mình trả ơn, con,” she would say, “We repay the favor.”

 

I know this feeling of indebtedness also applies to the U.S. as a whole for Vietnamese. “This country gave my family everything we have” is a sentiment I often hear. I suspect that for Vietnamese Americans, acknowledging the shameful history of slavery and racism in America might feel like a betrayal of our “ân nhân”, our benevolent benefactor. 

 

But our “ân nhân” also include Black people. Black people’s blood, sweat, and tears built America for over 350 years without payment and reparations. Black people have made significant contributions to the U.S. and the world in the fields of science, technology, music, and many others, including civil rights. 

 

When four Black college students defied Jim Crow laws and sat down at a “whites-only” lunch counter in North Carolina on February 1, 1960, they ignited the civil rights movement that led to the Immigration and Nationality Act of 1965, abolishing the race-based immigration quota system that had been in place since 1917, which banned Asians from entering the U.S.

 

That Immigration and Nationality Act made it possible for my cousins, who left Vietnam on a boat illegally in the 70s, to become U.S. citizens and to eventually sponsor their parents — my aunt and uncle –– to legally immigrate to the US in the 90s, and to leave on an airplane. That law made it possible for my nieces and nephews to grow up knowing their grandparents.

 

Black people aren’t only our “ân nhân” and fellow Americans or fellow residents of the U.S., they are also our relatives, they are also our family. As Vietnamese people migrate, we marry people of different racial and ethnic roots. We now have family members of mixed heritage, including Native American Vietnamese, Filipino Vietnamese, French Vietnamese, Latin Vietnamese, and of course, Black Vietnamese. 

 

It was a Black woman, Mildred Loving, who made it possible for interracial marriages in the U.S. to be legal. Mildred Loving and her white husband were sentenced to prison for having a mixed-race marriage. They sued the state of Virginia and won. In 1967, the United States Supreme Court struck down all state laws banning interracial marriage. This made it possible for me to legally marry a white European American with Polish and German ancestry, sanctioned by the State of California, while I and my mom proudly wore our traditional Vietnamese áo dài. 

 

When I think about Black History Month, I thank Mildred Loving. I remember that Vietnamese people can have many different skin shades. If I have children, they will be Vietnamese, they will be descendants of Lạc Long Quân and Âu Cơ as told in our creation myth. Likewise, children of Black and Vietnamese people are also con rồng cháu tiên – descendants of a water dragon and a mountain fairy.

 

Today, I know that what I was told as a child about the U.S. is only partially true. Only some Americans live in a house like in “Home Alone”. Centuries of social and economic injustice have created massive inequality. A median white household has 13 times the wealth of the median Black household, most of it is transferred between generations. And this is just one of many issues of injustice and discrimination Black people in America continue to face today. 

 

In 2019, Black people are still fighting for equal treatment under the law; Black people are still fighting to have the same rights to education. It wasn’t that long ago that Black Americans were not allowed to attend the same school as their fellow white Americans. Ruby Bridges, the first Black student to attend an all-white school, was born four years after my mom. 

 

Thinking of Black History Month, I remember that my parents brought me to the U.S. for greater education and career opportunities, and I support Affirmative Action, as it aims to do the same thing for all who have not had equal opportunities in the U.S., especially for my darker brothers and sisters, who proclaim, as poet Langston Hughes wrote, “I, too, sing America.”

 

As a Vietnamese, I’m often reminded of my history. “One thousand years of Chinese domination,” I’m told. “April 30th,” my dad recalls every year. For every death anniversary in the family, I was taught since a young age to light an incense on our ancestral altar, to remember my ancestors and what they’ve done. Similarly, as an American, It’s my obligation to know Black history, past and present, because Black history is American history. 

 

My mom tells me to “sống có tình có nghĩa”, to live with heart, compassion, and care. She tells me to “nhớ ơn”, to remember what has been done for me. Reflecting on Black History Month as a Vietnamese American, to me it means acknowledging Black people’s contributions to society and how I have benefited; it’s recognizing my place and responsibility in the fight for justice and equity; it’s looking inward to see what negative anti-Blackness stereotypes live in me; and it’s holding the United States accountable to the Declaration of Independence, that all humans have unalienable Rights to Life and Liberty. I hope many other Vietnamese Americans will join me.

 

Author’s note: People in the African diaspora are incredibly diverse and have the richest and most varied background of any other ethnic group in the Americas. I chose to use the terms “Black”, “Black folks”, “Black people”, and “Black Americans” instead of “African Americans” to acknowledge this richness and variety of ethnic backgrounds and migration history.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đã có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những gì đã xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
Đây là một chương trình phát hình tiếng Việt ở địa phương vùng Hoa Thịnh Đốn, được thực hiện
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.