Hôm nay,  

Dẫu Xây Chín Bậc Phù Đồ...

27/04/202018:08:00(Xem: 4724)

 

 

Để tưởng nhớ Dr. Rupert Neudeck (1939-2016) nhân 30 tháng Tư, 2020.

Rupert Neudeck Died Funeral|German journalist and humanitarian ...




blank


T
háng Tư lại trở về, gợi nhớ đến ngày cuối cùng, lúc toàn miền Nam rơi vào tay đoàn quân xâm lược từ phương bắc, lần này là lần thứ 45! Trong ký ức của mỗi người dân miền Nam chúng ta, có biết bao nhiêu khúc phim lại được dịp hiển hiện, rõ ràng và linh động như vừa mới hôm qua. Có người nhớ đến cảnh hỗn loạn ở phi trường Tân Sơn Nhất, có người không sao quên được những năm tháng tù tội trong trại giam cộng sản, có người nghẹn ngào ôn lại cảnh gia đình ly tán trong những ngày kinh hoàng đó, và có biết bao người còn ghi khắc mãi những ngày lênh đênh trên sóng nước mịt mù hay băng qua rừng sâu núi thẳm để tìm đến bến bờ tự do.

Tôi cũng có nhiều khúc phim trong trí nhớ của mình, đủ để gom lại thành một pho sách, để đóng góp vào bao nhiêu pho sách khác của hàng chục triệu người dân miền Nam mất nước. Trong đoàn người ly hương tức tưởi đó có tôi, vừa trốn chạy chế độ bạo tàn, vừa xót xa phải bỏ lại gia đình và quê hương, vừa trông ngóng đến một chân trời tự do nào đó. Con người sinh ra là để hưởng tự do, để sống một cuộc đời đáng sống, dẫu bất cứ nơi nào trên thế giới. 34 năm về trước, ba má tôi đánh một trong những ván bài liều lĩnh nhất trong cuộc đời để cho con mình đi tìm tự do, nhất chín nhì bù. 

Tôi rời Nha Trang vào một buổi chiều trên chuyến xe đò đi Sài Gòn. Đáng lẽ thành phố biển Nha Trang phải là nơi lý tưởng cho những chuyến vượt biển, nhưng gia đình tôi không may mắn, đã bị lừa một cú lớn, mất cả chục cây vàng má tôi dành dụm được trong cả chục năm trời, mà không đi đến đâu cả. Lần này, gia đình chúng tôi được một người quen ở Sài Gòn giới thiệu cho đi một chuyến vượt biên ở Nhà Bè, cùng với một người con của người ấy. Người giới thiệu cho tôi đi vượt biên đó chính là bà nhạc của tôi bây giờ, và người con của bà cùng đi với tôi không ai khác hơn là vợ tôi sau này.

Một trong những điều chúng tôi được biết trước chuyến vượt biên là chủ ghe đã đút lót tiền cho công an biên phòng để “mua bãi” nên cũng giảm bớt một mối lo. Sau khi tá túc trong một số nhà của dân trong xóm, chúng tôi lần lượt xuống ghe lúc trời nhá nhem tối. Chiếc ghe từ từ rời khỏi bến, đi chậm chạp trên dòng sông. Khi ra đến cửa biển, các thuyền viên bắt đầu quẳng xuống nước những thùng nhựa chất đầy trên ghe để giả dạng chỉ là ghe chuyên chở hàng. Lúc bấy giờ chúng tôi mới biết được ghe của mình có 96 người. Ban đầu, khi bước xuống chiếc ghe tương đối nhỏ, phần lớn chúng tôi nghĩ rằng đó chỉ là “cá nhỏ” đưa chúng tôi ra để gặp “cá lớn” chờ đâu đó ở ngoài khơi. Ai dè chiếc thuyền nhỏ bé, mong manh này chính là con cá lớn đưa chúng tôi vào một cuộc phiêu lưu gần như vô định. 

Ghe chạy đều đều trong đêm tối. Mọi sinh hoạt đều êm xuôi. Bà con ăn uống, nói chuyện, đi vệ sinh trong trật tự. Khi trời tảng sáng, chúng tôi được biết là dưới gầm ghe có chỗ bị chạm điện và bốc cháy. Chiếc ghe vẫn còn đi trong hải phận Việt Nam. Chỉ một lúc sau, cả ghe nhốn nháo lên vì có người thấy từ xa vài chiếc thuyền dường như của hải tặc Thái Lan đang từ từ tiến gần đến ghe của chúng tôi. Một vài phụ nữ vội nuốt lấy những món đồ trang sức quý giá mà họ mang theo người. Trong lúc đó thì chỗ cháy dưới gầm ghe vẫn chưa dập tắt được. Trong tình huống thập tử nhất sinh đó, một phép lạ bỗng xuất hiện. Từ xa xa, một con tàu khổng lồ đang tiến dần đến chiếc ghe nhỏ bé của chúng tôi. Những chiếc thuyền khác mà chúng tôi ngờ là thuyền hải tặc vội lảng ra xa. Chúng tôi ai nấy mừng khấp khởi. Từ chiếc con tàu lớn, một ca-nô có chở vài người được hạ xuống. Trên ca-nô, một người cầm loa báo cho chúng tôi biết đó là con tàu cứu vớt thuyền nhân. Họ kêu gọi chúng tôi bình tĩnh giữ trật tự trên ghe để họ bắt đầu việc cứu giúp. Chiếc tàu lớn đậu hẳn lại. Họ ra dấu cho ghe chúng tôi tiến gần và cập vào mạn tàu. Sau đó, thuỷ thủ thả thang dây xuống cho phụ nữ, trẻ con và người cao niên được đưa lên trước, đoạn mới đến các thanh niên.

 Mọi việc xảy ra như trong một giấc mơ. Sau mười một năm kẹt lại trong nước, dưới chế độ bưng bít của cộng sản, lần đầu tiên tôi thấy một chiếc ca-nô có chở những người da trắng, tóc vàng, đọc loa sang sảng giữa trời biển bao la. Tôi ngỡ ngàng nhận thức được một thế giới tự do có thật vẫn đang hiện hữu bên ngoài đất nước tội nghiệp, tối tăm của chúng tôi. Khi tất cả mọi người đã được đưa lên tàu, chúng tôi mới biết đây là chiếc tàu mang tên Cap Anamur II, do tiến sĩ Rupert Neudeck điều hành, cùng sự bảo trợ của các chính phủ Đức, Bỉ, Pháp và tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới (Doctors Without Borders/Médecins Sans Frontières). Lúc bấy giờ là gần cuối tháng Tư năm 1986.

Mọi người trên ghe vừa lên tàu được phát quần áo, thực phẩm và khám sức khoẻ tổng quát. Sau đó, chúng tôi được lệnh xuống các khoang tàu phía dưới để nhận chỗ ngủ. Chúng tôi được khuyến cáo là chưa nên lên trên boong tàu trong lúc này vì tàu vẫn còn trong hải phận Việt Nam. Được biết, con tàu này có nhiệm vụ duy nhất là tìm vớt những thuyền nhân trên biển cả và chi phí cho mỗi ngày như vậy là vào khoảng 1.000 đô-la Mỹ vào thời điểm đó. Khi chúng tôi đã yên vị trên tàu, bắt đầu tỉnh táo lại thì mới dần dần biết thêm nhiều sự việc khác. Trước ghe chúng tôi, con tàu đã vớt hai, ba ghe khác nên lên tàu chúng tôi đã thấy sinh hoạt rộn rịp của những thuyền nhân đến trước chúng tôi. Chỉ một hai ngày trước, trên tàu xảy ra một tai nạn bi thảm là một em nhỏ 5, 6 tuổi xảy chân ngã từ trên cao xuống sàn tàu và hôn mê. Sau khi cấp cứu sơ khởi, thuỷ thủ đoàn quyết định chở em vào nơi gần nhất là Singapore để hy vọng em được giải phẫu. Không may, tàu mới đi nửa đường thì em qua đời. Thuỷ thủ đoàn làm lễ thuỷ táng cho em và đành quay lại biển cả, tiếp tục sứ mạng tìm cứu thuyền nhân. Chính cái chết bi thảm của em nhỏ đó đã run rủi con tàu tìm gặp chiếc ghe đang lâm nạn của chúng tôi. Nếu em nhỏ đó bám víu lấy mạng sống của mình thêm một vài tiếng đồng hồ nữa rồi mới bỏ cuộc thì mọi việc đã hoàn toàn đổi khác. Thật là cay đắng và đáng xúc động khi nghĩ đến cái chết của một người đã đem lại mạng sống cho gần cả trăm người khác.

Chúng tôi cũng biết được rằng sở dĩ con tàu vớt chúng tôi mang số II là vì trước đó đã có chuyến Cap Anamur I, và trước đó nữa là con tàu mang tên l’Île De Lumière, tất cả đều mang chung sứ mạng là cứu vớt những thuyền nhân Việt Nam ào ạt ra đi trong thời điểm của thập niên 80. Sau chúng tôi, còn có chuyến Cap Anamur III. Tổng cộng, Cap Anamur I (9.1979-5.1982) cứu vớt 9.057 thuyền nhân, Cap Anamur II (3.1986-7.1986) cứu vớt 888 thuyền nhân và Cap Anamur III (4.1987-7-1987) cứu vớt 905 thuyền nhân.

Con tàu đưa chúng tôi về cảng Singapore, nơi chúng tôi không được phép xuống bờ mà chỉ được nhân viên y tế Singapore lên tàu khám sức khoẻ và chích ngừa. Suốt ba ngày tàu neo lại bến cảng, chúng tôi chỉ được nhìn thành phố Singapore từ boong tàu. Đó là hình ảnh đầu tiên của thế giới tự do mà chúng tôi nhìn thấy sau hơn một thập niên sống trong ngục tù cộng sản. Ban đêm, thành phố Singapore càng lộng lẫy với các toà nhà chọc trời lung linh ánh đèn và dòng xe cộ nhỏ xíu như những đàn kiến di động không ngừng. Khi đã xin được phép của chính phủ Phi Luật Tân cho mọi người trên tàu được nhận vào trại tỵ nạn ở thành phố Puerto Princesa, thuộc đảo Palawan, con tàu Cap Anamur II lại lầm lũi chở chúng tôi xuôi về hướng bắc. 

Suốt những ngày trên tàu trong chuyến hải hành, mọi người chúng tôi sinh hoạt thật vui vẻ, trong không khí tự do và bình yên của một thế giới vô cùng mới mẻ. Rất nhiều người tham gia vào những hoạt động thiện nguyện trên tàu như phụ nấu ăn trong bếp, làm vệ sinh trên tàu, làm thông dịch cho các bác sĩ nói tiếng Anh, Đức, Pháp, hay làm phụ giáo cho các lớp học ngoại ngữ dã chiến trên boong tàu.  Với một ít kiến thức về ngoại ngữ tôi đã tích luỹ được trong những năm tháng còn ở lại quê nhà sau ngày mất nước, tôi được cơ hội làm thông dịch viên tiếng Pháp cho một bác sĩ trong phòng khám bệnh trên tàu, đồng thời làm phụ giáo trong lớp học tiếng Đức.  

Trên tàu có chị Phượng là thuyền nhân định cư ở Đức, nay trở lại làm thông dịch cho mọi người. Một ngày đẹp trời trên tàu, tiến sĩ Rupert Neudeck đã ghé thăm chúng tôi. Tôi còn nhớ mình ngồi nhỏ nhoi trong đám thuyền nhân, nhìn thấy vị ân nhân đã cứu mạng bao nhiêu người, trong đó có mình. Nhìn ông râu tóc bạc phơ với nụ cười hiền hoà, tôi thấy ông chẳng khác gì những ông tiên phúc hậu trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam. Tính đến ngày con tàu Cap Anamur III chính thức ngưng hoạt động, ông Neudeck đã cứu vớt tổng cộng 11.300 thuyền nhân người Việt. Chương trình nhân đạo của ông còn bao gồm việc giúp đỡ dân tỵ nạn từ châu Phi và Trung Đông, xây trường học và trung tâm y tế ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba. Ông làm việc không ngưng nghỉ cho những người kém may mắn trên thế giới, cho đến tận lúc ông từ giã cõi đời vào ngày 31 tháng Năm, 2016.

Năm 2014, Uỷ ban Cap Anamur của tiến sĩ Neudeck kỷ niệm 35 năm thành lập con tàu tại Đức. Rất nhiều thuyền nhân được Cap Anamur cứu vớt và định cư ở Đức đã hội tụ trong dịp kỷ niệm này để bày tỏ lòng biết ơn đối với ông Neudeck cũng như chính phủ Đức. Nhiều thuyền nhân Cap Anamur khác như tôi đã định cư ở Mỹ, Pháp, Úc, v.v. không thể đến tham dự được vì công việc cơm áo, gia đình, đường sá xa xôi. Khi nghe tin ông mất, chúng tôi lại càng ngậm ngùi hơn nữa. Vợ tôi, người bạn đồng hành trong chuyến ghe được Cap Anamur cứu vớt, bùi ngùi bảo rằng mình chưa bao giờ có dịp trực tiếp cám ơn ông Neudeck. Tôi an ủi vợ tôi, nói rằng một trái tim vĩ đại như ông Neudeck chắc chẳng màng đến việc ơn  nghĩa. 

Tôi nghĩ, cách cám ơn ông hay nhất là hãy noi tấm gương sáng ngời của ông để giúp đỡ những người chung quanh một cách thiết thực, một điều mà chúng tôi vẫn làm trong bao nhiêu năm nay. Có thể những giúp đỡ của chúng tôi đối với tha nhân chẳng thấm vào đâu so với cuộc đời vị tha không bờ bến của ông Neudeck, nhưng chí ít chúng tôi cũng đã và đang cố gắng sống đẹp như ông. Người Việt chúng ta thường nói câu “Dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.” Hãy tưởng tượng phúc đức của ông trùng trùng như thế nào khi đã cứu giúp hàng chục ngàn người như thế trong suốt cuộc sống của mình. Tiến sĩ Neudeck đã mất, nhưng chúng ta vẫn có thể trả ơn ông bằng cách “pay it forward”, như người Mỹ thường nói, để chúng ta có thể cùng sống trong một thế giới thấm đẫm tình yêu và tình nhân loại.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.