Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Chính Quyền Và Khủng Hoảng Kinh Tế (Bài 20)

19/04/202014:45:00(Xem: 8205)

Trước hết xin nhắc lại ý chính của bài 19: trong quản lý kinh tế nhà nước Hoa Kỳ nói chung bao gồm Tổng Thống và Quốc Hội (do dân bầu) và Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ tức một cơ quan hành chánh độc lập không do dân bầu). NHTƯ Hoa Kỳ điều chỉnh nền kinh tế phát triển “nóng” hay “nguội” qua lãi xuất và lượng tiền USD lưu hành trên thị trường, trong khi Tổng Thống và Quốc Hội điều hành nền kinh tế bằng thuế má và ngân sách. Bài 19 đã tìm hiểu về NHTƯ, bài 20 này sẽ phân tích chi tiêu của chính quyền (bao gồm Hành Pháp và Lập Pháp) trong khủng hoảng.
Trong mỗi quốc gia đều có chi tiêu công (public spending) và tư (private spending). Tiền có chi ra thì mới tạo công ăn việc làm nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ, qua đó giúp kinh tế phát triển. Chi tiêu bao gồm mua sắm (nhà cửa, áo quần, hãng xưởng…), đầu tư công (giáo dục, y tế, đường xá, điện nước…) và đầu tư tư nhân (mở nhà máy, tiệm tùng, mua trang thiết bị mới…) Chi tiêu có thể hiệu quả (đầu tư tốt chuẩn bị cho tương lai) hay bị thất thoát (tham nhủng) hoặc lãng phí (cờ bạc, các công trình vô dụng). Vì khả năng chi tiêu trong mỗi quốc gia đều có hạn nên một khi chi tiêu công quá nhiều sẽ đè bẹp chi tiêu tư.
Ngược lại nếu buôn bán yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp và tư nhân co cụm không dám đầu tư tiêu xài. Khi đó nhà nước phải đắp bù vào khoảng trống chi tiêu nhằm tạo ra mức cầu tối thiểu làm nền chống đỡ nền kinh tế không cho sụp đổ, bằng không đất nước sẽ rơi vào vòng xoáy suy thoái (kinh tế yếu kém đi khiến dân chúng không dám tiêu xài; dân chúng không dám chi tiêu khiến buôn bán càng thêm ế ẩm). Khi kinh tế tuột dốc tiền thuế thu vào giảm mạnh trong khi chi tiêu công nhảy vọt nên chính quyền không khỏi lạm chi (deficit) trừ trường hợp có khoảng dự trữ lớn. Phải đợi đến lúc kinh tế phục hồi và chi tiêu tư tăng trở lại thì nhà nước mới giảm chi tiêu công để cân bằng ngân sách và trang trải nợ công.
Chi tiêu công chia ra làm hai phần: quy định (non-discretionary spending) và tùy tiện (discretionary spending). Các khoảng chi tiêu công được quy định bao gồm an sinh xã hội và trợ cấp thất nghiệp - kinh tế suy thoái, công nhân mất việc thì quỹ thất nghiệp tự động tăng nhảy vọt giúp cho người mất việc có phương tiện sinh sống. Giả sử kinh tế được ví như chiếc xe đò đang chạy bon bon nhưng thỉnh thoảng sụp ổ gà (rơi vào khủng hoảng) thì các khoảng chi tiêu được quy định là ống nhún (shock absorber, hay còn gọi là automatic stabilizer) bảo vệ sườn xe không bị gãy.
Các khoảng chi tiêu tùy tiện do Tổng Thống và Quốc Hội thương lượng hàng năm tăng giảm bao gồm ngân sách quốc phòng, y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội, đầu tư hạ tầng, v.v… Trong trường hợp khẩn cấp như ôn dịch Vũ Hán Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ nhanh chóng thông qua gói cứu trợ khổng lồ 2.2 ngàn tỷ USD giúp đỡ doanh nghiệp và các hộ gia đình có tiền sinh sống trong giai đoạn kinh tế đóng băng. Trong tương lai là các chương trình đầu tư hạ tầng khổng lồ khác nhằm tạo công ăn việc làm cho những người mất việc; hay tăng ngân sách y tế cho những người không có bảo hiểm; và…tăng thuế để bù đắp các khoảng lạm chi.
Ngoài trừ các gói cứu trợ khẩn cấp thì những khoảng chi tiêu tùy tiện còn lại mất rất nhiều thời giờ thương lượng và tranh cãi. Đảng Dân Chủ đòi tăng thuế để mở rộng vai trò của nhà nước. Đảng Cộng Hòa đòi chính quyền cắt giảm các khoảng chi tiêu không cần thiết thay vì tăng thuế. Kết quả của các cuộc thương lượng thường là vừa tăng thuế vừa tăng chi (!) cho vừa lòng đôi bên. Chính vì lý do này nên vai trò của NHTƯ Hoa Kỳ trở nên quan trọng: NHTƯ quyết định độc lập và nhanh chóng nên tiền từ NHTƯ tức thời tuôn vào thị trường, trong khi ngân sách từ những khoảng chi tiêu tùy tiện của chính quyền hứa thì nhiều nhưng chờ hoài không thấy. Bù lại tiền của NHTƯ chạy sang các ngân hàng và đại công ty (tức thị trường tài chánh) trước khi đến dân chúng nên giúp doanh nghiệp và nhà giàu hưởng phần lợi lớn (giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh hơn lương bổng và công ăn việc làm) so với công nhân. Để so sánh thì các chi tiêu tùy tiện như đầu tư hạ tầng một khi thông qua sẽ tạo công ăn việc làm và sản phẩm (đường xá, Internet) có lợi lâu dài cho đất nước.
Trên nguyên tắc khi kinh tế suy thoái, thuế thu vào sụt giảm nhưng nhà nước cần lạm chi bù đắp khoảng trống chi tiêu thì nợ công sẽ tăng. Ngược lại khi kinh tế phát triển, thuế thu vào tăng thì nhà nước cần giảm bớt chi tiêu để không dành vốn với khu vực tư nhân, đồng thời trả bớt nợ công. Tuy nhiên trong thực tế một khi nhà nước đã phình to ra rất khó thu nhỏ lại. Mọi khoảng chi tiêu công đều có lợi cho một tầng lớp trong xã hội cho nên không phe phái nào muốn bị thiệt thòi do nhà nước giảm chi. Kết quả ở Mỹ chính quyền dù Dân Chủ hay Cộng Hòa thì ngân sách lúc nào cũng tăng và nợ công theo đó nhảy vọt. Cho nên cố Tổng Thống Ronald Reagan cho rằng có 9 chử đáng sợ nhất trong Anh Ngữ là “I’m from the government and I’m here to help”, nếu dịch theo ý là dân chúng đừng có lo để nhà nước no.
Nợ công tăng tức nhà nước sớm hay muộn phải tăng thuế hoặc giảm chi đẻ trả nợ - nghĩa là con cháu phải trả khoảng nợ cha mẹ ăn xài hoang phí. Nợ công tăng khiến lãi xuất tăng (chính quyền phải tăng phân lời khi mượn nợ) khiến tư nhân khó vay mượn vốn đầu tư, tức là chi tiêu công bóp nghẹt khu vực tư nhân.
Ngược lại gần đây có thêm lý thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) với cách nhìn rất lý thú rằng Hoa Kỳ nên mượn thêm rất nhiều nợ so với hiện thời. Lý do khi một nước vay nợ bằng tiền của chính mình (Mỹ, Nhật, Anh) nhưng ngày nào còn có người chịu cho mượn tiền với phân lời thấp…tại sao không vay mượn càng nhiều càng tốt để đầu tư vào hạ tầng và tạo ra công ăn việc làm trong nước? Nói cách khác, nếu in tiền trả nợ mà vẫn có người tiếp tục cho vay…dại gì không mượn nợ!  Giới hạn duy nhất là khi người cho vay bắt đầu “chê” USD - khiến lạm phát vì đô la mất giá, nhưng cho đến nay chẳng ai “chê” USD (lạm phát thấp và phân lời cực rẻ) thì chính quyền Mỹ cần vay mượn thêm rất nhiều để chống cự độc vật Vũ Hán.
Xin nhấn mạnh là quan điểm này không áp dụng cho những nước vay mượn nợ bằng USD như Việt Nam, hay khu vực EU vì Pháp, Ý, v.v… không thể tự mình in ra đồng tiền chung Euro. Nhưng đây là đề tài trong dịp khác.
Trước hết xin nhắc lại ý chính của bài 19: trong quản lý kinh tế nhà nước Hoa Kỳ nói chung bao gồm Tổng Thống và Quốc Hội (do dân bầu) và Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ tức một cơ quan hành chánh độc lập không do dân bầu). NHTƯ Hoa Kỳ điều chỉnh nền kinh tế phát triển “nóng” hay “nguội” qua lãi xuất và lượng tiền USD lưu hành trên thị trường, trong khi Tổng Thống và Quốc Hội điều hành nền kinh tế bằng thuế má và ngân sách. Bài 19 đã tìm hiểu về NHTƯ, bài 20 này sẽ phân tích chi tiêu của chính quyền (bao gồm Hành Pháp và Lập Pháp) trong khủng hoảng.
Trong mỗi quốc gia đều có chi tiêu công (public spending) và tư (private spending). Tiền có chi ra thì mới tạo công ăn việc làm nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ, qua đó giúp kinh tế phát triển. Chi tiêu bao gồm mua sắm (nhà cửa, áo quần, hãng xưởng…), đầu tư công (giáo dục, y tế, đường xá, điện nước…) và đầu tư tư nhân (mở nhà máy, tiệm tùng, mua trang thiết bị mới…) Chi tiêu có thể hiệu quả (đầu tư tốt chuẩn bị cho tương lai) hay bị thất thoát (tham nhủng) hoặc lãng phí (cờ bạc, các công trình vô dụng). Vì khả năng chi tiêu trong mỗi quốc gia đều có hạn nên một khi chi tiêu công quá nhiều sẽ đè bẹp chi tiêu tư.
Ngược lại nếu buôn bán yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp và tư nhân co cụm không dám đầu tư tiêu xài. Khi đó nhà nước phải đắp bù vào khoảng trống chi tiêu nhằm tạo ra mức cầu tối thiểu làm nền chống đỡ nền kinh tế không cho sụp đổ, bằng không đất nước sẽ rơi vào vòng xoáy suy thoái (kinh tế yếu kém đi khiến dân chúng không dám tiêu xài; dân chúng không dám chi tiêu khiến buôn bán càng thêm ế ẩm). Khi kinh tế tuột dốc tiền thuế thu vào giảm mạnh trong khi chi tiêu công nhảy vọt nên chính quyền không khỏi lạm chi (deficit) trừ trường hợp có khoảng dự trữ lớn. Phải đợi đến lúc kinh tế phục hồi và chi tiêu tư tăng trở lại thì nhà nước mới giảm chi tiêu công để cân bằng ngân sách và trang trải nợ công.
Chi tiêu công chia ra làm hai phần: quy định (non-discretionary spending) và tùy tiện (discretionary spending). Các khoảng chi tiêu công được quy định bao gồm an sinh xã hội và trợ cấp thất nghiệp - kinh tế suy thoái, công nhân mất việc thì quỹ thất nghiệp tự động tăng nhảy vọt giúp cho người mất việc có phương tiện sinh sống. Giả sử kinh tế được ví như chiếc xe đò đang chạy bon bon nhưng thỉnh thoảng sụp ổ gà (rơi vào khủng hoảng) thì các khoảng chi tiêu được quy định là ống nhún (shock absorber, hay còn gọi là automatic stabilizer) bảo vệ sườn xe không bị gãy.
Các khoảng chi tiêu tùy tiện do Tổng Thống và Quốc Hội thương lượng hàng năm tăng giảm bao gồm ngân sách quốc phòng, y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội, đầu tư hạ tầng, v.v… Trong trường hợp khẩn cấp như ôn dịch Vũ Hán Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ nhanh chóng thông qua gói cứu trợ khổng lồ 2.2 ngàn tỷ USD giúp đỡ doanh nghiệp và các hộ gia đình có tiền sinh sống trong giai đoạn kinh tế đóng băng. Trong tương lai là các chương trình đầu tư hạ tầng khổng lồ khác nhằm tạo công ăn việc làm cho những người mất việc; hay tăng ngân sách y tế cho những người không có bảo hiểm; và…tăng thuế để bù đắp các khoảng lạm chi.
Ngoài trừ các gói cứu trợ khẩn cấp thì những khoảng chi tiêu tùy tiện còn lại mất rất nhiều thời giờ thương lượng và tranh cãi. Đảng Dân Chủ đòi tăng thuế để mở rộng vai trò của nhà nước. Đảng Cộng Hòa đòi chính quyền cắt giảm các khoảng chi tiêu không cần thiết thay vì tăng thuế. Kết quả của các cuộc thương lượng thường là vừa tăng thuế vừa tăng chi (!) cho vừa lòng đôi bên. Chính vì lý do này nên vai trò của NHTƯ Hoa Kỳ trở nên quan trọng: NHTƯ quyết định độc lập và nhanh chóng nên tiền từ NHTƯ tức thời tuôn vào thị trường, trong khi ngân sách từ những khoảng chi tiêu tùy tiện của chính quyền hứa thì nhiều nhưng chờ hoài không thấy. Bù lại tiền của NHTƯ chạy sang các ngân hàng và đại công ty (tức thị trường tài chánh) trước khi đến dân chúng nên giúp doanh nghiệp và nhà giàu hưởng phần lợi lớn (giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh hơn lương bổng và công ăn việc làm) so với công nhân. Để so sánh thì các chi tiêu tùy tiện như đầu tư hạ tầng một khi thông qua sẽ tạo công ăn việc làm và sản phẩm (đường xá, Internet) có lợi lâu dài cho đất nước.
Trên nguyên tắc khi kinh tế suy thoái, thuế thu vào sụt giảm nhưng nhà nước cần lạm chi bù đắp khoảng trống chi tiêu thì nợ công sẽ tăng. Ngược lại khi kinh tế phát triển, thuế thu vào tăng thì nhà nước cần giảm bớt chi tiêu để không dành vốn với khu vực tư nhân, đồng thời trả bớt nợ công. Tuy nhiên trong thực tế một khi nhà nước đã phình to ra rất khó thu nhỏ lại. Mọi khoảng chi tiêu công đều có lợi cho một tầng lớp trong xã hội cho nên không phe phái nào muốn bị thiệt thòi do nhà nước giảm chi. Kết quả ở Mỹ chính quyền dù Dân Chủ hay Cộng Hòa thì ngân sách lúc nào cũng tăng và nợ công theo đó nhảy vọt. Cho nên cố Tổng Thống Ronald Reagan cho rằng có 9 chử đáng sợ nhất trong Anh Ngữ là “I’m from the government and I’m here to help”, nếu dịch theo ý là dân chúng đừng có lo để nhà nước no.
Nợ công tăng tức nhà nước sớm hay muộn phải tăng thuế hoặc giảm chi đẻ trả nợ - nghĩa là con cháu phải trả khoảng nợ cha mẹ ăn xài hoang phí. Nợ công tăng khiến lãi xuất tăng (chính quyền phải tăng phân lời khi mượn nợ) khiến tư nhân khó vay mượn vốn đầu tư, tức là chi tiêu công bóp nghẹt khu vực tư nhân.
Ngược lại gần đây có thêm lý thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) với cách nhìn rất lý thú rằng Hoa Kỳ nên mượn thêm rất nhiều nợ so với hiện thời. Lý do khi một nước vay nợ bằng tiền của chính mình (Mỹ, Nhật, Anh) nhưng ngày nào còn có người chịu cho mượn tiền với phân lời thấp…tại sao không vay mượn càng nhiều càng tốt để đầu tư vào hạ tầng và tạo ra công ăn việc làm trong nước? Nói cách khác, nếu in tiền trả nợ mà vẫn có người tiếp tục cho vay…dại gì không mượn nợ!  Giới hạn duy nhất là khi người cho vay bắt đầu “chê” USD - khiến lạm phát vì đô la mất giá, nhưng cho đến nay chẳng ai “chê” USD (lạm phát thấp và phân lời cực rẻ) thì chính quyền Mỹ cần vay mượn thêm rất nhiều để chống cự độc vật Vũ Hán.
Xin nhấn mạnh là quan điểm này không áp dụng cho những nước vay mượn nợ bằng USD như Việt Nam, hay khu vực EU vì Pháp, Ý, v.v… không thể tự mình in ra đồng tiền chung Euro. Nhưng đây là đề tài trong dịp khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.