Hôm nay,  

Hành Trình Người Việt Tại Mỹ và Lập Pháp Hoa Kỳ

17/04/202017:57:00(Xem: 4511)

45 năm, từ làn sóng người Việt tị nạn đến Mỹ đầu tiên vào năm 1975, đến nay cộng đồng gốc Việt tại Mỹ được xem đã khá ổn định với nhiều thành công cá nhân và trong mỗi gia đình. Trải qua nhiều đời tổng thống, bất luận đảng phái nào, người gốc Việt đã từng bước hội nhập rồi thăng tiến trên đất nước thứ hai của mình. Đọc lại câu chuyện lịch sử để thấy không phải một sớm một chiều hay chỉ riêng với một đời tổng thống nào mới giúp họ tạo dựng nên cuộc sống hiện nay mà đó là cả quá trình trong suốt gần nửa thế kỷ qua. 

 

Năm 1975, Sài Gòn bị thất thủ. Làn sóng người tị nạn Việt Nam đầu tiên đã di tản với nhiều phương tiện riêng hay do chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ. Khi con số người di tản vượt rất xa kế hoạch đón khoảng 18 ngàn người Việt mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dự tính ban đầu, Tổng thống Gerald Ford của đảng Cộng Hòa đã cho phép có thể nhận đến 200 ngàn người. 

 

Chiến Dịch Gió Lốc (Operation Frequent Wind) đã đưa người di tản rời khỏi Việt Nam bằng trực thăng do Thủy Quân Lục Chiến Mỹ thực hiện cùng làn sóng tự di tản ra các tàu trên biển rồi đến đảo Guam và Phi Luật Tân. Người di tản sau đó được đưa sang các căn cứ quân sự trên đất Mỹ như Camp Pendleton tại California, Fort Chaffee tại Arkansas, Eglin Base tại Florida và Indiantown Gap tại Pensylvynia cuối cùng ước tính vào khoảng hơn 130 ngàn người. Đây là nhóm người Việt tị nạn đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. 

Trong khi nhiều người vẫn còn ở đảo Guam thì Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 94 do đảng Dân Chủ chiếm đa số tại lưỡng viện đã họp bàn việc cứu trợ người tị nạn Đông Dương, phần lớn là người Việt Nam. Dân biểu Peter Rodino của đảng Dân Chủ là người đề xướng Đạo Luât Hỗ Trợ Người Di Cư và Tị Nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Assistance Act - Dự Luật H.R.6755) tại Hạ Viện, nhằm giúp người tị nạn tái thiết và ổn định bước đầu đời sống mới. Dự luật được các dân biểu Dân Chủ như Edward Kennedy và Liz Holtzman vận động sự ủng hộ trong khi một số dân biểu Cộng Hòa bảo thủ chống đối vì cho rằng người tị nạn Việt Nam vào Mỹ quá nhiều sẽ không hội nhập được vào văn hóa nước Mỹ và phá hỏng hệ giá trị nước Mỹ, thậm chí còn có đề nghị cho định cư tại các vùng lãnh thổ của Mỹ. Tuy nhiên cuối cùng dự luật cũng được Quốc Hội thông qua và TT Ford ký sắc lịnh vào ngày 23 tháng 5 năm 1975. 

 

Năm 1979, trước làn sóng vượt biển ồ ạt của thuyền nhân Việt Nam, nước Mỹ đã mệt mỏi trong nỗi ám ảnh về cuộc chiến Việt Nam, theo như thăm dò của CBS/New York Times đã có đến 62 % dân Mỹ không còn muốn nhận thêm người tị nạn Việt Nam. Bất chấp điều này, Tổng Thống Jimmy Carter thuộc đảng Dân Chủ vẫn gia tăng gấp đôi số người tị nạn được nhận mỗi tháng, cho phép người tị nạn Việt Nam được nhận ồ ạt vào Mỹ. Một lần nữa, Đạo Luật Người Tị Nạn (Refugee Act of 1980 - Public Law 96-212, S. 643  & H.R 2816) do TNS Edward Kennedy của Dân Chủ khởi xướng, cho phép gia tăng số người tị nạn được nhận vào Mỹ và giúp đỡ họ tái thiết đời sống mới. 

 

Đi xa hơn, chương trình OPD (Orderly Departure Program) cho phép người Việt nhập cảnh cũng ra đời vào thời điểm này, giúp cho người Việt được sang Mỹ cùng một số quốc gia khác theo con đường chính thức và an toàn hơn. Chương trình này đã được Phó Tổng Thống Walter Mondale của đảng Dân Chủ họp bàn cùng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và nhiều quốc gia khác tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 7 năm 1979. 
 

Cao Ủy đã thay mặt Hoa Kỳ cùng các quốc gia để thương lượng với Hà Nội nhằm bảo trợ và xúc tiến chương trình. Sáu tháng sau, tháng 1 năm 1980, văn phòng ODP được thiết lập tại Bangkok, Thái lan để bắt đầu nhận và giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Mỗi hai tuần, các nhân viên văn phòng OPD Bangkok đã bay sang Sài Gòn để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Văn phòng ODP đã phối hợp với Ủy Ban Di Cư Liên Chính Phủ ICM (Intergovernmental Committee of Migration) để lo việc  khám sức khoẻ tại Bịnh Viện Chợ Rẫy và thủ tục sang các trại chuyển tiếp hay trực tiếp sang Mỹ cho những người được chấp thuận.

 

Văn phòng ước tính đã nhận và giải quyết hồ sơ của khoảng 700,000 người Việt Nam, bao gồm nhóm đoàn tụ gia đình, con lai, cựu nhân viên chính phủ và các hãng Mỹ cùng những tù nhân chính trị qua chương trình HO về sau. Theo số liệu từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, loại trừ các hồ sơ không đủ điều kiện và man khai hay định cư tại các quốc gia khác, đã có hơn 558,000 người Việt các diện đã được cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ cho đến năm 1997.

 

Ở đây có thể nói thêm riêng về chương trình con lai và H.O (Humanitarian Operation) dành cho những quân nhân VNCH bị tù sau 1975. Năm 1987, Thượng Nghị Sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa đã trình dự luật Amerasian Home Act (S.1601 -100th Congress, 1987-1988) cho phép những người con lai Mỹ được phép định cư tại Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1987, TNS Edward Kennedy của đảng Dân Chủ, đã trình nghị quyết 205 (S.Res. 205 -100th Congress, 1987-1988) yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do các tù nhân chính trị bị giam giữ, theo sau là nghị quyết 212 (H.Res.212) của dân biểu Robert Dornan thuộc đảng Cộng Hoà tại Hạ Viện, được 58 dân biểu đồng bảo trợ (29 Cộng Hòa và 29 Dân Chủ).

 

Môt số dân biểu Hạ Viện sau đó cũng tiếp tục đưa các dự luật yêu cầu chính phủ thúc đẩy việc buộc Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị và cho phép họ định cư sang Hoa Kỳ.  Năm 1991, cũng chính TNS Edward đã trình nghị quyết 51 (S.Res. 51 -102th Congress, 1991-1992)  với sự đồng bảo trợ của 6 TNS cả Dân Chủ và Cộng Hoà, yêu cầu Việt Nam cho phép những người ở tù trên ba năm cùng gia đình họ được định cư tại Hoa Kỳ qua , mở đầu cho chương trình H.O từ năm 1991. Có thể ghi công cho chính TNS Edward Kennedy (Dân Chủ), tức em trai TT Kennedy, là người đã đóng góp rất nhiều để những cựu tù chính trị cùng gia đình được sang Mỹ qua các nghị quyết nói trên.

 

Bên cạnh đó cũng nhắc thêm là , TNS John McCain đã tiếp tục đưa ra tu chính sửa đổi, cho phép các gia đình HO được sang thẳng Hoa Kỳ mà không phải sang Phi Luật Tân để học Anh Ngữ trong sáu tháng, đồng thời chấp thuận con cái độc thân trên 21 tuổi của các gia đình HO và ODP được đi theo cha mẹ theo diện nhân đạo, hay cho phép những người Việt từng làm việc với chính phủ Mỹ  và hãng Mỹ được phép định cư (McCain Amendment, H.R 3540).

 

Các dự luật của lập pháp Hoa Kỳ liên quan đến cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ được nhắc đã không th đầy đủ hết nhưng đó là những dự luật chính yếu và các nhà lập pháp kể trên đã đóng vai trò rất quan trọng và trực tiếp can dự đến hành trình này. Các dự luật này có thể tìm tại kho lưu trữ hồ sơ của Quốc Hội tại congress.gov/bill cho những ai muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn. 

 

Điều quan trọng là khi đọc lại dăm sự kiện lịch sử để hiểu hơn về hành trình người Việt có mặt trên đất nước Hoa Kỳ và có được như ngày hôm nay ra sao, nó sẽ ít nhiều giúp cho một số người nhìn câu chuyện thời cuộc và tương lai với cái nhìn công tâm và xác thực hơn trong bối cảnh chính trị Hoa Kỳ sau 45 năm.  

 

04/17/2020

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.