Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: nhà nước và thuế má (Bài 14)

29/02/202011:55:00(Xem: 7050)

Đa số mọi người đều đồng ý rằng nhà nước phải nắm các trọng trách thiết yếu trong nền kinh tế như giữ gìn an ninh trật tự; giám sát chất lượng hàng hóa; chống đầu cơ phá giá và độc quyền để tạo môi trường đầu tư, cạnh tranh và tiêu dùng lành mạnh; xử dụng ngân sách và thuế má chi tiêu vào những lợi ích công cộng như giáo dục, y tế và hạ tầng. Nhưng đi sâu thêm một bước thì vai trò của nhà nước trong giám sát, ngân sách và thuế má bao nhiêu là đủ để lãnh vực công không bóp nghẹt khu vực tư nhân? Ngoài ra còn những tranh cãi gay gắt như liệu nhà nước có áp đặt quan điểm về công bằng xã hội khi dùng thuế má để thay đổi nguyên trạng giàu nghèo cách biệt; hoặc có nên can thiệp vào khủng hoảng kinh tế thay vì để bàn tay vô hình tẩy rửa những quá độ của thị trường tự do; chính quyền phải có kế hoạch tạo công ăn việc làm và phát triễn công nghiệp quốc gia hay để tự do cho tư nhân và thị trường tăng trưởng trong quá trình tự thanh lọc?  



Đó là những tranh luận muôn đời giữa các kinh tế gia. Trước hết nói về thuế vì thuế má mang ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ với câu nói bất hủ “Taxation without presentation is tyranny” (Thuế má mà không có đại biểu là độc tài) khích động dân chúng ở Tân Lục Địa nổi lên chống Hoàng Gia Anh dành độc lập. Thuế là phương thức để nhà nước tái phân phối tài sản trong xã hội. Đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên lợi tức và tài sãn là lấy tiền nhà giàu để giúp người nghèo: lương bổng và của cải càng nhiều thì mức thuế càng nặng. Thuế tiêu thụ (xăng dầu, v.v…) tạo gánh nặng cho người nghèo nhiều hơn nhà giàu, chỉ vì người nghèo dùng phần lớn thu nhập của họ để chi tiêu vào các vật dụng thiết yếu. Giảm thuế đầu tư thì nhà giàu có lợi trước, rồi sau đó mới giúp công nhân có thêm công ăn việc làm. Tăng thuế di sản là tránh tình trạng “con vua thì lại làm vua con sãi ở chùa lại quét lá đa” tạo ra một tầng lớp ngồi không hưởng lợi vì tiền đẻ ra tiền (rent seekers).


Đa số các kinh tế gia đều đồng ý với biểu đồ thuế hình chử U ngược (gọi là Laffer Curve) tức là nhà nước tăng thuế thì thu thêm tiền; nhưng tăng đến mức độ nào đó thì tiền thu vào lại giảm bớt do sưu cao thuế nặng khiến chẳng ai còn muốn làm việc. Các kinh tế gia cánh hữu cho rằng nên giữ mức thuế tối đa khoảng 30-40%, cánh tả cho là phải tăng lên 70-90%. Cánh hữu quan niệm giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư thì cánh tả lên án gọi là chính sách “bỏ xương cho chó gặm” (trickle down economic) ưu tiên cho nhà giàu hưởng phần lợi trước còn lại bao nhiêu rơi rớt mới đến nhà nghèo, với dẫn chứng rằng sau 40 năm cắt giảm thuế (từ thời Ronald Reagan) kết quả là khoảng cách giàu nghèo tăng vọt, tiền của tập trung vào con số 1% trong khi thu nhập của 80% không hề tăng.


Cánh tả đòi tăng thuế một phần nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phần khác chi tiêu vào giáo dục, y tế và hạ tầng để tăng cường sức cạnh tranh trong tương lai. Cánh tả gọi là đầu tư công (investment) thì cánh hữu cho là lãng phí xài bậy (tax and spend), do ngay cả khi mức thuế liên bang (federal tax) là 40% nhưng cộng thêm vào thuế tiểu bang (state tax), thuế hàng hóa (sales tax), thuế nhà đất (property tax) thì cũng đã lên đến 60-65% nhưng nhà nước vẫn không đủ tiền xài! Các chương trình xã hội lãng phí chẳng những bị lạm dụng hay trợ cấp cho di dân bất hợp pháp mà còn tạo ra một guồng máy hành chánh khổng lồ rình mò quấy nhiễu (harass) tư nhân. Riêng các chương trình xã hội gồm Medicare For All (bảo hiểm sức khỏe cho mọi người) và Green New Deal (Kế hoạch xanh) của ứng cử viên đảng Dân Chủ Bernie Sanger tốn kém 60 ngàn tỷ USD (3x GDP Hoa Kỳ) tức là thuế 100% cũng không đủ vẫn chẳng sao vì Mỹ có thể mượn thêm tiền với lãi xuất cực rẻ hiện giờ; mà nếu vẫn chưa đủ thì Hoa Kỳ có thể in thêm tiền vô tội vạ theo thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) của các kinh tế gia cánh tả. 


Như vậy là thuế đi đôi với ngân sách và kích thước của nhà nước trong kinh tế. Bài kế tiếp sẽ bàn về nhà nước có thể dùng tiền thuế để tiêu dùng vào những chương trình nào.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân trong Giai phẩm Việt Báo Xuân Mậu Tý vừa xuất bản bỗng soi ra nhiều chuyện bất ngờ từ một cuốn phim đã bị lãng quên
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
Bài sau đây của tác giả Vũ Linh Châu là một góp ý ngữ học về một vấn đề đã được tranh luận từ lâu. Thực ra, đứng về mặt bút pháp nói chung
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra đi lúc 6:15 sáng ngày 22 Tháng Giêng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.