Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: nhà nước và thuế má (Bài 14)

29/02/202011:55:00(Xem: 7160)

Đa số mọi người đều đồng ý rằng nhà nước phải nắm các trọng trách thiết yếu trong nền kinh tế như giữ gìn an ninh trật tự; giám sát chất lượng hàng hóa; chống đầu cơ phá giá và độc quyền để tạo môi trường đầu tư, cạnh tranh và tiêu dùng lành mạnh; xử dụng ngân sách và thuế má chi tiêu vào những lợi ích công cộng như giáo dục, y tế và hạ tầng. Nhưng đi sâu thêm một bước thì vai trò của nhà nước trong giám sát, ngân sách và thuế má bao nhiêu là đủ để lãnh vực công không bóp nghẹt khu vực tư nhân? Ngoài ra còn những tranh cãi gay gắt như liệu nhà nước có áp đặt quan điểm về công bằng xã hội khi dùng thuế má để thay đổi nguyên trạng giàu nghèo cách biệt; hoặc có nên can thiệp vào khủng hoảng kinh tế thay vì để bàn tay vô hình tẩy rửa những quá độ của thị trường tự do; chính quyền phải có kế hoạch tạo công ăn việc làm và phát triễn công nghiệp quốc gia hay để tự do cho tư nhân và thị trường tăng trưởng trong quá trình tự thanh lọc?  



Đó là những tranh luận muôn đời giữa các kinh tế gia. Trước hết nói về thuế vì thuế má mang ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ với câu nói bất hủ “Taxation without presentation is tyranny” (Thuế má mà không có đại biểu là độc tài) khích động dân chúng ở Tân Lục Địa nổi lên chống Hoàng Gia Anh dành độc lập. Thuế là phương thức để nhà nước tái phân phối tài sản trong xã hội. Đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên lợi tức và tài sãn là lấy tiền nhà giàu để giúp người nghèo: lương bổng và của cải càng nhiều thì mức thuế càng nặng. Thuế tiêu thụ (xăng dầu, v.v…) tạo gánh nặng cho người nghèo nhiều hơn nhà giàu, chỉ vì người nghèo dùng phần lớn thu nhập của họ để chi tiêu vào các vật dụng thiết yếu. Giảm thuế đầu tư thì nhà giàu có lợi trước, rồi sau đó mới giúp công nhân có thêm công ăn việc làm. Tăng thuế di sản là tránh tình trạng “con vua thì lại làm vua con sãi ở chùa lại quét lá đa” tạo ra một tầng lớp ngồi không hưởng lợi vì tiền đẻ ra tiền (rent seekers).


Đa số các kinh tế gia đều đồng ý với biểu đồ thuế hình chử U ngược (gọi là Laffer Curve) tức là nhà nước tăng thuế thì thu thêm tiền; nhưng tăng đến mức độ nào đó thì tiền thu vào lại giảm bớt do sưu cao thuế nặng khiến chẳng ai còn muốn làm việc. Các kinh tế gia cánh hữu cho rằng nên giữ mức thuế tối đa khoảng 30-40%, cánh tả cho là phải tăng lên 70-90%. Cánh hữu quan niệm giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư thì cánh tả lên án gọi là chính sách “bỏ xương cho chó gặm” (trickle down economic) ưu tiên cho nhà giàu hưởng phần lợi trước còn lại bao nhiêu rơi rớt mới đến nhà nghèo, với dẫn chứng rằng sau 40 năm cắt giảm thuế (từ thời Ronald Reagan) kết quả là khoảng cách giàu nghèo tăng vọt, tiền của tập trung vào con số 1% trong khi thu nhập của 80% không hề tăng.


Cánh tả đòi tăng thuế một phần nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phần khác chi tiêu vào giáo dục, y tế và hạ tầng để tăng cường sức cạnh tranh trong tương lai. Cánh tả gọi là đầu tư công (investment) thì cánh hữu cho là lãng phí xài bậy (tax and spend), do ngay cả khi mức thuế liên bang (federal tax) là 40% nhưng cộng thêm vào thuế tiểu bang (state tax), thuế hàng hóa (sales tax), thuế nhà đất (property tax) thì cũng đã lên đến 60-65% nhưng nhà nước vẫn không đủ tiền xài! Các chương trình xã hội lãng phí chẳng những bị lạm dụng hay trợ cấp cho di dân bất hợp pháp mà còn tạo ra một guồng máy hành chánh khổng lồ rình mò quấy nhiễu (harass) tư nhân. Riêng các chương trình xã hội gồm Medicare For All (bảo hiểm sức khỏe cho mọi người) và Green New Deal (Kế hoạch xanh) của ứng cử viên đảng Dân Chủ Bernie Sanger tốn kém 60 ngàn tỷ USD (3x GDP Hoa Kỳ) tức là thuế 100% cũng không đủ vẫn chẳng sao vì Mỹ có thể mượn thêm tiền với lãi xuất cực rẻ hiện giờ; mà nếu vẫn chưa đủ thì Hoa Kỳ có thể in thêm tiền vô tội vạ theo thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) của các kinh tế gia cánh tả. 


Như vậy là thuế đi đôi với ngân sách và kích thước của nhà nước trong kinh tế. Bài kế tiếp sẽ bàn về nhà nước có thể dùng tiền thuế để tiêu dùng vào những chương trình nào.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày bầu cử hôm nay, thứ ba, 5 tháng 2, sẽ là ngày bầu cử quan trọng để quyết định các ứng cử viên của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa
Chúng tôi là một trung tâm bảo vệ quyền lợi của những người cao niên Châu-Á ở nước Mỹ, về sức khỏe để cho sinh hoạt phẩm chất tốt hơn
Gần đây, trong các mạng nhện i-meo, tự nhiên lại rộ lên phong trào đua nhau ca tụng Các Mác, y như  phong trào "trăm hoa đua không nở" vậy
Hàn Mặc Tử khoái trăng thì rao lên: ai mua trăng tôi bán trăng cho. Chứ thời bây giờ nhiều người rầu rĩ lắm, đâu có giờ mà ngó trăng hay mua trăng
Ăn Tết xưa nay đã trở thành một ngày hội lớn nhất trong năm của nhân loại. Riêng dân tộc VN qua bao đời đã có rất nhiều phong tục
Cách đây bốn mươi năm, vào Tết Mậu Thân 1968,  trong lúc người dân Miền Nam đang vui Xuân đón Tết,  tối 29 Tháng 1
Trên nửa thế kỷ trước đây, dân Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Mohandas Gandhi, đã thực hiện cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại thực dân Anh
Sau khi đảng Dân Chủ tự vả vào mồm, với cựu Tổng thống Bill Clinton nhảy vào cuộc để bênh vợ và gián tiếp đem vấn đề màu da vào cuộc tranh cử tổng thống
Giai đoạn yêu đương tán tỉnh giữa ứng cử viên Tổng Thống (TT) và cử tri sắp qua.  Trong vài ngày nữa, cử tri trên khắp 22 tiểu bang của Hoa Kỳ sẽ quyết định
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.