Hôm nay,  

Trung Quốc Hắt Hơi - Thế Giới Lên Cơn Cảm Lạnh

20/02/202009:49:00(Xem: 2315)

Để miêu tả sự phụ thuộc của Việt Nam vào nền kinh tế Trung Quốc, các nhà quan sát về tình trạng kinh tế của 2 quốc gia này, họ thường ví von: “Bắc Kinh đổ mưa-Hà Nội giăng ô”. Từ khi Vírus Corona tạo bịnh dịch COVID-19 mang nỗi run sợ đến cho TQ và nhân loại. Đồng thời bịnh dich COVID-19 đã phơi bày những điểm yếu của nền kinh tế thế giới, lệ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc từ phạm vi châu lục, quốc gia, đến các tập đoàn, doanh nghiệp. Đây là nhược điểm của thế giới cần phải sửa chữa càng sớm càng tốt. Các nhà quan sát kinh tế quốc tế cũng ví von: “Trung Quốc hắt hơi-Thế giới lên cơn cảm lạnh”

 

SỨC MẠNH KHIÊN CƯỠNG CỦA VIRUS CORONA

Trong thời khoảng của gần 3 thâp kỷ qua, TQ tiệm tiến từ từ thay thế Mỹ nắm giữ vai trò chủ động của nguồn lực tăng trưởng toàn cầu. Thế giới đã quen với việc sử dụng nguyên vật liệu và linh kiện từ các công ty TQ, cùng với thị trường nội địa tiêu thụ khổng lồ của nước này là những  lý do khiến hàng ngàn doanh nghiêp nước ngoài đặt cơ sở sản xuất tai Trung Quốc. TQ chụp lấy cơ hội và biến mình thành trung tâm của nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Phần lớn nguyên vật liệu phải qua “quá trình Trung Quốc”, trước khi thành sản phẩm hoàn chỉnh. Xuyên qua cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, thế giới thấy rõ khả năng gây xáo trộn qui mô toàn cầu của nền kinh tế TQ. Chính Tổng thống Donald Trump cũng thấy thế, khi ông cố tâm khơi động cuộc thương chiến với TQ.

 

      Bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, các ngành công nghiệp của TQ đã dừng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp ‘Vừa’‘Nhỏ’ với nguyên liệu han chế đã sớm cám được “cái lạnh” bởi cơn gió độc từ dich COVID-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán.  Với số dân 11 triệu, Vũ Hán đã là trung tâm công nghiệp toàn vùng, và “Trung tâm Giáo dục Khoa học Công nghệ” thứ ba của nền kinh tế TQ. Việc đóng băng hoạt động của thành phố này nhiều tuần chắc chắn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của TQ. Để cứu vãn tình thế, Chính phủ TQ đang quyết liệt tái tăng cường nền kinh tế, hàng loạt chính sách kinh tế tài chánh đã đươc đưa ra từ giảm thuế hàng nhập khẩu, đến giảm lãi suất cho vay kinh doanh lẫn tiêu dùng.

     Tính đến nay 19-2, số nhân viên y tế TQ nhiễm virus corona đã lên đến hơn 3000 người trong số 74,135 cas nhiễm virus corona tại TQ. Tỉnh Hồ Bắc (TQ) thông cáo có thêm 132 cas tử vong vì bịnh dịch COVID-19. Như vây số người tử vong vì nhiễm Virus Corona tại nội địa TQ là 2002 người. Nếu cộng thêm số nạn nhân của virus corona bên ngoài TQ, thỉ tổng thể trên thế giới hiện có 2007 cas tử vong vá 75,144 cas nhiễm virus corona. Du thuyền Diamond Princess với 3700 du khách có đến 456 người đã thử nghiệm dương tính với virus corona. Việt Nam và nhiều nước khác từ chối tiếp cận với du thuyền này. Mỹ và nhiều quốc gia khác đang tìm cách bốc các công dân họ là du khách của du thuyền Diamond Princess về nước, và cô lâp họ trong những bịnh viện dã chiến vừa mới thiết lâp tại quốc gia sở tại. Một nửa số du khách và thủy thủ đoàn của du thuyền Diamond Princess là người Nhât Bản.  

  Binh dịch COVID-19 xóa tan mọi hy vọng kinh tế của TQ sau năm 2019, tăng trưởng GDP của xứ này chỉ đạt 6%, là mức tăng trưởng thắp nhất kể từ năm 1990. Tờ Guardian còn đưa ra ý kiến: tăng trưởng của TQ trong quí 1-2020 chỉ là 5% hoặc thậm chí thâp hơn…

 

COVID-19 BẮT ĐÂU GÂY TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN NỀN KINH TÉ TQ VÀ TOÀN CẦU

Giờ đây bịnh dich COVID-19 đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất là nghành Hàng không du lịch. Tệ hơn dich SARS, dich COVID-19 đã khiến ngành du lịch toàn cầu thất thu lớn ngay cả Mỹ, một quốc gia mà nền kinh tế được thúc đẩy chủ yếu bởi sức tiêu thụ nội địa lên đến 85%.

 Tình trạng hủy chuyến bay, hủy đặt phòng, lan rông khắp châu Á và thế giới. Các hãng Hàng không đã cắt giảm kinh doanh. Cathay Pacific giảm 1/3 số chuyến bay và khuyến khích nhân viên nghỉ không lương. Con số du lịch TQ  đã giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng nước Mỹ, năm 2019 có hơn 2,5 triệu người du lịch TQ  tới Mỹ. Chắc chắn năm nay du khách TQ rất hiếm hoi. Các hãng hàng không Mỹ, American Airline, United Airline, sẽ tạm ngưng bay đến TQ cho đến cuối tháng 3-2020. Còn hãng Delta cũng hủy bỏ các chuyến bay đến TQ cho đến cuối tháng 4-2020. Nếu khủng hoảng kéo dài, sự sụt giảm của thị trường có 173 triệu lươt khách và tiêu dùng 250 tỷ USD mỗi năm, chắc chắn sẽ có tác động sâu sắc vào ngành du lich khu vực và thế giới. Trong hơn 2 thập kỷ qua, Trung Quốc nổi lên như một là một cơ xưởng chế tạo vĩ đại, sản xuất mọi mặt hàng tiêu dùng cho thế giới từ cây kim sợi chỉ, giầy dép cho đến vũ khí chiến lược. TQ vượt Mỹ rất xa trong trong nhu cầu năng lượng, nhất là dầu hỏa. OPEC sẽ gặp khủng hoảng vì giá dầu hỏa sẽ xuống thắp nếu các cơ xưởng tai TQ tiếp tục ngưng hay giảm hoạt động vì vấn nạn của dịch bịnh COVID-19. Các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia Châu Á, phải thực thi chính sách hạn chế đi lại với TQ mặc dầu họ vẫn phụ thuộc vào thị trường TQ. Chuỗi cung cấp bị gián đoạn. Chuyển vận kinh tế đường biển cũng xuống thắp. Thật khó lường được những tác động của dịch COVID-19 với nền kinh tế thế giới, một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tề xuất khẩu của TQ, ngay cả xuất khẩu du khách TQ đến các quốc gia toàn cầu. Trung Quốc chiếm hơn một nửa tăng trưởng nhu cầu của thế giới. Ngoài nguồn giầy dép, nghành công nghệ điên thoại thông minh và ô-tô phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất của TQ. Chuỗi hàng cà phê Starbucks của Mỹ sẽ phải đóng cửa hơn một nửa trong số 4000 địa điểm ở TQ.. Tâp đoàn công nghệ Apple tạm thời ngưng hoạt động 42 cửa hàng tại TQ. Intel cũng theo chân Apple. Điện thoại thông minh 5.G, và những ngành công nghệ chế tao “Chip”, như Apple, Samsung, Qualcomm, ARM…với doanh thu khổng lồ từ sức tiêu dùng của xí nghiêp công nghệ cao của TQ cũng đi vào khủng hoảng vì thi trường tiêu thụ (TQ) giảm sút mạnh.

 

Tai nạn dich bịnh virus corona đã được bác sỹ nhãn khoa Lý Văn Lượng, nhân viên bịnh viên trung ương Vũ Hán cảnh báo từ hôm 30-12-2019 trên báo Weibo. Ông cho rằng có 7 bệnh nhân đang bị nhiễm virus giống như SARS hồi năm 2002-2003. Mẩu tin này vô tình đánh động mạnh dư luận. Sau đó 4 ngày, BS Lượng bị Công an yêu cầu ngưng ngay phát tán tin sai lệch làm xáo trộn xã hội nghiêm trọng…Đến ngày 10-1-2020, bác sĩ Lượng bi ho, ngày hôm sau ông bị sốt cao khiến ông phải nhâp viện, Đến ngày 30-1 ông được chẩn đoán là ông bị lây nhiễm virus corona.  Và ông qua đời vào lúc 2:58 giờ, sáng ngày 7 tháng 2-năm 2020. Hưởng dương 34 tuổi…

So với virus corona, SARS (2002-2003) cũng có triệu chứng hô hấp cấp tính khả năng lan rộng đến 37 quốc gia, lây nhiễm 8000 người và gây thiêt mạng 750 người, gây thiêt hại kinh tế quốc tế vào khoảng 35-37 tỷ USD. Trong khi nền kinh tế TQ và Quốc tế, hôm nay, lớn hơn nhiều, mở cửa giao dich rộng hơn, cấp tiến hơn nhiều so với 17 năm về trước. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, dịch bịnh COVID-19 sẽ gây tác động tiêu cực, làm suy thoái nền kinh tế TQ kéo theo sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu ở một mức độ  nguy hiểm thật khó lường.

 

     Cả thế giới nói chung và TQ nói riêng, đang có tâm trang thê lương khi nhìn thấy Chủ tịch nước TQ, Tập Cận Bình mang khẩu trang bịt miệng họp với Bộ Chính Trị TQ đang khẩn trương tìm ra phương hướng chấm dứt cơn dịch bịnh COVID-19. Trong thục tế cả thế giới đang tâp trung lo tiếp cứu TQ sớm chấm đứt dịch bịnh COVID-19 như là họ lo tiếp cứu cho chính bản thân mình…/.

 

Đào Như

Chicago

Feb 20-2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.