Hôm nay,  

EVFTA: Bất đồng ý kiến trong dân chủ (bài I)

2/13/202010:04:00(View: 5098)

Ngày 12/2/2020  Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, với đa số ủng hộ là  401 phiếu, 192 phiếu chống, và 40 phiếu trắng.

Những lời phát biểu của đôi bên được/thua là bàn đạp cho việc thực thi bản Hiệp định trong những ngày tháng tới.

 

Phía bỏ phiếu chống.

Một trong số 192 người bỏ phiếu chống là bà Phó chủ tịch Nghị viện Heidi Hautala, dân biểu đảng Xanh, Phần Lan.

Bà Hautala là một vị dân biểu đã qua 4 nhiệm kỳ tại Nghị viện Âu châu, và đã có trách nhiệm thay mặt Nghị viện qua Việt Nam vào đầu năm 2019, để khảo sát Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản EU-VN (gọi tắt là VPA).

Với tư cách Phó chủ tịch Nghị viện và cũng là thành viên của các Ủy ban Thương mại, Tiểu ban Nhân quyền, Phái đoàn quan hệ với các nước Đông Nam Á và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), DB Hautala đã lên tiếng trong buổi họp Nghị viện ngày 11/02 trước cuộc bầu cử quyết định  :

 

Các thỏa thuận giữa EU và Việt Nam chắc chắn rất quan trọng về mặt địa chính trị, và Việt Nam cũng đã đạt được tiến bộ trong việc cải cách luật lao động của mình - nhưng mặt khác, đã không sửa đổi bộ luật hình sự để cho phép người lao động được hưởng các quyền đó. Sự đàn áp đã trở nên nghiêm trọng hơn, ngay cả trong giai đoạn cuối cùng của việc hoàn thiện thỏa thuận này.                                                                                                                      
Nếu ngày mai Nghị viện đồng ý phê chuẩn EVFTA

1-Nghị viện sẽ có trách nhiệm lớn trong việc đòi hỏi các yêu cầu của Nghị viện đã đưa ra (trong thờigian qua) về phát triển bền vững, nhân quyền và sự tham gia của một xã hội dân sự độc lập, phải được thực hiện.

2-và theo lời đòi hỏi của Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban LMÂC ( Commission) vẫn còn phải cùng các đồng nghiệp đối tác Việt Nam thiết lập một cơ chế giám sát độc lập về Nhân quyền và cơ chế khiếu nại độc lập, với những đòi hỏi khắc phục vi phạm 

Đó là những lý do tại sao nhóm của chúng tôi, Đảng Xanh/Liên minh Tự do Âu châu chưa thể hỗ trợ Hiệp định này.

 

Ngày 12/02, sau khi có kết qủa thuận cho việc phê chuẩn EVFTA, bà Phó chủ tịch Nghị viện đã nhận định đúc kết như sau:

 

Nghị viện Âu châu vừa phê chuẩn Hiệp định thương mại EU-Việt Nam. Nhóm Xanh đã bỏ phiếu chống lại Hiệp định này vì, bất chấp các cuộc đàm phán trong chương trình Hiệp định, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm Nhân quyền và gây áp lực lên các tổ chức của phe đối lập và công nhân. Hiệp định thiếu phương tiện hiệu quả để thực thi Quyền Con Người, những ràng buộc luật pháp về Môi sinh và các tiêu chuẩn Xã hội. Ngoài ra, Việt Nam đã không can thiệp vào các phương tiện theo đúng  khả năng để giải quyết nạn phá rừng.

EU cần phải làm tốt hơn trong chính sách thương mại của mình.

 

Thỏa thuận giữa EU và Việt Nam rất quan trọng về mặt địa chính trị, nhưng vẫn nửa vời về phát triển bền vững và nhân quyền. Một mặt, Việt Nam đã cải thiện luật lao động, nhưng đồng thời luật hình sự củaViệt Nam ngăn cản việc thực thi hiệu quả các quyền này. Trong những năm qua, suốt thời gian tiếp diễn các cuộc đàm phán Hiệp ước, áp lực trên xã hội dân sự thậm chí còn tăng lên.

Vì những  lý do đó, tôi đã không thể hỗ trợ Hiệp ước.

 

Khi tán thành Hiệp ước, Nghị viện Âu châu sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trong việc đảm bảo rằng các đòi hỏi phát triển bền vững, nhân quyền và xã hội dân sự độc lập thực sự được đáp ứng. Tuy nhiên, Hiệp ước lại không cung cấp những đảm bảo này. Ủy ban LMÂC cùng với Việt Nam cần phải thiết lập một cơ chế giám sát nhân quyền độc lập có thể giải quyết hiệu quả mọi vi phạm (các quyền).

Bây giờ, sau khi Hiệp ước đã được phê duyệt, cần phải đưa ra tín hiệu rõ ràng rằng Hiệp định Thương mại không phải là sự kết thúc của phát triển tích cực, mà là sự khởi đầu của nó.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sự đắc cử của Giám Sát Viên Quận Cam Lou Correa vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang đã tạo cơ hội hiếm có cho một ứng cử viên gốc Việt có thể đắc cử vào chức vụ Giám Sát Viên Quận Cam
Với viễn ảnh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, một hồ sơ mà Việt Nam cần chú ý là chế độ trợ giá lúa gạo trên thế giới vì gạo là nông sản trọng yếu của Việt Nam và chi phối sinh hoạt
Thể theo lời yêu cầu của một số đông học viên, tác giả xin mượn trang báo này để trình bày một cách chi tiết về hệ thống máy chụp hình, được dựng lên tại nhiều ngã tư với mục đích chụp
Trước năm 1975 vào những dịp Tết Nguyên Đán, cùng lúc dân chúng náo nức chuẩn bị mừng Xuân, đón Tết thì các hội từ thiện,
Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC, nhưng cả hai đã có những sắp xếp khác, không liên hệ gì đến nội dung bàn thảo
Chưa bao giờ trong lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã chứng minh  Đảng và Nhà nước sợ Dân chủ như trong kỳ họp APEC tại Hà Nội từ 15 đến 19
Có ai biết lập trường của thủ đô Mỹ về Iraq là gì hay không" Câu hỏi ấy có thể gây khó chịu. Sự hiểu biết thông thường đều cho thấy đảng Cộng hoà đã thất cử và Chính quyền Bush
Ngân Giang là bút hiệu của một chiến binh Mỹ gốc Việt, vừa từ chiến trường Iraq về lại tiểu bang nhà là Texas. Bài sau đây cho thấy tấm lòng tác giả, dù xông pha
Quân dịch (còn được gọi là “nghĩa vụ quân sự”) là tòng quân bắt buộc nên không ai muốn nghe nói đến hai chữ quân dịch sặc mùi chiến tranh. Nước Mỹ ban hành chế độ quân dịch trong thời gian
Kết quả của hội nghị APEC 2006 đang được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong nước tuyên truyền rầm rĩ. Là người Việt Nam ai cũng vui mừng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.