Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: cuộc chạy đua xuống đáy vực (Bài 7)

20/01/202009:59:00(Xem: 4372)

Khoảng cách giàu nghèo tăng vọt không những ở Tây Phương mà còn khắc nghiệt hơn nhiều tại các nước đang phát triễn. Hiện Trung Quốc có nhiều tỷ phú hơn Hoa Kỳ  trong khi nhiều tập đoàn đại gia mọc lên nhanh chóng ở Ấn Độ, Việt Nam. Ngược lại đa số công nhân vẫn còn sống chui rút trong các ổ chuột ở những thành phố lớn. Hai câu hỏi đặt ra là (1) tại sao tại Á Châu không trổi dậy phong trào dân túy phản kháng như ở Âu-Mỹ, và (2) liệu chênh lệch giàu nghèo trong các nước đang mở mang có sẽ thu hẹp dần hay ngày càng thêm sâu rộng?


Trả lời đơn giản cho câu hỏi thứ nhất là người dân tại các nước đang phát triển bị đàn áp nên không thể tập hợp thành phong trào chống đối mạnh mẻ như ở Tây Phương. Nhưng bên cạnh góc nhìn tiêu cực đó còn có thêm một nguyên nhân tích cực khác là toàn cầu hóa đã mang hàng tỷ dân chúng châu Á thoát ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó. Riêng Trung Quốc chỉ trong vòng 30 năm đã đưa từ 500-800 triệu người tiến lên mực sống trung lưu với sức mua (purchasing power) ngang bằng với Tây Phương. Tại Ấn Độ và Việt Nam điện nước, cầu cống, nhà lầu và điện thoại cầm tay lan tràn đến tận thôn quê. Tuy xã hội còn nhiều bất cập nhưng gần 100% dân chúng ở Đông và Nam Á (trừ Trung Đông) đạt đồng thuận rằng thương mại toàn cầu đã cải thiện đời sống của họ từ 30 năm nay. Hố sâu giàu nghèo tuy tăng vọt nhưng đời sống của mỗi gia đình vẫn được cải thiện. Ngược lại tại Âu-Mỹ khoảng 80% dân chúng lại thấy mức sống của họ chẳng những không tăng mà còn giảm cũng chính trong 30 năm đó. Cho nên các cuộc phản kháng chống độc tài, tham nhũng, bất công ở Á Châu rất khác biệt so với trào lưu dân túy chống toàn cầu hóa của Tây Phương.


Nhưng nếu giàu nghèo ngày thêm chênh lệch thì rồi xã hội nào cũng sẽ rơi vào bế tắc. Câu hỏi thứ nhì là liệu khoảng cách giàu nghèo sẽ thu hẹp dần hay ngày thêm sâu rộng ở các nước đang mở mang? Kinh tế gia Richard Koo rút tỉa bài học Tây Phương nhận xét rằng khi con số lao động từ thôn quê ra thành thị làm việc trong các nhà máy hảng xưởng giảm dần, tức là lượng công nhân ít đi so với nhu cầu thuê mướn thì khi đó giới công nhân ở vào thế mạnh để đòi tăng lương và bổng lộc. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nhờ đó thu hẹp. Giai đoạn này cũng chính là lúc mà nền dân chủ bắt nền móng vững chắc ở Âu-Mỹ-Nhật, và gần đây nhất là tại Nam Hàn và Đài Loan nhờ đào tạo được thành phần trung lưu-công nhân bên cạnh giới trung lưu-trí thức làm căn bản.


Trung Quốc hiện đang ở khúc ngoặc nói trên: con số lao động từ thôn quê ra thành thị giảm dần nên công nhân Trung Quốc được tăng lương và nhà cầm quyền cải thiện đời sống bằng cách nới lỏng chế độ hộ khẩu. Người lao động nhờ vậy hưởng thêm các quyền lợi về bảo hiểm sức khỏe, lương hưu trí, trợ cấp nhà ở và giáo dục con cái. Liệu giới lao động Trung Quốc có thoát ra khỏi các ổ chuột để tiến lên mức sống trung lưu-công nhân và góp phần xây dựng dân chủ hay không, thật tình không ai biết trước được.


Âu-Mỹ-Nhật đã có 30 năm để xây dựng tầng lớp trung lưu-công nhân trong khoảng 1950-1980. Đài Loan và Nam Hàn có khoảng 20 năm từ 1980-2000. Trung Quốc vừa bước sang khúc ngoặc này nên không biết sẽ còn kéo dài bao lâu, nhưng tiếp theo Hoa Lục thì thế giới thay đổi khiến việc xây dựng thành phần trung lưu-công nhân trong những quốc gia kém mở mang trở nên vô cùng khó khăn. Nguyên do vì cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) giữa các nước chậm tiến trở nên gấp rút theo nhịp độ toàn cầu hóa và tự động hóa.


Nếu chỉ lấy riêng thí dụ tại Đông-Á thì Hồng Kông bắt đầu với lao động mồ hôi và cơ bắp (sweatshop) trong các ngành lắp ráp và may mặc vào thập niên 60. Khi Hồng Kông vượt qua giai đoạn công nhân giá rẻ thì công ăn việc làm loại này chạy sang Singapore để dùng làm bể phóng, rồi sau đó tới phiên Đài Loan, Nam Hàn,  Trung Quốc, và nay là Việt Nam, Phi, Indonesia, Bangladesh v.v…Cạnh tranh giữa những quốc gia kém mở mang ngày càng gay gắt vì các nước cùng học và áp dụng chung một công thức là dùng nhân công rẻ và xuất khẩu làm bàn đạp trong bước đầu phát triển. Lao động giá rẻ bị toàn cầu hoá khiến mức cung trở nên dư thừa trên thị trường quốc tế. Giới công nhân ở Việt Nam không những phải cạnh tranh với nguồn nhân lực từ thôn quê đổ ra thành thị ở Việt Nam mà còn cả từ Phi, Indonesia, Bangladesh, Pakistan, Mexico, v.v… Áp lực giá cả khiến công nhân Việt Nam muốn đòi tăng lương thì hảng xưởng Tàu, Đại Hàn, Đài Loan sẽ chạy sang các nước khác. Bên cạnh đó tự động hóa (và chiến tranh thương mại) còn đe dọa đến công ăn việc làm của người lao động toàn cầu. Cho nên gọi là cuộc chạy đua xuống đáy vực giữa các nước đang mở mang thay vì nâng cao giá trị gia tăng nay phải tranh giành khâu lắp ráp và may mặc nên không thể cải thiện quyền lợi người lao động. Kẻ chiến thắng trong cuộc chạy đua này dù ở các nước công nghiệp hay đang mở mang chính là các đại tập đoàn, những nhà tỷ phú và lớp trí thức ưu tú thích ứng với trào lưu toàn cầu hóa trong khi thành phần lao động công nhân ngày càng bị bỏ rơi. 


Áp lực từ toàn cầu hóa đè nặng lên giới công nhân, dù lương bổng có tăng theo GDP nhưng hố sâu giàu nghèo ngày thêm rộng. Người lao động Việt, Phi, Indonesia, Bangladesh, Pakistan, v.v… khi dọn từ thôn quê ra thành phố sẽ trọn đời sống trong các ổ chuột mà không thể nào mơ mộng mua được căn nhà trị giá 500 ngàn USD trở lên và cho con cái du học để có mảnh bằng tốt nhằm bắt kịp với giới trung lưu-thành thị chớ đừng nói gì đến các đại gia.


Nhưng chính tình trạng xấu này lại mang đến một hệ lụy bất ngờ tương đối tốt, khi công nhân ở các nước đang mở mang vì không có cơ hội định cư mọc rễ ở thành thị nên để dành tiền xây nhà và lập gia đình ở thôn quê giúp nông thôn phát triển. Khi kinh tế toàn cầu suy sụp, hảng xưởng ồ ạt sa thải nhân viên thì hàng chục triệu công nhân trở về làng mạt sinh sống như từng xảy ra tại Trung Quốc năm 2008. Việc này làm giảm nhẹ cơn tác động và nổi bất mản do khủng hoảng gây nên.


Kết luận là việc xây dựng thành phần trung lưu-công nhân và nền dân chủ ở Trung Quốc và các nước đang mở mang trở nên vô cùng khó khăn so với Âu-Mỹ-Nhật-Đài Loan-Nam Hàn may mắn đi trước. Nhưng ngược lại chính Âu-Mỹ đang đánh mất các cơ xưởng sản xuất vốn là cổ máy nuôi dưỡng thành phần trung lưu-công nhân nên nay rơi vào xáo trộn xã hội.


Bài 8 tiếp theo sẽ phân tích giải pháp cho tình trạng giàu nghèo chênh lệch không phải bằng cách san bằng tài sản trong xã hội mà chính nhờ tạo môi trường cho mọi người có cơ hội thăng tiến đồng đều (equal opportunity). Còn bằng không thiếu cơ hội thăng tiến (lack of opportunity) sẽ dẫn đến tâm lý bi quan, bất mãn và chống đối trong xã hội.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.