Hôm nay,  

Cảm Nghĩ Của Một Người Cựu Tị Nạn

28/12/201917:19:00(Xem: 4412)

Theo tôi hiểu,tôi lớn lên ở Việt Nam trong một gia đình khác với nhiều người. Tôi nhớ các mùa nghỉ hè bận rộn với các sinh hoạt cộng đồng, nhất là từ năm 1972 cho đến 1974. Mẹ tôi mang hết mấy đứa con tới các trại tị nạn ở Củ Chi và An Lộc. Cả nhà bỏ hết ngày hôm trước để gói rất nhiều bao gạo và phân loại quần áo cũ đã quyên được. Ngày chủ nhật lúc mặt trời chưa mọc, mười mấy người chúng tôi dồn vào một chiếc xe van hiệu Ford, chạy sau hai chiếc vận tải lớn về miền quê để trợ giúp người tị nạn. Chẳng có lần nào chúng tôi không nghe tiếng đại bác và súng từ phía xa khi xe lăn bánh trên mặt đường mấp mô. Vào cuối ngày, ông tôi đứng chờ trước cổng nhà khi chúng tôi trở về an toàn. Các chủ nhật khác, chúng tôi lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung hay ghé một cô nhi viện ở Biên Hòa. Là con gái, tôi chứng kiến ba mẹ tôi nhiều đêm mất ngủ vì mong anh tôi trở về từ nơi hành quân. Là người Việt, tôi chứng kiến nhiều dòng nước mắt vì chết chóc hay khổ đau. Tôi khóc trong lòng cho những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị mất nhà cửa, cách ly khỏi gia đình và ám ảnh bởi chiến tranh. Là đứa trẻ con, tôi lúc nào cũng biết mình được thương yêu. Tôi đủ may mắn để sống trong sự an toàn ở Thủ Đô. Tôi không thể nào tưởng tượng được sẽ có ngày chính Việt Nam Cộng Hòa cũng sụp đổ và biến tôi thành một người tị nạn.

Gia đình tôi đã sống qua ba năm dưới chế độ cộng sản, chịu đựng chiến dịch đánh tư sản, trại cải tạo, tù tội, đổi tiền tức là một hình thức cướp tiền của dân, tem phiếu thực phẩm và nhiên liệu, và cuộc động viên để bắt lính đi đánh bên Cam Bốt và ở biên giới Trung Quốc.

Mẹ tôi mang hết mấy đứa con vượt biên năm 1978, để ba tôi và ông bà ở lại. Chúng tôi đến được Nam Dương rồi từ đó xin định cư ở Mỹ. Tôi mong rằng không ai nữa phải trải qua kinh nghiệm vượt biên mười bốn ngày trên biển và sáu tháng trong trại tị nạn như của chúng tôi. Lần đầu trong cuộc đời đứa trẻ 14 tuổi, tôi sống với hàng ngàn người lạ trong một nhà kho không có điện nước cũng như sự riêng tư và khan hiếm thức ăn. Niềm hy vọng là nhiên liệu duy nhất giúp chúng tôi tiếp tục sống.

10 năm đầu sống ở Mỹ là quãng thời gian không dễ dàng gì với gia đình tôi. Chúng tôi vật lộn với những trở ngại về văn hóa và kinh tế của những người tị nạn trong một xứ sở xa lạ. Lúc còn ở tuổi vị thành niên, tôi thường tự hỏi tại sao cuộc sống có nhiều đau khổ đến thế? Rồi tôi chấp nhận đó là số phận của minh. Các anh chị tôi kiếm được việc trong các hãng xưởng, ngân hàng và nhà hàng lúc mấy đứa nhỏ hơn trong gia đình còn đi học. Tôi là một trong những thành viên may mắn được học hành trong xã hội Mỹ. Chuyên ngành Á Mỹ Nghiên Cứu Học và Xã Hội Học giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về cái lịch sử và sự phấn đấu của người di dân và các nhóm thiểu số ở xứ sở này.

Tôi hiểu được rằng người da màu, đàn ông lẫn đàn bà, đã không được quyền bầu cử cho đến cuối thập niên 1950. Nhờ sự đấu tranh của các anh chị em da màu, như những người đã tình nguyện gia nhập quân đội Mỹ, hy sinh cả mạng sống trong Thế Chiến Thứ Hai để chứng minh lòng trung thành với nước Mỹ và đòi hỏi công lý xã hội, người Mỹ gốc Việt như tôi đến xứ sở này vào thập niên 1970 đã có thể ngồi phía trước xe búyt, đã có cơ hội tìm những công việc cao cấp và đã có quyền đi bầu. Hiểu về những trải nghiệm này thay đổi hoàn toàn cách nhìn của tôi về nước Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp, trong 5 năm tôi đã làm cố vấn về di dân tại Oakland cho một tổ chức với thành tích giúp đỡ người tị nạn Do Thái, Ba Lan và Nga trong các thập niên 1930 và 1940, tị nạn từ Cuba trong thập niên 1960 và từ Đông Nam Á trong thập niên 1970. Tôi trở thành một giáo sư và sau đó, nắm một vai trò quản trị trong hệ thống đại học cộng đồng của California trong 30 năm qua. Ở những chức vụ này, tôi gặp hàng ngày những người Mỹ với gốc tích đa dạng từ Đông Âu, Đông Nam Á, Trung Á, Châu Mỹ La-tinh và Châu Phi. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện buồn của người tị nạn, giống như nhìn vào chính hình bóng của mình trong gương mỗi ngày. Các câu chuyện của họ giúp tôi bền bỉ hơn và cung cấp cho tôi sự hiểu biết về khung cảnh chính trị của thế giới.

Khi nào mẹ tôi kể về chuyến vượt biển hãi hùng từ Sài Gòn đến Nam Dương, các người bạn gia đình hay góp ‎ý, chẳng hạn như “Gia đình có phước đức lắm đó!  Chị làm phước quá nhiều nên được ơn trên phù hộ bình an đến nơi!” Mẹ tôi thuộc thế hệ chấp nhận khái niệm số phận, trong khi tôi hay hỏi tại sao? Nếu tôi chấp nhận rằng chuyến đi an toàn của chúng tôi là do luật nhân quả, điều đó cũng có nghĩa là cả triệu người bỏ mạng đã không sống một cuộc đời lương thiện?

Khi nhìn các hình ảnh của các con người khốn khổ mong đợi được tị nạn ở biên giới Mỹ-Mễ, tôi tự hỏi điều gì làm cho gia đình chúng tôi chính đáng hơn họ trong việc xin định cư trong khi chúng tôi cũng chẳng khác gì. Tôi tự hỏi tại sao xứ sở này có quyền cung cấp các loại vũ khí giết người và cùng lúc từ chối nhận các người tị nạn do chiến tranh. Tôi đặt câu hỏi vì sao học phí tại hệ thống Đại Học California đã tăng 1.500 lần trong 30 năm qua. Tôi không hiểu tại sao một công chức như tôi xứng đáng được hưởng quy chế bảo hiểm y tế tốt hơn những người làm thu ngân toàn thời gian tại nhà băng hay làm việc văn phòng.

Gần đây, tôi đã viếng thăm nhiều công ty ‘high-tech’ và thấy nhân viên của họ với thu nhập cao được hưởng các bữa ăn sáng, trưa và tối miễn phí cũng như phụ cấp về di chuyển trong khi những người với mức lương tối thiểu phải bỏ ra từ 20 đến 30 phần trăm thu nhập của họ cho những thứ này tuy không mua nổi bảo hiểm y tế? Tôi biết những trường hợp sinh viên ở đại học của tôi phải sống trong xe hơi, hay mấp mé trở thành vô gia cư. Xin đừng hiểu sai điều tôi nói, tôi cảm thấy may mắn có được nhà cửa, một việc làm vững vàng và nhiều cơ hội người khác mở ra cho tôi. Tuy nhiên, các cơ hội đó lẽ ra cũng phải ở trong tầm tay của những người di dân mới hoặc sẽ đến.

Nước Mỹ dư khả năng để chia sẻ một phần của tài nguyên thiên nhiên và nhân lực với thế giới. Là một người Mỹ Gốc Việt, tôi muốn có một chính quyền đặt các vấn đề nhân quyền, săn sóc sức khỏe và giáo dục ở mức ưu tiên vì chúng ta là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Tôi muốn có một nhà lãnh đạo cổ xúy cho hòa bình, và dang tay đón nhận người di dân và tị nạn đến xứ sở đẹp đẽ tự do này. Tôi ủng hộ các chính trị gia đại diện cho các giá trị của tôi và sẽ bầu cho các ứng cử viên tin vào sự công bằng, bình đẳng, công l‎ý xã hội và bảo vệ Trái Đất cho mọi người!

Minh Hoa Ta giữ chức khoa trưởng tại Đại Học Cộng Đồng San Jose và là thành viên của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến)

Thang Do, thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến) chuyển ngữ bài viết gốc bằng tiếng Anh

Reflections of a Former Refugee

As far as I can tell, I grew up in a very unconventional family in Vietnam.  I recall my summer vacations often filled with community activities.  My most memorable summer memories were from 1972 to 1974. Mother took all her children to the refugee camps near Cu Chi and An Loc. We spent the day before packaging bags and bags of rice, collecting used and new clothes and sorting them by groups.  Before sunrise on Sunday, twelve to fifteen of us, young and old, packed ourselves into a Ford van, which navigated behind two big trucks toward the country side to assist war refugees. Without failing on each trip, we heard the sound of artillery (pháo kích) and gunfire from the distance as we drove on bumpy country roads. Later, Grandfather often greeted us at the entrance to our house upon our safe return.  On other Sundays, we went to Quang Trung Military Training Center or visited an orphanage in Biên Hòa.  As a daughter, I witnessed my parents spending sleepless nights longing for my brother to come back safely from his military mission. As a young Vietnamese, I witnessed tears brought about by death or suffering. My heart cried for the men, women and children who endured displacement, separation, and torment of war. As a child, I always knew I was loved. I was fortunate enough to live and be protected in the Capital City.  I could never have imagined the end of the Republic of South Vietnam in 1975 that turned me into a refugee.  

Suffering under the communist regime for almost three years, my family members and I were exposed to the government’s policy of confiscating properties from capitalists (đánh tư sản), reeducation camp (trại cải tạo), imprisonment, change of currency which was a crafty way of robbing people of their money, rationing of food and energy, and the draft to enlist soldiers to fight the conflicts in Cambodia and on the Chinese border. 

My Mother took all her children to escape by boat from Vietnam in 1978, leaving behind my loving Father and Grandparents . We arrived in Indonesia and later sought asylum in the United States.  The fourteen-day boat journey and six-month stint in the refugee camps were experiences I wish others never would have to go through. For the first time in my fourteen years of life, I lived with thousand strangers in a warehouse with no privacy or running water, and without adequate food or electricity. Hope was the only impetus keeping us move forward. 

Life for my family during the first 10 years in the United States was not at all a piece of cake. We struggled through culture and economic hardships as refugees in a foreign land. As a teenager, I often questioned god why there was so much misery? I learned to accept that it was my fate (số phận).  My elder siblings found jobs in manufacturing, banking and restaurant while the younger ones were enrolled in school. I was one of the lucky members of my family to benefit from American education. Majoring in Asian American studies and Social Welfare at CAL deepened my knowledge on the history and struggle of immigrants and minority groups in this country. 

I learned that men and women of color in this country did not have the complete right to vote until the late 1950’s. Thanks to the struggles of many brothers and sisters of color who volunteered to serve in the US military, sacrificed their lives during WWII to prove their loyalty to America and fought for social justice, Vietnamese American like me coming to this country in the 1970’s were able to sit in front of the bus, have accessed to high skill jobs  and to vote. Learning about their experiences transformed my view of America.

Upon graduation, I worked in Oakland for five years as an immigration counselor in an organization that had a long history of assisting Jewish, Polish, Russian refugees in the 1930s and 1940’s, Cuban refugees in the 1960s and the Southeast Asian refugees in the 1970s. I became a faculty member and later, as an administrator for the last 30 years in the California Community College system. In these positions, I encountered daily diverse Americans whose roots traced back to Eastern Europe, Southeast Asia, Central Asia, Latin America and Africa.  I listened to many sad migrant and refugee stories. It has been like seeing myself in the mirror every day. Their stories have contributed to my resiliency and provided me a better understanding of the political landscape of the world. 

Whenever Mother shared the horrific tale of our boat journey from Saigon to Indonesia, her friends often responded with comments like “Gia đình có phước đức lắm đó!  Chị làm phước quá nhiều nên được ơn trên phù hộ bình an đến nơi!” (your family is very lucky! You did many good deeds, so the ‘higher-up’ protected you until safe arrival!) My Mother was from the generation that accepts the concept of fate and karma, while I tended to ask why?  If I accepted that our safe journey had to do with Karma, am I then to say that the millions who lost their lives did not do good deeds?

Looking at the images of individuals seeking asylum at the Mexican - US border, I question what made my family more legitimate asylum seekers when we were no different from them? I wonder why it is Ok for this country to supply other nations with deadly weapons and at the same time refuse to accept those war refugees?  I question the real reason for the 1,500% increase within 30 years in in-state tuition at the University of California?  I wonder why I deserve better health care as a public employee than someone who works as a fulltime bank teller or an office clerk. 

I recently visited many high tech companies where highly-paid employees are receiving free breakfast, lunch, dinner and transportation reimbursement while minimum wage earners pay 20 to 30 % of their earnings for transportation and food and are forced to forego health insurance? I personally know students at my college who live in their cars, or risk being homeless. Don’t get me wrong, I appreciate the fact that I have a house, a stable job and opportunities given to me by many individuals.  However, these opportunities should also be available to recent and future refugees, immigrants.

America can more than afford to share our rich natural and human resources with the world.  As a Vietnamese American, I am seeking a new administration that puts human rights, health care and education as high priorities because we are one of the world’s richest nations.  I want a political leader that advocates for peace, and welcomes immigrants and refugees to this beautiful land of the free.  Immigrants and refugees have built America. I support politicians that represent my values and I will vote for those who believe in equity, equality, social justice and protection of our Mother Earth for all! 

 

Minh Hoa Ta is a division dean at San Jose City College and a member of PIVOT (Progressive Vietnamese American Organization)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.