Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 2)

12/12/201911:39:00(Xem: 7271)

Khoảng cách giàu nghèo hiện đang là một trong các nguyên nhân chính làm chấn động nền chính trị ở Tây Phương, điển hình với Brexit ở Anh, phong trào áo vàng tại Pháp và Donald Trump đắc cử Tổng Thống ở Mỹ. Câu hỏi đặt ra là tại sao hố sâu giàu nghèo còn cách biệt hơn rất nhiều tại các nước đang phát triễn như Trung Quốc và Việt Nam nhưng lại không dẫn đến những xáo trộn tương tự như ở Âu-Mỹ?


Lý do thứ nhất vì khối quần chúng ở các nước đang phát triễn chưa đủ thế lực mạnh để làm thay đổi nền chính trị như tại Tây Phương cho nên những tiếng nói phản kháng thường bị dập tắt rất sớm. 


Lý do thứ nhì khi cả nhà cầm quyền lẫn dân chúng ở các nước đang mở mang có được sự đồng thuận với gần 100% ủng hộ toàn cầu hóa. Ngược lại tại Anh, Pháp và Mỹ một con số không ít trong quần chúng hoặc chống đối hay đòi chậm lại tiến độ toàn cầu hóa vì cho rằng trào lưu này bị dàn dựng (rigged) chỉ có lợi cho thành phần thượng lưu trí thức (elite) mà thiệt hại cho công nhân, thợ thuyền và giới trung lưu. Chính sự đồng thuận nói trên ở các nước đang phát triển đã góp phần xây dựng ổn định xã hội vì ngay khi người dân tuy phản đối nhà cầm quyền nhưng phần nào đã tự giới hạn để những chống đối không cản trở tiến trình hội nhập vào thương mại toàn cầu. Trái lại tại Âu-Mỹ cả cánh tả lẫn hữu mạnh mẻ phản đối các hiệp ước thương mại quốc tế, việc hảng xưởng di dời sang nước ngoài, tình trạng xuất nhập khẩu mất quân bình và quy trách cho chính quyền về những thiệt hại mà giới công nhân và thợ thuyền phải gánh chịu khi bị thất nghiệp hay vì đồng lương không tăng từ 30 năm nay.


Lý do thứ ba liên quan đến móc ngoặc trong tiến trình công nghiệp hóa của một quốc gia được hoàn tất, thường gọi Lewis Turning Point (LTP) trong kinh tế. LTP là khúc quanh khi nguồn nhân lực chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp bắt đầu cạn dần. Một thí dụ tại Việt Nam hiện trong thời kỳ tiền LTP khi dân chúng thôn quê đổ dồn về thành thị đi tìm công ăn việc làm với thu nhập khá hơn so với canh tác. Khi số người tìm việc với doanh nghiệp tăng thì cung nhiều hơn cầu nên công nhân ở vào thế yếu nếu tranh đấu đòi tăng lương và cải thiện đời sống. Trường hợp này từng xảy ra ở Âu-Mỹ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nhưng khi nguồn nhân lực đến từ nông thôn cạn dần, tức là đi vào ngã tẻ LTP như ở Trung Quốc hiện nay thì cung giảm dần so với cầu. Lúc đó công nhân ở thế mạnh để đòi lương cao và được hưỡng các quyền lợi an sinh xã hội bằng cách đình công hay qua công đoàn. Giai đoạn hậu LTP từng xãy ra ở Mỹ vào thập niên 1930-1950, Âu Châu 1950-1960, Nhật 1960-1970 và Nam Hàn, Đài Loan 1980-1990. Vào thời điểm hậu LTP người công nhân không cần đến bằng cấp cao nhưng vẫn có được mức sống trung lưu, thí dụ vào những năm 1960 thợ thuyền làm việc trong dây chuyền sản xuất của các hảng Ford hay GM tại Mỹ vẫn mua được nhà, xe hơi, được bảo đảm y tế sức khỏe và lương hưu trí (pension).


Ngược lại Âu-Mỹ hiện nằm trong chu kỳ hậu công nghiệp với tự động hóa đi đôi theo sản xuất di dời sang các nước đang mở mang. Trước đây vào giai đoạn hậu LTP người công nhân dù không có bằng cấp cao vẫn được trả đồng lương đủ cho sống đời trung lưu, nhưng nay trong chu kỳ hậu công nghiệp thì học vấn và trình độ chuyên môn là hai yếu tố quyết định cho sự thành công. Cơ xưởng sản xuất bị đóng cửa và di dời ra nước ngoài để xử dụng nguồn nhân công giá rẻ và tay nghề thấp ở nước ngoài khiến giới trung lưu-công nhân Tây Phương bị tụt hậu so với thành phần trung lưu-học vấn. Các ngành nghề dịch vụ tuy nở rộ nhưng lương bổng không bằng sản xuất. Điều này dẫn đến sự phẩn nộ trong thành phần dân chúng không có bằng đại học do không tìm ra việc làm thay thế với mức sống tương đương trước khi hãng xưởng bị đóng cửa. Vì giới trung lưu là nền tảng của xã hội dân chủ nên tình trạng sói mòn của tầng lớp này tạo ra nhiều xáo trộn chính trị, và là nguyên nhân dẫn đến các trào lưu dân túy cánh tả chống doanh nghiệp, hay tâm lý bảo hộ và bài ngoại trong cánh hữu ở Tây Phương. 


Nói tóm lại tại Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc cuộc sống của mọi người đều cải thiện dù nhanh chậm khác nhau; tại Hoa Kỳ và vài nước Tây Phương mức sống của giới trung lưu–công nhân chẳng những không tiến mà còn thụt hậu so với các tầng lớp khác, cho nên họ bi quan và phẩn nộ do không tìm ra lối thoát. Hoa Kỳ là nước hậu công nghiệp duy nhất với tuổi thọ của thành phần lao động da trắng sút giảm trong vòng 10 năm nay bởi tâm trạng lo buồn, bất mãn và bất lực. 


Những bài sau sẽ phân tích nhiều hơn về các giai đoạn tiền LTP, hậu LTP và hậu công nghiệp.

 

Ý kiến bạn đọc
08/01/202005:19:37
Khách
Bài viết biên soạn công phu nhưng người dịch hay sắp chữ có khá nhiều sai sót về dấu ? ~ v.v... tức sai về chính tả tiếng Việt. Mong Thời Báo kiểm tra thêm và sửa chữa để đừng bị những lỗi loại như vậy hay ít ra một bài viết chỉ dính 1 hoặc 2 lỗi chính tả thôi chứ quá nhiều cho một bài báo hay thật đáng tiếc!
Kính thư
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 30 tháng 12 năm 1999, Việt Cộng cắt lãnh thổ của quê hương, dâng hiến cho Tàu cộng khoảng 700 km2. Một năm sau, ngày 25 tháng 12 năm 2000 cắt tiếp
Hình như Miyamoto Musashi (Cung Bản Vũ Tàng) đã viết như vậy cách đây hơn ba trăm năm. Lời khuyên của tay đệ nhất kiếm sĩ kiêm nghệ sĩ Nhật Bản
Tại nhà hàng Regent West, lúc 3 giờ chiều chủ nhật ngày 24 tháng 2 năm 2008, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Santa Ana,CA-Chánh Biện Lý của Quận Cam, Ông Tony Rackauckaus hôm 20-2-2008 đã tuyên bố ủng hộ
Cơn khát này chẳng khủng khiếp lắm sao! Ảnh của Lm. Trần Cao Tường, chụp tại đcv Notre Dame, New Orleans
Bốn mươi năm - nghĩa là hai thế hệ - đã qua rồi, kể từ trận "Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa" của người Cộng sản vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam chúng tôi nhận được một số yêu cầu từ nhóm người Việt tị nạn cộng sản hiện đang tạm cư tại Cambodia
Một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày, ngày nào chả là ngày của mẹ.  Mang nặng đẻ đau, chín tháng mười ngày, chúng ta ai cũng phải có một bà mẹ. 
Các chế độ độc tài tồn tại được chính yếu là nhờ nắm hầu hết quyền lực quốc gia trong tay. Người dân bị kiểm soát bao tử và toàn thể xã hội bị khống chế
Khi nghe tin Thị Trưởng Chuck Reed và Nghị Viên Madison Nguyễn đưa đề nghị để cử tri toàn thành phố San Jose
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.