Hôm nay,  

Việt Kiều Bơm Tiền Về SG Tăng 10-15% Mỗi Năm

05/12/201915:14:00(Xem: 6497)

Việt Kiều Bơm Tiền Về SG Tăng 10-15% Mỗi Năm

 
SAIGON (VB) -- Trong khi Tạp chí Tài chính cho biết kiều hối bơm vào Sài Gòn trong 11 tháng đầu năm nay đã hơn 4 tỷ đôla, bản tin báo VnEconomy ghi rằng con số đó đúng ra là 4,3 tỷ đôla Mỹ.

blank

Chỉ còn vài tuần lễ nữa là Tết Nguyên Đán, tiền kiều hối đang tăng tốc gửi về Việt Nam, theo các bản báo cáo ngân hàng.
 
Tạp chí Tài chính nhận định rằng: Dòng kiều hối bắt đầu chảy mạnh...
 
Bản tin nói ghi rằng cứ mỗi khi Tết Nguyên đán đến gần, các kiều bào sống ở nước ngoài sẽ đẩy mạnh chuyển kiều hối về cho bạn bè, người thân ở trong nước, giúp dòng tiền này tăng mạnh. Năm nay, nguồn kiều hối chảy về Việt Nam vẫn chủ yếu từ Mỹ, châu Âu, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Và dĩ nhiên, Sài Gòn vẫn luôn luôn thu hút nhiều tiền nhất.
 
Bản tin Tạp chí Tài chính ghi rằng Sài Gòn là một trong những địa phương thu hút lượng kiều hối lớn nhất cả nước, qua đó tốc độ tăng trưởng kiều hối chuyển về Việt Nam qua TP.Sài Gòn tăng khoảng 10-15% mỗi năm, thậm chí có năm chiếm đến 50% tổng lượng kiều hối cả nước.
 

Bản tin ghi lời Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.SG cho biết, lượng kiều hối chuyển qua các đơn vị trên địa bàn Thành phố tính từ đầu năm đến nay đã vượt 4 tỷ USD và đang tiếp tục tăng nhanh.
 

“Trên thực tế, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm sau thường cao hơn năm trước, trong đó TP.HCM luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về nguồn kiều hối chuyển về. Với tốc độ hiện tại, nhiều khả năng TP.HCM sẽ hoàn thành kế hoạch đạt 5,2 tỷ USD kiều hối trong năm 2019, tăng khoảng 200 triệu USD so với năm 2018”, ông Minh nói.
 

Theo dữ liệu kiều hối thường niên mới cập nhật của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là nước có lượng kiều hối lớn thứ 9 trên thế giới, ước năm 2019 sẽ đạt 16,7 tỷ USD (tương đương 6,4% GDP), tăng 700 triệu USD so với năm 2018.
 

Dòng kiều hối về Việt Nam qua 26 năm đã tăng khoảng gần 120 lần, từ 0,14 tỷ USD năm 1993 lên 10 tỷ USD năm 2012; đến năm 2018 vọt lên 16 tỷ USD.
 

Cũng theo WB, Việt Nam đứng thứ ba tại châu Á và duy trì trong Top 10 thế giới về thu hút kiều hối trong nhiều năm trở lại đây.
 

Giai đoạn 200 -2015, kiều hối chiếm khoảng 6% GDP, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Việt Nam lần lượt là 7,7% và 3% GDP.
 

Thông tin được đưa ra tại Báo cáo kinh tế vĩ mô 11 tháng đầu năm 2019 của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV vừa công bố cũng cho biết, dự kiến trong năm 2019, Việt Nam sẽ nhận được 16,7 tỷ USD kiều hối và nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
 

Việc tiếp tục nằm trong nhóm các quốc gia nhận kiều hối lớn nhất đã giúp tỷ giá USD/VND ổn định từ đầu năm đến nay.
 

Báo VnEconomy ghi con số cụ thể về kiều hối gửi về Sài Gòn: 11 tháng kiều hối về 4,3 tỷ USD, tăng trưởng tín dụng 12,4%...
 

Bản tin này viết: 11 tháng kiều hối về Tp. SG đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến trong tháng 12 là 1 tỷ USD, qua đó cả năm 2019 dự kiến đạt 5,3 tỷ USD, tăng trưởng khoảng trên 9% so với năm 2018...

Các con số đó được ghi nhận từ lời Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Tp. SG, nói bên lề hội thảo "Chuyển động của dịch vụ tài chính trong thời đại số" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 5/12/2019 của ông Nguyễn Hoàng Minh.
 

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, trước diễn biến thị trường tài chính tiền tệ có nhiều điều bất lợi như chiến tranh thương mại Mỹ Trung, phá giá đồng tiền của nhiều nước nhưng kiều hối về Việt Nam, đặc biệt về Tp SG là rất điều đặn.
 

Theo thống kê Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. SG, 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến trong tháng 12 là 1 tỷ USD, cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trưởng khoảng trên 9% so với năm 2018.
 

Kiều hối về đã giúp ích rất nhiều cho các hoạt động tại địa bàn như sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
 

Đặc biệt, kiều hối đã giúp nhà nước thoát nhiều hiểm nạn, kể cả nợ xấu.
 

Bản tin ghi rằng trong năm 2019, nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục được xử lý khá tốt. Các ngân hàng tiếp tục xử lý theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, nợ xấu mới phát sinh ít hơn nợ xấu đã xử lý. "Tính đến cuối tháng 10/2019 nợ xấu còn khoảng 22% nếu trừ nợ xấu của 3 ngân hàng 0 đồng là 1,5%. Đây là con số rất là tích cực nhiều năm liền chúng ta chưa đạt được con số này" – Ông Nguyễn Hoàng Minh nhấn mạnh.



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ xem qua bích chương giới thiệu về chương trình Đại nhạc hội Mùa Hè Rực Rỡ - Yêu Đời và Yêu Người
Nhân một bản tin của thông tấn VN sau đây, tôi sẽ phân tích tình hình và đưa ra biện pháp để giải quyết rốt ráo vấn đề nầy: Sáu tháng
Việt Nam hiện nay sau một thời gian dài chiến tranh, đang ở vào thời kỳ mùa xuân của dân tộc. Đất nước đang nở rộ, phát triển về mọi mặt
Trong dã tâm bá quyền này, Bắc Kinh đã trơ tráo thông báo rằng sẽ mở các chuyến du lịch bằng tàu lớn, để du khách có thể thưởng ngoạn
Tính đến ngày 25 tháng 9, những cuộc biểu tình rộng lớn của hàng chục ngàn nhà sư Miến Điện tại thủ đô Rangoon đã trải qua ngày thứ 9
Ở nhiều nước văn minh cũng như kém văn minh, tham nhũng và lãng phí của công bị coi như chuyện xấu xa trong xã hội
Đầu tháng 9 năm ngoái, 2006 khi tôi phổ biến lá thư ngỏ đầu tiên lên tiếng với cộng đồng về việc chồng tôi bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt ở Việt Nam
Kể từ ngày đảng cộng sản Việt Nam chiếm miền Nam đến nay là 32 năm. Cuộc tranh đấu giành tự do dân chủ và nhân quyền cho đất nước
Đây là dự luật có ý nghĩa to lớn đối với Phong Trào Dân chủ Việt Nam. Nó chứng minh sức mạnh của xu thế hội nhập và thời đại toàn cầu hoá
Từ năm 1949 Mao Trạch Đông chiếm được Trung Hoa lục địa, thiết lập chế độ Cộng Sản trên toàn cõi nước Tàu, ngoại trừ Đài Loan, Hông Kông và Ma Cau
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.