Hôm nay,  

Texas: DB Cộng Hòa Miller Tố Dân Gốc Á Ra Tranh Ghế, Bị Phản Ứng, Đành Bỏ Cuộc

03/12/201918:16:00(Xem: 7744)

Texas: DB Cộng Hòa Miller Tố 2 Đối Thủ Tranh Cử Vì Là Dân Gốc Á, Bị Phản Ứng, Đành Bỏ Cuộc

 
blank

DB tiểu bang Rick Miller (Wikipedia)
  

HOUSTON, Texas --- Dân biểu tiểu bang Rick Miller cho biết sẽ hủy bỏ việc tái ứng cử sau khi nói rằng các đối thủ ra tranh ghế của ông chỉ vì họ là người gốc Á châu.
 

DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
 

DB Miller trong bản văn gửi cho báo The Texas Tribune nói rằng ông sẽ thôi tái ứng cử sau khi ông gây sóng gió vì nói rằng các đối thủ sơ bộ của ông ra chỉ vì họ là gốc Á: "Trong cuộc phỏng vấn mới đây với báo Houston Chronicle, tôi có nói một số lời nhạy cảm và không thể thứ lỗi."
 

Ông nói rằng cách dùng lời sơ xuất đó không phải từ trái tim hay cá tính của ông.
 

Ông viết, "Tôi không muốn trở thành một đề tài chệch hướng cho đảng của tôi [Cộng Hòa] hay cho cử tri trong địa hạt, do vậy tôi quyết định không tái ứng cử."
 

Trong cuộc phỏng vấn với báo Houston Chronicle, Dân biểu Miller nói rằng 2 đối thủ Cộng Hòa của ông --- Jacey Jetton (Cựu chủ tịch Đảng Cộng Hòa thị trấn Fort Bend), và Leonard Chan (phân tích gia trong Ty Cứu Hỏa Houston) --- ra tranh ghế của ông nhiều phần vì họ gốc Á trong một địa hạt đông dân gốc Á.
 

Ghi nhận, nơi này cũng đông người gốc Việt. Được biết, Jacey Jetton là người Mỹ gốc Đại Hàn.
 

Cả Jacey Jetton và Leonard Chan đều sinh tại Texas.
 

Anthony Nguyen, Chủ tịch tổ chức Texas Asian Republican Assembly, nói rằng nhận định của Miller có thể làm hại cho Đảng Cộng Hòa vì các ứng cử viên Dân Chủ có thể dùng ngôn ngữ đó để tấn công.
 

Abhi Rahman, phát ngôn nhân Đảng Dân Chủ Texas, nói: "Cộng Hòa Texas một lần nữa lộ nguyên màu sắc thực của họ."



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước thềm Đại hội 13 tình hình thực sự của chế độ XHCN đã được chuyên viên xác nhận chính thức như sau: “..đã xuất hiện ngày càng nhiều “nhóm lợi ích” tiêu cực, đã và đang ảnh hưởng, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là ở những ngành, lĩnh vực quan trọng, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, như quản lý đất đai, tài chính - ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên. Thậm chí, “nhóm lợi ích” tiêu cực còn xuất hiện ở một số ngành, lĩnh vực vốn vẫn được coi là tôn nghiêm, liên quan đến an ninh quốc gia, như công tác tổ chức - cán bộ, phòng, chống tội phạm,... Một loạt vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian gần đây liên quan đến nhiều tổ chức đảng, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp cho thấy, “nhóm lợi ích” đã leo cao, luồn sâu vào trong bộ máy Đảng và Nhà nước, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.”
Toàn là thần chú và phép lạ cả. Điều mầu nhiệm là tuy chỉ được ăn bánh vẽ nhưng cả nước vẫn không ai kêu đói, và có người còn tấm tắc khen ngon. Mầu nhiệm hơn nữa là một dân tộc dễ chịu (và dễ dậy) tới cỡ đó mà vẫn sống sót được mãi cho đến đầu thế kỷ này.
Năm 2013, khi Tập Cận Bình nắm giữ hai chức vụ cao nhất trong đảng và chính quyền, với tham vọng lớn lao khi vạch ra cái bẫy “Nhất Đới Nhất Lộ”, nhằm thôn tính, quy về một mối từ kinh tế lẫn chính trị. Trung Quốc bỏ ra hàng nghìn tỷ Mỹ kim để ve vản, hối lộ quan chức thẩm quyền của các nước đồng lõa ký kết những dự án xây dựng. Bị sa vào bẫy nợ bao nhiêu, bị lệ thuộc vào Trung Cộng bấy nhiêu, từ thuê mướn trở thành đặc khu (lãnh địa của Trung Quốc) với 99 năm.
Vấn đề kỳ thị chủng tộc là chuyện rất bình thường ở đâu cũng có hết. Là người Việt sống tại hải ngoại chúng ta cũng không thể thoát ra khỏi vấn đề nầy. Tuy nhiên sự kỳ thị có ảnh hưởng nhiều hay ít đến nạn nhân hay không cũng còn tùy thuộc một phần lớn vào thái độ và cách suy nghĩ của mỗi người.
Vài năm vừa qua, giới quan sát quốc tế và quốc nội Hoa Kỳ đều nhận ra một điều là chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay có xu hướng thiên về mặt cứng rắn hơn. Hầu hết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều có một ý nghĩ chung là phải áp dụng một chính sách mới hầu giảm thiểu hoặc chí ít hạn chế tính cách hung hăng càng ngày càng trở nên rõ rệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới quyền lãnh đạo của lãnh tụ tối cao, Chủ tịch nhà nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Tình trạng căng thẳng giữa hai siêu cường, cộng thêm áp lực do trận đại dịch Covid-19 và kinh tế suy thoái, rất có thể sẽ khiến cái bề mặt tưởng chắc chắn như tường đồng vách sắt của Tập và Bắc Kinh có cơ rạn nứt.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu cuộc di cư tị nạn Việt Nam, tôi muốn chia sẻ một vài lời về sự kiên cường của chúng ta là người Mỹ gốc Việt, là người tị nạn và con cháu của người tị nạn. Cảm giác thế nào khi nền tảng của thế giới chúng ta đang sống bị rung chuyển đến mức chúng ta không còn biết mình đang đứng ở đâu hay làm thế nào để tiến về phía trước? Trước năm 2020, trước đại dịch COVID-19, chỉ những người đã chịu những bi kịch lớn mới có thể trả lời câu hỏi này. Bây giờ tất cả chúng ta đang sống với nó.
Nhưng vấn đề không đơn giản như họ nghĩ để buộc người miền Nam phải làm theo vì không còn lựa chọn nào khác. Trong 45 năm qua, ai cũng biết nhà nước CSVN đã đối xử kỳ thị và bất xứng với nhân dân miền Nam trên nhiều lĩnh vực. Từ công ăn việc làm đến bảo vệ sức khỏe, di trú và giáo dục, lý lịch cá nhân của người miền Nam đã bị “phanh thây xẻ thịt” đến 3 đời (Ông bà, cha mẹ, anh em) để moi xét, hạch hỏi và làm tiền.
Trong thực tế, một người tận mắt chứng kiến cảnh chiến xa CS chạy vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho người viết bài nầy rất rõ ràng và hoàn toàn khác với sách vở CS đã viết. Đó là giáo sư tiến sĩ Đỗ Văn Thành, hiện nay đang giảng dạy tại đại học Oslo, Na Uy (Norway).
Đến nay, đối với đồng bào ở trong nước và cộng đồng người Việt ở hải ngoại kể từ 30-4-1975, sau 45 năm, những ngày ấy, những năm tháng ấy, không bom đạn trên đầu, nhưng sao trong lòng của mỗi chúng ta cứ lo âu, xao xuyến, sục sôi những chuyển đổi. Không sục sôi chuyển đổi sao được, những tiến bộ Khoa học Công nghệ 4.0, nhất là sự tiến bộ của điện toán, của hệ thống truyền thông, thông tin vượt tất cả mọi kiểm soát, vượt mọi tường lửa, thế giới phô bày trước mắt loài người, trước mặt 90 triệu đồng bào Việt Nam, những cái hay cũng như những cái dỡ của nó một cách phũ phàng.
“Bà X khoảng bốn mươi tuổi, hiện đang sống với chồng và con gái trong một căn nhà do chính họ làm chủ, ở California. Bà nói thông thạo hai thứ tiếng: Anh và Việt. Phục sức giản dị, trông buồn bã và lo lắng, bà X tuy dè dặt nhưng hoàn toàn thành thật khi trả lời mọi câu hỏi được đặt ra. “Bà rời khỏi Việt Nam vào năm 1980, khi còn là một cô bé, cùng với chị và anh rể. Ghe bị cướp ba lần, trong khi lênh đênh trong vịnh Thái Lan. Chị bà X bị hãm hiếp ngay lần thứ nhất. Khi người anh của bà X xông vào cứu vợ, ông bị đập búa vào đầu và xô xuống biển. Lần thứ hai, mọi chuyện diễn tiến cũng gần như lần đầu. Riêng lần cuối, khi bỏ đi, đám hải tặc còn bắt theo theo mấy thiếu nữ trẻ nhất trên thuyền. Chị bà X là một trong những người này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.